Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp quản lý chỉ đạo GD phẩm chất cho HS tiểu học (Trang 33 - 34)

Để đánh giá được công tác giáo dục hình thành và phát triển phẩm chất học sinh

trong nhà trường, tôi đã dùng phương pháp kiểm tra đánh giá giáo viên, kiểm tra đánh giá học sinh một cách thường xuyên.

Đánh giá giáo viên qua việc thường xuyên kiểm tra Sổ công tác giáo viên chủ nhiệm Tiểu học. Đầu năm học tôi kiểm tra kĩ phần ghi chép trong sổ như kiểm tra xem giáo viên đã tìm hiểu về lí lịch, đặc điểm hoàn cảnh từng học sinh trong từng lớp chưa, đã nắm số điện thoại của phụ huynh chưa, đã xây dựng kế hoạch chủ nhiệm năm học chưa, hệ thống chỉ tiêu, các biện pháp cơ bản,….Hàng tháng kiểm tra kế hoạch tháng, những công việc cụ thể trong tháng, những biện pháp để giáo dục toàn diện học sinh trong đó tôi chú ý đến những việc làm cũng như những giải pháp giáo dục phẩm chất học sinh cá biệt, giáo dục những biểu hiện sai phạm của lớp có tính số

đông. Kết hợp với việc kiểm tra hồ sơ tôi tăng cường dự giờ giáo viên qua các môn học, qua giờ sinh hoạt lớp. Qua dự giờ giúp tôi nắm được trong quá trình dạy học giáo viên đã thường xuyên chú ý đánh giá học sinh theo Thông tư 22 cũng như việc quan tâm đến sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh hay chưa, giáo viên tổ chức giờ sinh hoạt lớp có hiệu quả chưa. Từ những đánh giá tôi đưa ra những góp với từng giáo viên để giúp cho giáo viên thực hiện tốt hơn công tác giáo dục phẩm chất góp phần giáo dục toàn diện học sinh.

Để đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh tôi thường xuyên quan sát các em trong các hoạt động tập thể, chú ý đến những hiện tượng vi phạm có tính số đông cũng như biểu hiện của những học sinh cá biệt. Ngoài ra tôi còn đánh giá học sinh qua công tác dự giờ, qua việc tổ chức kiểm tra định kì, qua việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp,.. Tôi thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện với những học thường xuyên vi phạm về những quy định của nhà trường, của Liên đội để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm quy định từ đó trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, giúp giáo viên chủ nhiệm tìm ra những giải pháp khắc phục phù hợp.

Tóm lại:

Việc hình thành và phát triển phẩm chất, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua học tập, sinh hoạt ở nhà trường là điều hết sức cần thiết cho tương lai các em. Để đạt được điều đó, giáo viên cần kiên trì, quyết tâm thực hiện từng bước và liên tục trong suốt quá trình giảng dạy.

Qua từng tiết dạy, giáo viên tổ chức cho học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm: biết cách phân công công việc, lắng nghe ý kiến người khác, tranh luận, biết chấp nhận đúng sai, thống nhất ý kiến, thực hiện đúng ý kiến đã thống nhất,…Đây là kĩ năng hết sức cần thiết khi các em trưởng thành, làm việc trong tập thể. Trong sinh hoạt hằng ngày, giáo viên cần chú ý nâng dần kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức cho các em như biết sử dụng đúng các quy tắc: chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, …Biết cả thông cảm chia sẻ vui buồn cùng với mọi người.

Hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh nói tiểu học là điều rất cần thiết. Nó trang bị đầy đủ những kĩ năng cho các em để các em có được cuộc sống hàng ngày tốt đẹp hơn. Đồng thời giúp những em có thói quen xấu và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi và là người có ích cho xã hội sau này.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp quản lý chỉ đạo GD phẩm chất cho HS tiểu học (Trang 33 - 34)