Bài toán mẫu:

Một phần của tài liệu SKKN kinh nghiệm chỉ đạo dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 (Trang 25 - 26)

Nhà An có 9 con gà. Mẹ đem bán 3 con gà. Hỏi nhà An còn lại mấy con gà ?

*Giáo viên hớng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài toán.

- Học sinh quan sát tranh vẽ hoặc mô hình vật thật (nếu có).

- Học sinh đọc đề toán.

- Học sinh phân tích đề toán.

? Bài toán cho biết gì ? (Nhà An có 9 con gà. Mẹ đem bán 3 con gà).

? Bài toán hòi gì ? (Nhà An còn lại mấy con gà?)

Sau khi học sinh trả lời. Giáo viên ghi lên bảng tóm tắt bài toán, sau đó học sinh nhìn vào tóm tắt nêu bài toán .

Tóm tắt: Có : 9 con gà Đã bán: 3 con gà Còn lại …con gà ?

* Giáo viên hớng dẫn học sinh tìm ra cách giải của bài toán. - Muốn biết nhà An còn lại mấy con gà ta làm nh thế nào?

Ta lấy số gà nhà An có trừ đi số gà đã bán. - Nh vậy nhà An còn lại mấy con gà ? (6 con gà).

* Học sinh tự trình bày bài giải: Khuyến khích học sinh tìm nhiều câu lời giải khác nhau. Lựa chọn câu lời giải phù hợp nhất: “Nhà An còn lại số gà là” hoặc “ Số gà còn lại là”, “Còn lại số gà là”

Bài giải

Nhà An còn lại số gà là: 9 - 3 = 6 Con gà ) Đáp số: 6 con gà

* Hớng dẫn học sinh kiểm tra kết quả của bài toán:

Giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ (hoặc vật thật) nếu có để kiểm tra kết quả. Việc kiểm tra này nhằm xem cách giải đúng hay sai chỗ nào để sửa chữa, sau đó ghi cách giải đúng, ghi đáp số.

- Cuối cùng giáo viên phải yêu cầu học sinh nêu đợc: Khi giải bài toán tiến hành theo 3 bớc:

Bớc 1: Viết câu lời giải ( Dựa vào câu hỏi của bài toán. ) Bớc 2: Viết phép tính (Tên đơn vị của bài toán nằm trong dấu ngoặc đơn )

Bớc 3: Viết đáp số.

Giáo viên chốt lại cách giải của bài toán dạng toán đơn có “về bớt ”, cho vài học sinh nhắc lại nhằm khắc sâu nội dung bài. Để học sinh nắm chắc các bớc giải của bài toán và giải thành thạo dạng toán này, giáo viên cho học sinh thực hành một số bài luyện tập để củng cố.

Một phần của tài liệu SKKN kinh nghiệm chỉ đạo dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 (Trang 25 - 26)