Về phía Mỹ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc nhân dân tệ mất giá đến nền kinh tế trung quốc và mỹ giai đoạn 2015 nay (Trang 29 - 34)

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP GIẢM CĂNG THẲNG MỸ TRUNG VÀ KHÔI PHỤC NỀN KINH TẾ HAI NƯỚC

4.2 Về phía Mỹ

Dù Tổng thống Mỹ còn nhiều vũ khí để chống lại Bắc Kinh, ông cũng có tầm nhìn thực dụng hơn về Trung Quốc so với các trợ lý và ông vẫn muốn đạt được một thỏa thuận thương mại.

Dàn xếp một thỏa gồm những điều khoản như cho phép các công ty đầu tư Mỹ tiếp cận thị trường Trung Quốc rộng rãi hơn hay Trung Quốc tăng mua nông sản Mỹ để đổi lấy

một số biện pháp nới lỏng áp thuế từ Mỹ sẽ là điều hợp lý cho cả Trung Quốc và Trump.

Điều này có thể cho phép hai bên tạm gác lại những chủ đề gai góc.

Tuy nhiên, đó cũng là bước đi rủi ro, đưa Trump vào một thỏa thuận xấu với Trung Quốc trong ngắn hạn. Một kịch bản có xác suất xảy ra cao hơn là Trump dừng tấn công thương mại Trung Quốc khi tất cả hàng hóa Trung Quốc bán sang Mỹ bị áp thuế, đồng thời cung cấp cho các doanh nghiệp một môi trường kinh doanh chắc chắn hơn thay vì tập trung vào việc đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.

Tổng thống Donald Trump luôn kêu gọi FED hạ lãi suất xuống 0%. Nếu Fed quyết định làm suy yếu đồng USD theo lệnh của tổng thống Mỹ, thì việc thắt chặt tiền tệ có thể chấm dứt. Nếu lấy những gì xảy ra trong các năm qua làm thước đo, thì rủi ro lạm phát do lãi suất thấp là không lớn. Cái giá cho việc làm suy yếu đồng USD là Fed sẽ phải chấp nhận hy sinh khả năng sử dụng chính sách tiền tệ nhằm bình ổn nền kinh tế. Ngày nay, các doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Mỹ cũng chính là những người nhập khẩu nhiều nhất; thay vì mua nguyên liệu từ các nhà sản xuất trong nước, họ cũng chỉ là một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Một đồng USD yếu có thể giúp các doanh nghiệp này bán được nhiều hàng, nhưng cũng làm tăng chi phí nguyên liệu đầu vào của họ. Vì vậy thay đổi tỷ giá không còn là cách hiệu quả để điều chỉnh cán cân thương mại như trước đây nữa.

Trong dài hạn, cách tốt nhất để giảm thâm hụt thương mại là khuyến khích người dân Mỹ tiết kiệm hơn và các công ty Mỹ đầu tư nhiều hơn. Điều này không chỉ giảm thâm hụt thương mại của nước Mỹ, mà còn giúp thế hệ tương lai giàu có hơn.

KẾT LUẬN

Qua những phân tích Ảnh hưởng của việc Nhân Dân Tệ mất giá đến nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ giai đoạn 2015 – nay chúng ta thấy rõ Nhân Dân Tệ mất giá tác động lớn thế nào đến nền kinh tế mỗi quốc gia cũng như mối quan hệ thương mại giữa hai nước. Cuộc sống của người dân cùng toàn bộ người lao động trên thế giới cũng chịu ảnh hưởng không hề nhỏ. Suốt hơn năm năm kể từ 2015 đến nay, tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ biến động không ngừng và đều có xu hướng giảm giá. Đặc biệt, nhìn lại biến động đồng Nhân Dân Tệ hơn một năm qua có thể thấy nó có quan hệ chặt chẽ với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Nếu chính phủ Trung Quốc không có chính sách điều tiết tỷ giá phù hợp, hai nhà cầm quyền của hai quốc gia không tiến tới một thoả thuận thích đáng thì hậu quả vô cùng lớn. Nhưng dưới sức ép của thế giới tiêu biểu là Mỹ thì Trung quốc vẫn còn rất chần chừ trong việc tăng giá đồng Nhân Dân Tệ bởi lợi ích của quốc gia Trung Quốc và những toan tính dài hạn của Chủ tịch Tập Cận Bình. Chúng ta hy vọng sẽ sớm có thoả thuận giữa hai nhà cầm quyền của hai quốc gia trong buổi gặp mặt vào tháng 10 tới. Có như vậy cuộc chiến tranh thương mại mới dần đi vào hồi kết, đồng Nhân Dân Tệ có thể tăng giá và ổn định trở lại và quan trọng hơn là nền kinh tế hai nước được phục hồi và phát triển. Bài tiểu luận dựa trên các ý kiến của chuyên gia, kết hợp phân tích khách quan cùng nhận định cá nhân để đưa ra những giải pháp giúp giảm căng thẳng và phục hồi nền kinh tế hai nước.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc nhân dân tệ mất giá đến nền kinh tế trung quốc và mỹ giai đoạn 2015 nay (Trang 29 - 34)