Chương II: Kiến nghị

Một phần của tài liệu Bài tập lớn môn Phân tích hoạt động kinh tế (Trang 35 - 40)

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Chương II: Kiến nghị

doanh nghiệp, ta có thể tổng kết lại các hướng giải quyết sau:

1. Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị

Trong các doanh nghiệp, nhất là các doạnh nghiệp máy móc thiết bị là tài sản cố định, là cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu, là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp thì việc đầu tư máy móc thiết bị mở rộng quy mô sản xuất đầu tư công nghệ là việc làm tất yếu của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào muốn cạnh tranh được, muốn sản phẩm của mình được khách hàng chấp nhận thì phải nâng cao được trình độ năng lực sản xuất của mình bằng việc đầu tư cho việc đổi mới máy móc thiết bị.

Tuy nhiên, với những điều kiện chủ quan và khách quan, doanh nghiệp nên xem xét chế độ đầu tư cho phù hợp. Doanh nghiệp cần phân tích những tình huống sau:

- Nếu đầu tư từng loại thiết bị đơn lẻ thì khả năng chủ động trong sản xuất sẽ bị hạn chế, khả năng khai thác tối đa công suất của các thiết bị đó cũng bị hạn chế, dẫn đến hiệu quả kinh tế là rất thấp.

- Nếu đầu tư các máy móc thiết bị nhoe, rẻ thì sẽ nhanh chóng bị lạc hậu, máy móc thiết bị sẽ sớm bị loại bỏ, hiệu quả kinh tế về lâu về dài sẽ không có.

- Nếu đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại tiên tiến hiện nay thì vốn đầu tư khá lớn nhưng vói tình hình tài chính hiện nay của doanh nghiệp thì vẫn có thể xem xét.

- Nếu đầu tư máy móc thiết bị có công nghệ hiện đại và đang phổ biến trên thị trường trong nước và quốc tế thì chính là phương án tốt nhất cho việc đầu tư của doanh nghiệp, vì vốn đầu tư không quá lớn, công nghệ tiên tiến hiện đại, đảm bảo kỹ thuật và hiệu quả kinh tế lâu dài.

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể đưa ra một số tiêu chí để lựa chọn máy móc thiết bị:

- Đảm bảo tính tiên tiến của thiết bị, đồng bộ trong dây truyền thi công của đơn vị.

- Vốn đầu tư phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh tế, kỹ thuật.

- Khả năng thu hồi vốn nhanh

- Máy móc thiết bị phải đảm bảo chất lượng , dễ dàng trong vận hành

- Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phải được chú trọng, phụ tùng thay thế máy móc thiết bị phải có sẵn trên thị trường.

Về phương án đầu tư, có thể có 3 phương án:

- Mua mới hoàn toàn máy móc thiết bị hiện đại trên các nước phát triển

- Mua mới hoàn toàn máy móc thiết bị hiện đại có phổ biến hiện nay

- Mua máy móc thiết bị hiện đại nhưng đã sử dụng 1,2 lần

Đối với doanh nghiệp thì có thể áp dụng phương án 2 hoặc 3 để đảm bảo cả về hiệu quả kỹ thuật lẫn hiệu quả kinh tế.

2. Hoàn thiện công tác sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị

Trong các doanh nghiệp sản xuất, máy móc thiết bị chiếm phần lớn tỷ trọng tài sản cố định thì công tác sửa chữa bảo dưỡng là vô cùng quan trọng. Vì chỉ có thực hiện tốt công tác này thì công suất máy móc thiết bị mới được khai thác một cách triệt để. Và còn vì trong quá trình sản xuất, giá trị của máy móc thiết bị chuyển dần vào giá trị sản phẩm, bên cạnh đó có những hao mòn vô hình đã làm doanh nghiệp không thể chuyển toàn bộ giá trị cử máy móc thiết bị vào trong giá trị của sản phẩm. Nhưng nếu thực hiện tốt công tác này, hao mòn vô hình của máy móc thiết bị sản xuất sẽ giảm xuống tốt đa, cũng tức là đã tận dụng được hầu hết giá trị của máy móc thiết bị.

Và để công tác này được thục hiện theo đúng kế hoạch thì cần sự phối hợp từ nhiều phía . Sau đây là một vài biện pháp để thực hiện công tác một cách hiệu qua, giúp tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị:

- Tăng cường công tác sửa chữa tại chỗ: đói với những máy móc thiết bị có đặc tính kỹ thuật đòi hỏi không cao, dụng cụ sửa chữa bảo dưỡng không quá phức tạp thì doanh nghiệp nên bố trí công nhân kiêm nhiệm xử lý các công đoạn tại chỗ này, hạn chế việc vận chuyển máy móc thiết bị đi bảo dưỡng sửa chữa, tiết kiệm chi phí,lại tận dụng được nguồn lực lao động.

- Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần trao trách nhiệm cụ thể rõ ràng cho từng cá nhân, phòng ban, bộ phận, phân xưởng, đặc biệt là những công nhân trực triếp vận hành máy móc thiết bị. Từ đó giám sát, theo dõi kết quả nhiêm vụ đồng thời thực hiện thưởng phạt phân minh, khuyến khích mọi người tìm tòi nâng cao hiểu biết về kỹ thuật máy móc thiết bị hiện có trong doanh

nghiệp.

