Biện pháp 8: Tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp rèn nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi (Trang 34 - 38)

III “Một số biện pháp rèn nề nếp,thói quen ban đầu cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi”.

8. Biện pháp 8: Tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền

hợp với gia đình và giáo viên cùng lớp.

- Phối kết hợp với phụ huynh:

Gia đình và nhà trường là nhân tố quyết định chiều hướng phát triển của trẻ, sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường sẽ giúp trẻ có định hướng đúng đắn và tiếp thu một cách nhanh nhất. Vì vậy ngay từ đầu khi tiếp nhận học sinh tôi đã trao đổi với phụ huynh để nắm bắt được thói quen, đặc điểm tâm sinh lý và sức khỏe của trẻ để thống nhất với phụ huynh một số việc như: Nội quy của

trường, của lớp: Đi học đều, đúng giờ, cùng giáo viên rèn trẻ nề nếp, thói quen văn minh, lễ phép.

+Ví dụ: Khi nhìn thấy phụ huynh đưa trẻ vào lớp, tôi chào bố mẹ trẻ trước rồi tôi chào trẻ. Bố mẹ trẻ cũng chào lại tôi và nhắc trẻ khoanh tay chào bố mẹ. Các cử chỉ nhỏ này các cháu sẽ bắt chước và tạo thành một thói quen.

Tôi thống nhất với phụ huynh tuyệt đối không được la mắng trẻ trước mặt cô và cũng tuyệt đối không được lấy cô ra để doạ trẻ. Như vậy trẻ sẽ sợ đến lớp và trẻ sẽ sợ cô, không dám gần gũi với cô,…

Có nhiều gia đình chỉ cho con ăn cháo, sợ ăn cơm non sẽ làm hại dạ dày. Tôi giải thích để phụ huynh hiểu được: Trẻ đến tầm tuổi này đã đủ lớn để tập ăn cơm vì trẻ 24 – 36 tháng tuổi đang phát triển bộ nhai và dịch vị. Nên phụ huynh hãy kết hợp cùng cô cho trẻ tập ăn cơm để trẻ thi đua ăn cùng các bạn…

Khi trẻ ăn cũng không nên bắt ép trẻ như vậy sẽ làm trẻ sợ và sẽ gây nôn trớ, chỉ cho trẻ ăn vừa đủ, động viên trẻ ăn gọn gàng và nhai kỹ…

Ở lớp cũng như ở nhà giáo viên và phụ huynh rèn cho trẻ thói quen ngăn nắp, gọn gàng, cất đồ chơi đúng nơi quy định khi chơi xong.

Cùng giáo dục trẻ biết lễ phép chào hỏi người lớn, biết nói lời cảm ơn khi được người khác khen ngợi, giúp đỡ, biết nói lời “xin lỗi” khi làm gì sai,…

- Phối hợp với giáo viên trong lớp

Mặt khác, sự phối hợp nhịp nhàng theo dây chuyền của các cô trong lớp cũng giúp cho công việc trong ngày diễn ra một cách nhanh chóng, giảm sức lao động. Tinh thần đoàn kết và sự thống nhất về biện pháp chăm sóc giáo dục của

các cô trong lớp khiến cho việc giúp trẻ sớm có nề nếp thói quen khi ở lớp được diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng hơn.

IV. Kết quả đạt được: Áp dụng những biện pháp trên, tôi đã thu được kết quả khá tốt so với đầu năm.

a, Về trẻ

Sau gần một năm thực hiện đề tài: “ Một số biện pháp rèn nề nếp,thói quen ban đầu cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi” tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả sau:

Nội dung khảo sát

Số trẻ Kết quả(%) Đối chứng Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm

Trẻ ngoan, vui vẻ khi vào lớp với cô

5 35 12,5 87,5 30 75

Trẻ thích thú tham gia vào các hoạt động

10 35 25 87,5 25 62,5

Trẻ biết làm các công việc vệ sinh theo yêu cầu của cô

10 35 25 87,5 25 62,5

Trẻ có nề nếp vui chơi và học tập dưới sự hướng dẫn của cô

Sau khi thực hiện những biện pháp, những kinh nghiệm trên tôi thấy trẻ có những tiến triển rõ rệt:

- Trẻ ngoan ngoãn, vui vẻ khi đến lớp. - 90% trẻ có nề nếp vui chơi và học tập.

- 90% trẻ biết làm các công việc vệ sinh theo yêu cầu của cô.

- Nhiều trẻ có thể nói đủ câu, đủ ý và có khả năng diễn đạt mạch lạc. - Trẻ ngoan ngoãn, biết lễ phép, biết chào hỏi người lớn và cô giáo khi đến lớp, khi ra về, yêu quý và chơi ngoan cùng các bạn.

- Các bậc phụ huynh cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đưa trẻ tới trường. Đa số phụ huynh đã quan tâm tới trẻ và kết hợp cùng giáo viên trong lớp đẻ con em mình đạt được kết quả như mong muốn.

b, Về bản thân

Bản thân tôi luôn học tập và nghiên cứu các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết và “Quy chế nuôi dạy trẻ” của cấp trên đề ra để có kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn. - Luôn tham gia các buổi tập huấn chuyên môn do Phòng, Cụm liên trường và nhà trường tổ chức.

- Thường xuyên tìm tòi sách báo, nghiên cứu và tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của việc đưa trẻ vào nề nếp, thói quen trong học tập, trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

- Tham gia tốt các đợt thao giảng, dự giờ bạn đồng nghiệp để học hỏi thêm kinh nghiệm về việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho bản thân.

- Thường xuyên rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ phù hợp, đúng quy trình của độ tuổi 24 - 36 tháng.

III, KẾT THÚC VẤN ĐỀ :

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp rèn nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w