Tăng cường năng lực của bộ máy quản lý, nâng cao năng lực điều

Một phần của tài liệu Đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển lâm nghiệp cho xã quảng sơn, huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình giai đoạn 2013 2020 (Trang 38 - 40)

hành của các ngành các cấp, các doanh nghiệp. Chú trọng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn. Thực hiện tốt chính sách thu hút cán bộ công chức và sinh viên giỏi về công tác ở xã.

- Tổ chức bộ máy quản lý đơn giản, gọn nhẹ nhưng hiệu quả phù hợp với cơ chế thị trường; giảm thiểu tối đa lao động gián tiếp đảm bảo cho bộ máy quản lý hiệu quả hơn.Thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát, thi công thực hiện trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng.

- Phân chia rõ các diện tích trồng, khai thác đảm bảo thực hiện tốt đúng tiến độ vào đạt chất lượng cao. Xây dựng cơ chế điều hành trong từng lĩnh vực hoạt động như: giao khoán, sản xuất và kinh doanh, dịch vụ, quản lý tài chính và huy động vốn đầu tư, trong từng lĩnh vực hoạt động nên có các chương trình khuyến khích người lao động.

- Triển khai thực hiện tốt cơ chế phối hợp trong khâu xây dựng rừng, khai thác, chế biến, dịch vụ rừng và các hoạt động khác trên địa bàn. Phối hợp khai thác với các cơ quan chức năng để lồng ghếp các chương trình, dự án có liên quan đến các hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn; các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo.

3.2.6.3. Giải pháp về khoa học - kĩ thuật

- Lập bản thiết kế kĩ thuật thi công cho các bước công việc trong dự án. Sau đó triển khai hướng dẫn công nhân thực hiện đúng kĩ thuật, đảm bảo chất lượng của dự án.

- Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là khâu trồng rừng, khai thác gỗ, chế biến lâm sản nhằm phù hợp với mục đích kinh doanh.

- Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là khâu chọn giống cây, khâu trồng rừng, khâu chăm sóc rừng, khai thác gỗ, chế biến lâm sản để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của cây rừng.

- Chọn loài cây phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện lập địa khu vực, đồng thời đáp ứng mục đích kinh doanh.

- Đẩy mạnh công tác chăm sóc, bảo vệ rừng nhằm giảm thiểu tối đa những tác động xấu tới rừng như: cháy rừng, chặt phá rừng, sâu bệnh hại,… làm ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng rừng.

- Điều chỉnh và quy hoạch lại quỹ đất rừng để từ đó có kế hoạch xây dựng, khai thác một cách hiệu quả.

3.2.6.4. Giải pháp về vốn đầu tư

- Sử dụng tốt nguồn vốn từ các chương trình, dự án.

- Sử dụng hợp lý và hiệu quả vốn đầu tư của các chương trình dự án nhằm đảm bảo cho xã đạt tốc độ tăng trưởng cao. Tiếp tục tạo môi trường hấp dẫn, thực hiện tốt các quyết định của tỉnh về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt cần phải thu hút vốn từ nguồn ngân sách, nguồn viện trợ. Đa dạng hóa hình thức huy động vốn, động viên các nguồn lực trong các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng. Tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Thực hiện lồng ghép các chương trình dự án trong vùng để tăng hiệu quả vốn đầu tư. Tạo điều kiện để cho dân vay vốn phát triển sản xuất.

- Thực hiện chính sách tiết kiệm trong chi ngân sách, chi hợp lý, chi có hiệu quả, đảm bảo nhu cầu thường xuyên cho các đội, các tổ sản xuất, dồng thời tích lũy để tái mở rộng sản xuất.

- Trong các giải pháp huy động vốn trước hết cần tập trung xây dựng phương án quy hoạch có tính khả thi cao và đem lại hiệu quả thiết thực, đặc biệt là khâu trồng rừng và khai thác rừng.

- Thực hiện quy chế dân chủ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong thu chi, quản lý ngân sách.

3.2.6.5. Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển lâm nghiệp cho xã quảng sơn, huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình giai đoạn 2013 2020 (Trang 38 - 40)