TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG

Một phần của tài liệu Cạnh tranh thương mại mỹ trung tiểu luận thương mại quốc tế (Trang 25 - 28)

1. Tác động đến nền kinh tế Mỹ

Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Mỹ. Tuy nhiên, đây là quốc gia mà Mỹ có tỉ lệ thâm hụt cán cân thương mại lớn nhất. Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu từ Mỹ

sang Trung quốc tăng gấp 5 lần so với các nước khác. Vì Trung Quốc là đối tác chiến

lược và quan trọng của Mỹ nên khi tranh chấp thương mại xảy ra, Mỹ càng áp dụng những biện pháp trả đũa và bảo hộ thì chính bản thân Mỹ cũng phải đối mặt với 1 loạt

khó khăn như các biện pháp trả đũa từ Trung Quốc, sự lạc hậu của các doanh nghiệp nội

địa được bảo hộ...

 Các biện pháp bảo hộ được áp dụng như “ chiếc phao cứu sinh” công hiệu nhất cho chính phủ Mỹ trước thực trạng hàng Trung Quốc tràn lan trên thị trường Mỹ, khiến cho tỷ lệ thất nghiệp của nước này tăng cao với con số báo động. Nhưng

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG

dường như đang dần đi trái lại với xu hướng tựdo hóa thương mại. Các doanh nghiệp

trong nước được bảo hộ có khả năng cạnh tranh cao hơn, có cơ hội để nâng cao doanh thu sản xuất nhưng các doanh nghiệp này dần dần càng trở nên trì trệ, sức cạnh tranh càng ngày càng kém, không có ý thức để cải tiến mẫu mã cũng như chất liệu sản phẩm. Khi các doanh nghiệp trong nước được bảo bọc trong vòng tay của chính phủ, các doanh nghiệp có cơ hội để nâng cao giá cả, trong khi chất lượng thì ngày càng lạc hậu, ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng cũng như làm giảm niềm tin của họ vào hàng nội địa

 Mỹ cũng phải đối mặt với các hình thức trả đũa không khoan nhượng của Trung Quốc. Khi Mỹ cấm hoặc hạn chế nhập khẩu hàng Trung Quốc hoặc nâng cao mức thuế đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Trung Quốc cũng hoàn toàn có thể áp dụng tương tự. Điều này đã được thực tế chứng minh bằng sự kiện 11/09, khi chính quyền Obama công bố sẽ đánh thuế có thể có tới 35% đối với lốp xe sản xuất tại Trung Quốc, khiến loại lốp này không còn là sản phẩm rẻ nhất trên thị trường Mỹ

nữa. Hai ngày sau, BộThương mại Trung Quốc tuyên bố tuyên bố sẽ bắt đầu điều tra chống phá giá đối với các sản phẩm thịt gà và phụ tùng ô tô nhập khẩu từ Mỹ.

 Không những thế, việc Mỹ hạn chế xuất khẩu đối với mặt hàng của Trung Quốc còn ảnh hưởng đến rất nhiều các công ty của Mỹ đang làm việc tại Trung Quốc. Chính phủ nước này có thể cắt giảm hàng loạt ưu đãi đầu tư cho các doanh

nghiệp này hoặc nâng cao thuế suất..

2. Tác động đến nền kinh tế Trung Quốc

Về phía Trung Quốc, từ năm 2005, giá trị thương mại với Mỹ chiếm 20% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc và Mỹ cũng là đối tác thương mại số 1, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.

 Khi tranh chấp thương mại xảy ra, hệ quả nhìn thấy rõ nhất đối với Trung Quốc là nước này đã mất đi thịtrường tiêu thụ lớn nhất, dẫn đến sự phá sản của hàng loat các doanh nghiệp của Trung Quốc. Nhu cầu sử dụng hàng hóa của người Trung Quốc tuy lớn, nhưng đất nước được mệnh danh là “ đại công xưởng thế giới ” này cũng không thể tiêu thụ hết sốlượng hàng khổng lồ của các nhà máy sản xuất ra. Hơn

nữa, thu nhập của người dân nước này không đồng đều, trong khi các mặt hàng xuất sang Mỹ hầu hết là mặt hàng cao cấp, chất lượng cao, người dân Trung Quốc khó có

