1. Tranh chấp thương mại sẽ vẫn tiếp tục diễn ra.
Trong những năm tiếp theo, tranh chấp thương mại Mĩ-Trung sẽthường xuyên xảy ra vì 2 nước tiếp tục va chạm về lợi ích kinh tế. Hai nhân tốtác động trực tiếp khiến quan hệ thương mại Mĩ-Trung không suôn sẻ:
- Thâm hụt mậu dịch lớn của Mĩ với Trung Quốc có xu hướng ngày 1 tăng lên cùng
với sự bùng nổ xuất khẩu của Trung Quốc. Theo các chuyên gia dự báo, tình hình thâm hụt này có lẽ sẽ vẫn còn tiếp diến trong thời gian tới và để có thểthay đổi được tình hình, cần phải có ít nhất là 20 đến 30 năm nữa.
- Việc còn tồn tại những nhóm chống đối Trung Quốc trong lòng nước Mĩ. Nhiều chính khách Mỹ vẫn xem Trung Quốc như một mối đe dọa thực sự. Ví dụ việc tập đoàn
máy tính Levono của Trung Quốc mua lại ngành máy tính cá nhân của IBM đã được nhìn nhận như là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Trung Quốc đang từng bước kiểm soát các công nghệ và tài sản chiến lược (mặc dù không chỉ có Trung Quốc mới mua lại các công ty Mỹ, và Trung Quốc không chỉ mua lại công ty của Mỹ mà còn của các nước khác).
14
Kim Tuyến “Bốn nguyên tắc về kinh tế thương mại Mỹ - Trung”. Tạp chí Châu Á – Thái Bình Dương 03.02.2004
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG
Cuối cùng, có lẽ phải lý giải sự việc ở góc độ chính trị, ở sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong cán cân lực lượng ở khu vực, đặc biệt liên quan đến Nhật và Đài Loan, hai đồng minh thân cận của Mỹ. Vì vậy, mà nhiều chính khách Mĩ coi Trung Quốc là mối đe
dọa thực sự.
Hai nhân tố này hết sức nan giải, khó có thể loại bỏ trong 1 thời gian ngắn vì thế mà quan hệthương mại 2 bên vẫn sẽ phải trải qua những gập gềnh giông bão.
2. Khó có thể biến thành chiến tranh thương mại.
Tranh chấp thương mại giữa hai nước lớn này vẫn âm ỉ và thỉnh thoảng lại bùng lên dữ dội. Tuy nhiên, cho đến nay, những lời tuyên bố của các đại diện thương mại hai phía trong các cuộc đàm phán gần đây nhất cho thấy thái độthương lượng của hai bên đều rất tích cực, do đó chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không xảy ra. Bề ngoài hai nước tỏra căng thẳng với nhau, song bên trong cảhai đều muốn dàn xếp và đều tìm cách tránh đi một cuộc chiến tranh kinh tế.
Lí do:
- Sau nhiều năm phát triển quan hệsong phương, lợi ích của 2 nước đã đan xen phức tạp, sự dựa dẫm vào nhau ngày càng lớn. Những sự va chạm với nhau vềthương mại cho thấy dấu hiệu gần gũi nhau nhiều hơn nữa giữa 2 nước.
- Nhu cầu hợp tác lại lớn hơn nhu cầu cạnh tranh vì 2 nền kinh tế bổ sung mạnh mẽ
cho nhau và cả2 nước đều hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề an ninh Châu Á-Thái Bình
Dương và an ninh phi truyền thống. Giả sử quan hệ kinh tếcó căng thẳng thì những rằng buộc về an ninh, chính trị sẽđóng vai trò kéo 2 nước xích lại gần nhau. Mỹđã thấy được vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, ủng hộ chính sách mở cửa của Trung Quốc và cho rằng sựổn định phồn vinh của Trung Quốc sẽ có lợi cho sự ổn định và phát triển của khu vực Châu A' - Thái Bình Dương và cũng thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác kinh tế giữa Mỹ với Trung Quốc. Đồng thời Mỹ cũng lo sợ sự lớn mạnh về kinh tế của Trung Quốc sẽphương hại đến lợi ích của Mỹ và Mỹ cũng cảm thấy khó dựđoán
chính xác xu thế phát triển của Trung Quốc trong tương lai. Nói chung, chính sách của Mỹđối với Trung Quốc là xử lý các mối quan hệ xuất phát từgóc độ chiến lược toàn cầu, an ninh rồi mới đến lợi ích kinh tế.
Hơn nữa trên thực tế trong các cuộc tranh chấp trong thời gian qua, 2 nước luôn biết dừng lại đúng lúc vào thời điểm nào và ở mức độnào để nhằm tránh cho 2 bên những tổn thất nặng nềkhông đáng có.
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG
Về phía Mĩ, Trung Quốc là thị trường khổng lồ với tiềm năng to lớn về sức mua, do
đó, để phát triển, tất cảcác nước phương Tây chứ không riêng gì Mỹ đều phải cạnh tranh quyết liệt để khai thác thị trường này, sẽ là không khôn ngoan nếu Mỹ đẩy Trung Quốc vào thế kẹt, để Trung Quốc chỉ còn một lối thoát là phải chống trả quyết liệt bằng mọi
giá. Hơn nữa, bằng trừng phạt Trung Quốc, Mỹ có thể giảm bớt phần nào thâm hụt mậu dịch của mình, song sẽ ảnh hưởng tới công ăn việc làm của hàng trăm ngàn công nhân
Mỹ, tới hoạt động làm ăn của các công ty Mỹ (hiện đã đầu tư tới 20 tỷ USD) ở Trung Quốc, cũng như sẽảnh hưởng tới quan hệ kinh tế của Mỹ với Hồng Kông và Đài Loan là
những bạn hàng và đồng minh đáng tin cậy của Mỹ. Sự thâm nhập quá sâu của Mỹ vào thị trường Trung Quốc đã dẫn đến một thực tế là các đòn trừng phạt kinh tế mà Mỹ áp dụng cho Trung Quốc đều gây thiệt hại đáng kể cho Mỹ.
Về phần mình, Trung Quốc có thái độ cương quyết và sẵn sàng "ăn miếng trả miếng" với Mỹ trong cuộc tranh chấp thương mại, song cũng không muốn căng quá mà luôn tỏ ra sẵn sàng đàm phán, để ngỏ khả năng cho một giải pháp. Bởi vì, rõ ràng Mỹ là một siêu
cường luôn có ảnh hưởng rất lớn trong những quyết định của các tổ chức quốc tế. Hơn
nữa, đối với Trung Quốc, thị trường Mỹ và những cánh cửa được mở ra từ đó cũng hết sức cần thiết để Trung Quốc duy trì sựtăng trưởng kinh tế của mình. Đây cũng chính là lợi ích chiến lược mà phía Trung Quốc luôn phải cân nhắc trên bàn thương lượng.
Như vậy, quan hệ Mĩ-Trung trong thời gian tới sẽ tiếp tục xảy ra những trục trặc, song tổng thể vẫn theo xu thế phát triển lên phía trước. Vừa hợp tác vừa cạnh tranh, hợp tác trong cạnh tranh và cạnh tranh trong hợp tác sẽ là trạng thái thông thường của quan hệ thương mại Mĩ-Trung.