- Theo dõi và nên kế hoạch định kỳ dự phong trước những trường hợp phải sửa chữa lớn bất ngờ có thể xảy ra, để có hướng giải quyết khi cần thiết.

- Sửa chữa tiêu chuẩn: là căn cú vào tiêu chuẩn kỹ thuật đã có sẵn để xác định kỳ hạn và nội dung cần sửa chữa sau đó đến kỳ hạn mà tiến hành sửa chữa.

3. Nâng cao thời gian làm việc của máy móc thiết bị

Để sử dụng có tốt thời gian làm việc của máy móc thiết bị doanh nghiệp có thể sử dụng một số biện pháp:

Tăng cường công tác quản lý đối với công nhân trực tiếp vận hành máy móc thiết bị , kiểm soát chặt chẽ để tránh tình trạng ngưng việc của công nhân.

Chú trọng công tác sửa chữa bảo dưỡng, thay thế máy móc thiết bị, tránh tình trạng sửa chữa kéo dài làm ảnh hưởng đến việc sản xuất của máy móc thiết bị, làm giảm hiệu suất làm việc của máy móc thiết bị.

Đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu để việc sản xuất diễn ra liên tục, đồng thời lên danh mục cụ thể cho mục tiêu sản xuất để máy móc thiết bị có thể làm việc theo tiến độ công việc.

Tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ, tăng đơn hàng sản xuất.

4. Bố trí sử dụng hợp lý máy móc thiết bị

Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, bố trí hợp lý sẽ tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất nhầm thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nên bố trí máy móc thiết bị như sau:

Phân chia quá trình công nghệ máy móc thiết bị thành từng bước công việc theo một trình tự hợp lý nhất có mối quan hệ chặt chẽ về mặt thời gian.

Từng phân xưởng sản xuất được chuyên môn hóa và được bố trí sản xuất theo tưng dạng sản phẩm khác nhau, tạo thành một dây chuyền. Mỗi một bộ phận sản xuất đảm nhận một bước công việc nhất định, nguyên vật liệu được vận động theo một hướng nhất định theo con đường ngắn nhất.

Chú trọng bảo vệ máy móc thiết bị, an toàn lao động.

5. Tăng cường đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và công nhân vận hành máy

Máy móc thiết bị là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, được con người sử dụng làm phương tiện sản xuất phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Để sử dụng được hết công suất cũng như nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp thì không thể thiếu công tác này, và sau đây là một vài biện pháp:

Đối với cán bộ quản lý:

Doanh nghiệp cần phải thực hiện chặt chẽ ngay từ khi chọn nhân viên cho các phòng ban, họ phải phù hợp về cả kỹ năng và trình độ, đồng thời có đánh giá cất nhắc thăng chức hợp lý. Bên cạnh đó, cũng nên chú trọng tuyển chọn những nhân viên quản lý trẻ, năng động, nhiệt tình, am hiểu thị trường, có trình độ chuyên môn để có thể tiếp cận với những cộng nghệ mới, đặc biệt là cán bộ quản lý máy móc thiết bị cang phải có kỹ thuật chuyên sâu, am hiểu nhất định về máy móc thiết bị, và không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng của mình để có thể ra quyết định trong việc tận dụng hiệu quả công suất làm việc của máy móc thiết bị.

Đối với công nhân trực tiếp vận hành máy:

Cần phải tổ chức những buổi tập huấn để nâng cao nghiệp vụ, thường xuyên đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.

Hình thức đào tạo có thể là gửi công nhân đi học tập, đào tạo ở các cơ sở chuyên đào tạo nghiệp vụ vận hành hoặc cũng có thể là mời chuyên gia đến doanh nghiệp để hướng dẫn cho công nhân trong những nghiệp vụ yêu cầu về kỹ thuật chuyên môn cao.

Doanh nghiệp kết hợp khuyến khích với xử phạt hợp lý. Theo đó, doanh nghiệp có thể tiến hành các cuộc thi về việc thực hiện các nghiệp vụ cho công nhân, đồng tời có khuyến khích khen thưởng cho công nhân thắng cuộc, song song với đó là thắt chặt quản lý, xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi cố ý bỏ việc làm chậm tiến độ chung, cố ý phá hoạt máy móc thiết bị. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể nâng cao ý thức giữ gìn bảo vệ máy móc thiết bị bằng cách thường xuyên tuyên truyền, quy định trong quy định chung của doanh nghiệp.

6. Chủ động chuẩn bị ứng phó trước những diễn biến của thiên nhiên

Thiên nhiên thường hay thay đổi mà sụ thay đổi nay chúng ta không thể tránh mà chỉ có thể phòng để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất có thể. Mà ở nước ta luông phải hứng chịu những đợt thiên tai vô cùng nghêm trọng, do đó doanh nghiệp cần làm tốt công tác chuẩn bị để ứng phó với những hậu quả mà thiên tai mang lại.

Nhờ vào quá trình thực hiện phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu sử dụng máy móc thiết bị đến chỉ tiêu giá trị sản xuất mà doanh nghiệp có thể thấy được rõ hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị của mình, các nguyên nhân và đề ra được hướng giả quyết để tiếp tục sử dụng , quản lý tốt hơn nữa máy móc thiết bị để làm tăng giá trị sản xuất, đồng thời làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp trong các kỳ tiếp theo.

Một phần của tài liệu Bài tập lớn môn Phân tích hoạt động kinh tế (Trang 35 - 40)