Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất một số giống khoai tây trồng tại Xuân Hoà (Trang 25 - 30)

Để đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của 4 giống khoai tây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở 4 giai đoạn sau: Giai đoan phát triển rễ, thân, lá; Giai đoạn hình thành và phát triển tia củ; Giai đoạn hình thành củ; Giai đoạn phát triển củ. Kết quả thu được như sau:

3.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng 3.1.1. Khả năng sinh trưỏng của mầm 3.1.1. Khả năng sinh trưỏng của mầm

Sự sinh trưởng của mầm phản ánh chất lượng củ giống. Nếu tỉ lệ mọc mầm cao và khả năng mọc mầm của mầm sau khi trồng mạnh chứng tỏ chất lượng củ giống tốt. Kết quả theo dõi chỉ tiêu này của 4 giống khoai tây trong 14 ngày bắt đầu từ ngày thứ tư sau khi trồng (cách 2 ngày đếm 1 lần) được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1: Theo dõi nảy mầm của các giống khoai tây

Ngày Giống 16/11 18/11 20/11 22/11 24/11 Diamant 7 20 37 61 72 Solara 4 14 26 57 69 Esprit Chưa mọc 3 6 26 49 Atlantic 5 20 39 60 71

Qua phân tích kết quả về khả năng nảy mầm ở bảng 1 chúng tôi thấy: - Giống khoai tây Diamant có số lượng mầm nhô lên mặt đất trước tiên là lớn nhất. Sau đó là Atlantic và Solarạ Riêng Esprit chỉ bắt đầu nhô lên từ ngày thứ 6.

- Từ ngày thứ 6 trở đi Atlantic mọc lên rất nhanh. Sau đó là Diamant và Solarạ Như vậy xét về khả năng sinh trưởng của mầm thì có thể xếp chúng theo 2 nhóm:

Nhóm 1: Sinh trưởng mầm mạnh: Diamant và Atlantic.

Nhóm 2: Sinh trưởng mầm trung bình và chậm hơn: Solara và Esprit.

3.1.2. Số nhánh trên 1 khóm ( nhánh/khóm )

Chúng tôi tiến hành đếm số nhánh/khóm vào ngày 12/12/2008. Mỗi giống đếm 30 khóm. Kết quả thu được như sau: (bảng 3.2)

Bảng 3.2: Số nhánh/khóm của các giống khoai tây

Giống

STT Diamant Solara Atlantic Esprit

1 2 2 2 3 2 2 1 3 2 3 4 2 2 1 4 3 3 3 4 5 3 4 4 3 6 2 3 3 2 7 2 4 2 4 8 2 5 2 2 9 3 2 2 1 10 1 2 3 1

11 3 2 4 2 12 1 2 3 1 12 1 2 3 1 13 2 5 3 2 14 3 2 3 3 15 2 3 2 4 16 3 1 8 3 17 3 1 3 3 18 3 4 2 2 19 4 2 4 2 20 3 2 3 2 21 4 1 2 3 22 3 2 3 2 23 1 2 4 2 24 2 4 1 3 25 6 3 2 2 26 4 2 3 2 27 4 1 2 1 28 4 2 4 3 29 3 4 3 2 30 3 2 3 2 X ± m 2,83±0,21 2,5±0,24 2,9±0,27 2,3±0,13 Qua phân tích bảng số liệu chúng tôi thấy:

- Giống khoai tây Diamant và Atlantic có số lượng nhánh/khóm là cao nhất. Sau đó là Solara và cuối cùng là Esprit.

- Đến giai đoạn này số nhánh/ khóm đã có sự ổn định tương đối, chuẩn bị cho quá trình phát triển ở củ. Do đó không tiến hành theo dõi chỉ tiêu này ở các giai đoạn tiếp theọ

3.1.3. Chiều cao cây ( cm/cây )

Chiều cao cây thể hiện đặc trưng của giống, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây phản ánh khả năng sinh trưởng của mỗi giống. Để xác định sự sinh trưởng chiều cao cây của các giống khoai tây chúng tôi tiến hành đo liên tục vào 4 thời kì. Kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 3.3 và biểu đồ 3.1.

Bảng 3.3: Chiều cao cây của các giống khoai tây (cm/cây )

Giai đoạn Giống

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

X ± m X ± m X ± m X ± m Diamant 29,15 ± 1,44 37,2 ± 2,26 45,1 ± 1,02 45,0 ± 1,05 Solara 22,1 ± 2,06 32,6 ± 1,98 38,3 ± 2,51 39 ± 2,11 Esprit 13,5 ± 1,87 35,1 ± 2,8 40,5 ± 1,13 41,7 ± 1,83 Atlantic 24,2 ± 2,02 36,95 ± 1,31 42 ± 1,17 39,2 ± 2,07 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

Diamant Solara Esprit Atlantic

Biểu đồ 3.1: Động thái tăng chiều cao các giống khoai tây(cm/cây)

Phân tích kết quả ở bảng 3.3 và biểu đồ 3.1 chúng tôi thấy rằng: Cả 4 giống khoai tây đều có sự tăng trưởng chiều cao mạnh nhất ở giai đoạn 2 và giai đoạn 3 (tức là sau 20 ngày trồng). Sau đó tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm lại và từ ngày thứ 50 trở đi chiều cao của 1 số cây không tăng nữa, thậm chí có xu hướng giảm.

Giai đoạn 1: Diamant và Atlantic có chiều cao cây trung bình là cao nhất. Sau đó là Solara, Esprit có chiều cao cây trung bình thấp nhất ở giai đoạn 1.

Giai đoạn 2 và giai đoạn 3: Các giống có chiều cao trung bình tương đối lớn là Diamant và Atlantic. Giống Solara có chiều cao trung bình thấp hơn.

Giai đoạn 4: Tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm lại thậm chí chiều cao trung bình của một số giống có xu hướng giảm như Atlantic và Diamant. Nguyên nhân là cây bắt đầu bước vào giai đoạn già, đỉnh sinh trưởng bị chết, chính vì vậy có hiện tượng giảm chiều cao trung bình của các giống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xét về sự tăng trưởng chiều cao của các giống qua các giai đoạn phát triển có thể sắp xếp theo thứ tự sau: Mạnh nhất là Diamant (giữa giai đoạn 1 và 2 tăng khoảng 16cm: từ 29,15 đến 37,2, giữa giai đoạn 2 và 3 tăng 8cm: từ 37,2 đến 45,1cm).Tiếp đó là Atlantic, Esprit và cuối cùng là Solarạ

3.1.4. Đường kính thân ( cm/cây )

Đường kính thân lớn sẽ chứng tỏ sự sinh trưởng mạnh mẽ của cơ quan sinh dưỡng trên mặt đất và là điều kiện thuận lợi cho sự vận chuyển, tích luỹ các sản phẩm đồng hoá về củ sau nàỵ Sau khi thu thập và xử lý số liệu chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.4 và biểu đồ 3.2

Bảng 3.4: Đường kính thân của các giống khoai tây (cm/cây)

Giai đoạn Giống

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất một số giống khoai tây trồng tại Xuân Hoà (Trang 25 - 30)