Đánh giá chung về nguồn lực của Viettel

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường đầu tư của mozambique dưới góc nhìn của tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 29 - 31)

3.1. Điểm mạnh

Viettel sở hữu nguồn vốn lớn, có lợi thế cạnh tranh, có sự tín nhiệm cao của khách hàng đối với các sản phẩm và các dịch vụ của Viettel.

Có đội ngũ nhân viên trình độ cao, chuyên nghiệp và năng động.

Cơ sở kĩ thuật mạng Bưu chính Viễn thông đã được đầu tư nâng cấp trên sở đầu tư cho khoa học công nghệ cao, với chi phí thấp mà hiệu quả, và giá cả phải chăng.

Viettel còn có lợi thế là doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông, kế thừa bề dày truyền thống ngành với mạng lưới Bưu chính Viễn thông rộng khắp cả nước.

Công ty Viễn thông là công ty hoạt động trong lĩnh vực đã được Đảng và Nhà nước xác định “ưu tiên phát triển”, đây là một điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới và phát triển của công ty.

Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với dân số đông. Đây là thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông nói chung và cho hoạt động của công ty Viettel nói riêng.

Chất lượng dịch vụ của Viettel ngày càng được nâng cao, phục vụ tốt nhu cầu liên lạc và sử dung internet của khách hàng, tạo được lòng tin và phát triển được một số lượng lớn khách hàng trung thành của Viettel trong những năm qua.

Mạng lưới Viễn thông Viettel đã phủ khắp các tỉnh thành và trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất cả nước với hơn 50 triệu thuê bao và thuơng hiệu ngày càng lớn mạnh.

Hoạt động tài chính của công ty tương đối lành mạnh, minh bạch.

Ngoài ra, công ty còn xây dựng được văn hóa doanh nghiệp đoàn kết gắn bó, khắc phục khó khăn và đề xuất những giải pháp sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3.2. Điểm yếu

Thị trường Viễn thông đã có sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty dịch vụ viễn thông khác như Mcel, Vodacom, TDM…

Công tác đầu tư mặc dù được quan tâm nhưng thiếu sự đồng bộ đã dẫn đến những khó khăn nhất định trong công tác điều hành mạng lưới.

Một số rủi ro khác ít có khả năng xảy ra nhưng nếu xảy ra thì ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty như: thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh,…

4. Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường Mozambique

Sau khi tiến hành nghiên cứu thị trường kết hợp với tình hình thực tại của Viettel, Viettel đã đưa ra quyết định lựa chọn hình thức “Liên doanh” để thâm nhập thị trường Mozambique. Một số lý do cơ bản để Viettel đưa tới quyết định này:

Viettel đang nỗ lực mở rộng thị trường quốc tế, quyết tâm thực hiện chiến lược kinh doanh của Viettel là tập trung vào “tứ trụ”: Lấy viễn thông trong nước làm chủ đạo, Đầu tư ra nước ngoài, Đầu tư nghiên cứu phát triển và sản xuất thiết bị VT - CNTT và Bất động sản. Như vậy đầu tư nước ngoài là 1 trong tứ trụ và chiến lược phát triển của Viettel. Đây cũng là chiến lược nhằm chuẩn bị thị trường cho lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất thiết bị viễn thông và CNTT của Viettel. Giai đoạn

2011-2015, Viettel đưa ra mục tiêu đạt vùng phủ dân số khoảng 400-500 triệu dân tại 15 quốc gia. Đến năm 2015 thì thuộc Top 20 và đến 2020 thì thuộc top 10 nước trên thế giới về đầu tư viễn thông, CNTT.

Chiến lược đầu tư của Viettel theo hướng “kỹ thuật đi trước, kinh doanh theo sau” được xuất phát từ quan điểm kinh doanh viễn thông là kinh doanh hạ tầng. Sản phẩm của viễn thông chính là hạ tầng. Để đưa sản phẩm tới tay người dùng thì phải đầu tư lớn về hạ tầng.

Viettel đã thâm nhập thành công 3 thị trường quốc tế Campuchia, Lào, Haiti. Năm 2007, Viettel được cấp giấy phép đầu tư vào viễn thông di động tại Campuchia thông qua công ty con 100% vốn Viettel. Năm 2008, Viettel mở rộng đầu tư sang Lào thông qua liên doanh 49% với Công ty Viễn thông Quân đội Lào (LAT). Trong cùng năm 2010, Viettel thắng thầu hai giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông di động tại Haiti (thông qua liên doanh 60% với Ngân hàng Trung ương Haiti- BRH).

Hiện tại luật pháp Mozambique không cho phép các doanh nghiệp nước ngoài thành lập công ty 100% vốn – nên phải thành lập công ty cổ phần.

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường đầu tư của mozambique dưới góc nhìn của tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 29 - 31)