điều kiện kinh tế để tiêu thụ hết số lượng sản phẩm không đươc nhập sang Mỹ. Đây

là nhân tố chủ yếu nhất dẫn đến cuộc khủng hoàng thừa tại quốc gia này

Ket-noi.com kho tai lieu mien phi

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG

 Tác động xấu thứ hai mà Trung Quốc phải đối mặt là nguy cơ về các vu kiện chống bán phá giá, cũng như các vụ kiện vi phạm bản quyền mà Mỹ sử dụng để

hạn chế thương mại nước này. Theo số liệu thống kê của WTO, Trung Quốc là quốc gia bị kiện nhiều nhất đối với các vụ chống bán phá giá, các vấn đềliên quan đến trợ

cấp chính phủ. Với những hình thức bảo hộ tinh vi nhất, các doanh nghiệp Trung Quốc phải chịu những tổn thất không nhỏ trong các vụ bồi thường khi thua kiện. Một ví dụ điển hình là thu nhập của các công ty phần mềm Mỹ ở Trung Quốc chỉ trong việc lên án Trung Quốc ăn cắp bản quyền đã thu được gần 2 tỷ NDT, lớn hơn nhiều thu nhập của 10 công ty phần mềm lớn nhất của Trung Quốc. Thêm vào đó, chi phí,

thời gian theo kiện ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp Trung Quốc. Và điều quan trọng nhất là lòng tin của các nước khác sẽảnh hưởng rất nhiều khi hàng hóa của Trung Quốc liên tục bị kiện lên WTO.

3. Tác động đến các quốc gia khác

* Tác động tích cực:

Do thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc ngày càng lớn, Mỹ phải tìm nhiều cách thức để hạn chế sự phụ thuộc của thị trường đối với hàng hóa của nước này. Khi hạn chế nhập khẩu hàng Trung Quốc, các doanh nghiệp Mỹ không thể đáp ứng đủ

nhu cầu tiêu dùng của nước họ nên Mỹ có xu hướng tìm thêm các nguồn hàng từ các thị trường khác. Đây là cơ hội đáng kểcho các nước thâm nhập vào thịtrường Mỹ, ví dụnhư các nước ASEAN, Ấn Độhay các nước Châu Mỹ La – Tinh...

* Tác động tiêu cực:

 Các biện pháp chủ nghĩa bảo hộthương mại mà Mỹ liên tục tung ra sẽ gây những ảnh hưởng bất lợi cho sự phục hồi kinh tế thế giới. Hành động này sẽ gây ra hiệu ứng xấu cho toàn cầu, khiến chủ nghĩa bảo hộ leo thang trên phạm vi toàn thế

giới. Thứ hai, nhiều chuyên gia cho rằng, chủ nghĩa bảo hộ thương mại là một kiểu ‘uống rượu độc giải khát’. Theo một báo cáo của WB, các hành vi bảo hộthương mại trong thời gian ngắn có thểmang đến những thuận lợi nhất định cho những nước khởi

xướng chủ nghĩa bảo hộ, nhưng về lâu dài sẽ cản trở nền kinh tế thế giới phồn thịnh,

đặc biệt sẽ ảnh hưởng rộng tới các nước có thu nhập thấp và các nước đang phát

triển, gia tăng nghèo khó cho các khu vực này.Ngoài ra, các hành vi chủ nghĩa bảo hộ thương mại Mỹ sẽ gây tổn hại cho hệ thống thương mại quốc tế. Là cường quốc kinh tế và cường quốc thương mại hàng đầu thế giới, Mỹ có ảnh hưởng quan trọng trong

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG

quá trình đặt tiêu chuẩn và chế độ hệ thống thương mại quốc tế. Tại hội nghị tài chính G20 3 lần tổ chức tại Washington, London và Pittsburgh, các lãnh đạo tham gia

đều nhấn mạnh cần phải cùng nhau phản đối chủ nghĩa bảo hộ, còn Mỹ lại không ngừng vi phạm cam kết, thi hành chủ nghĩa bảo hộ. Điều này chắc chắn sẽmang đến những tác động tiêu cực cho hệ thống thương mại đa phương và Vòng đàm phán

Doha của Tổ chức thương mại thế giới.

 Trung Quốc và Mỹ là những hạt nhân tích cực, có tiếng nói nhất đối với những vấn đề kinh tế thế giới nói chung. Nhưng khi 2 nước này mâu thuẫn, rất khó

đạt được sự đồng thuận khi ngồi vào bàn đàm phán, đặc biệt là giải quyết những vấn

đề nan giải nhất của thế giới, từ cải tổ hệ thống tài chính toàn cầu cho tới thay đổi khí hậu và phổ biến vũ khí hạt nhân. Hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc được coi là tối cần thiết cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu nhưng hai bên lại không thể cân bằng lại mô hình kinh tế - nợquá đà và thâm hụt ở Mỹ, đối lại với sự tiết kiệm thái quá tại Trung Quốc – thì rất khó để tái thiết lại kinh tế thế giới trên con đường phát triển bền vững

hơn.

Một phần của tài liệu Cạnh tranh thương mại mỹ trung tiểu luận thương mại quốc tế (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)