CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP GIẢM CĂNG THẲNG MỸ TRUNG VÀ KHÔI PHỤC NỀN KINH TẾ HAI NƯỚC
4.1 Về phía Trung Quốc
Quốc nên "kiên nhẫn và kiềm chế" trong việc đối phó với Tổng thống Donald Trump, đồng thời kiềm chế các chính sách kinh tế dân tộc chủ nghĩa. Những biện pháp ứng phó của Trung Quốc lúc này cần nhắm tới mục tiêu lớn nhất là tăng cường sức mạnh của kinh tế nội địa, hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường xuất khẩu.
Trung Quốc phải tạm thời dừng việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách liên tục giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (3 lần tính từ đầu năm 2018 đến nay), giúp bơm thêm khoảng 107 tỷ USD cho hệ thống ngân hàng, qua đó giảm lãi suất và thúc đẩy hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một chính sách tài khóa theo hướng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và khuyến khích các dự án xây dựng hạ tầng nên được áp dụng.
thống pháp luật chặt chẽ. Việc chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực công nghiệp then chốt cần phải được thoả thuận hợp lý giữa hai bên chứ không mang tính bắt buộc từ phía Trung Quốc.
Trung Quốc nên nới lỏng giới hạn chủ sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất ô tô, đóng tàu và máy bay càng sớm càng tốt; đồng thời hứa thúc đẩy các biện pháp đã công bố nhằm mở cửa lĩnh vực tài chính của nước này.
Trung Quốc cần thúc đẩy chuyển đổi mô hình kinh tế từ lấy xuất khẩu sang lấy tiêu dùng làm động lực. Nếu giá cả hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, quá trình này sẽ bị
ảnh hưởng. Quan trọng hơn, tiêu dùng bị ảnh hưởng lại diễn ra trong bối cảnh thuế quan leo thang. Chính vì thế Trung Quốc không nên đi quá xa với các biện pháp trả đũa thương mại vì mục đích cuối cùng là để đưa Mỹ trở lại bàn đàm phán.
Trung Quốc nên tập trung chỉ đạo xây dựng các thành phố kiểu mẫu trong cải thiện môi trường kinh doanh như Bắc Kinh, Thượng Hải, để đưa ra các chính sách khắc phục các hạn chế và khâu yếu trong môi trường kinh doanh. Trong đó, sẽ triển khai toàn diện cải cách cơ chế thẩm định phê duyệt các dự án xây dựng, nhằm nâng xếp hạng chỉ tiêu cấp phép xây dựng; cải cách cơ chế thuế giá trị gia tăng; đưa ra nhiều giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh ở các cửa khẩu, như tăng mức độ tiện lợi trong thông quan, giảm thuế và phí liên quan đến cửa khẩu, giảm thời gian thông quan, … để thúc đẩy thương mại xuyên biên giới.
Trung Quốc phải gia tăng các nỗ lực cải cách và mở cửa để xây dựng môi trường kinh doanh đạt chuẩn quốc tế, thông thoáng và tiện lợi hơn, nhất là đẩy nhanh hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan; tăng cường kết nối với các tổ chức quốc tế, nhằm thúc đẩy các giải pháp cải cách môi trường kinh doanh của Trung Quốc được thể hiện trong hệ thống đánh giá của thế giới.
Trung Quốc cũng có thể nghĩ đến việc đình chiến. Đình chiến là một chiến thuật. Điều này vừa cho Trung Quốc thêm thời gian chuẩn bị, vừa tích luỹ tính chính danh cho ông Tập Cận Bình trong vấn đề đối nội và đối ngoại rằng ông không phải người “hiếu chiến đến cùng”. Chuẩn bị cho căng thẳng dài hạn là một chiến lược. Nếu Trung Quốc đủ tỉnh táo để nhìn nhận Chiến tranh lạnh 2.0 đã đến và Mỹ thực sự muốn ngăn chặn họ, thì