Sau khi tiến hành thực nghiệm và xử lý các số liệu, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
- Tỉ lệ % học sinh đạt điểm khá, giỏi ở các lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng. Tại lớp thực nghiệm, khi tiến hành kiểm tra 45 phút 3 bài đạt điểm tối đa (10 điểm ). Trong khi đó, mức điểm cao nhất ở lớp đối chứng chỉ dừng lại ở điểm 9.
- Học sinh ở lớp thực nghiệm nắm vững kiến thức hơn, biểu hiện ở khả năng tái hiện và vận dụng kiến thức tốt hơn, biết cách giải quyết vấn đề và chủ động tìm ra phương pháp tối ưu để giải bài tập. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
- Đồ thị đường lũy tích về tỉ lệ học sinh đạt dưới điểm Xi của lớp thực nghiệm luôn nằm về bên phải và phía dưới đồ thị đường lũy tích của lớp đối chứng, chứng tỏ kết quả học tập của lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng.
- Hệ số biến thiên V của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng, chứng tỏ chất lượng học sinh ở lớp thực nghiệm đồng đều hơn, ổn định hơn.
Từ những kết quả trên có thể kết luận chắc chắn rằng: Việc sử dụng hợp lý các bài tập vật lí trong quá trình dạy học đã mang lại hiệu quả cao, học sinh thu nhận kiến thức chắc chắn, bền vững hơn, phát triển khả năng vận dụng sáng tạo, độc lập và phát triển được năng lực nhận thức đồng thời tư duy của học sinh cũng được nâng cao hơn.
Bên cạnh những kết quả nêu trên, Giáo viên trực tiếp dạy thực nghiệm (thầy Dương Phi Tưởng) và một số giáo viên trong tổ cùng tham gia dự giờ các tiết học thực nghiệm, đối chứng và cùng xử lý kết quả các bài kiểm tra
84
giúp cho giáo viên có một hệ thống bài tập cần thiết, thích hợp, rõ ràng, đảm bảo chất lượng góp phần cải tiến phương pháp dạy theo hướng tích cực hóa học sinh.
Trong một thời gian ngắn thực hiện đề tài, với những kết quả đạt được, chúng tôi cho rằng đã hoàn thành tốt mục tiêu của đề tài. Để việc sử dụng bài tập trong dạy học vật lí có kết quả tốt hơn nữa, cần phải xây dựng hoàn thiện tiếp hệ thống bài tập cho các phần còn lại và áp dụng một cách liên tục.
85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Sau đợt thực nghiệm sư phạm, qua tổ chức, quan sát diễn biến và phân tích các giờ dạy thực nghiệm và đối chứng, kết hợp với trao đổi với giáo viên và học sinh, đặc biệt là việc xử lý các bài kiểm tra của học sinh theo kiểm định đã khẳng định giả thuyết khoa học của luận văn là đúng đắn, các kết quả thu được đã chứng tỏ rằng:
- Hệ thống và phương pháp giải bài tập chương "Sóng cơ và sóng âm" trình bày trong luận văn có tính khả thi.
- Hệ thống bài tập đã soạn thảo cùng với hoạt động hướng dẫn giải bài tập theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh có tác dụng giúp học sinh không những nắm vững kiến thức cơ bản mà còn biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt trong những trường hợp cụ thể để tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề một cách tối ưu.
Tuy nhiên, việc thực nghiệm mới chỉ được tiến hành với hai lớp học sinh có trình độ tương đương nhau, do đó đối tượng thực nghiệm nằm trong phạm vi hẹp nên cần phải tiến hành thực nghiệm trên các đối tượng học sinh khác mang tính "đại trà" hơn để có những điều chỉnh, bổ sung sao cho hệ thống bài tập và phương pháp giải có tính linh hoạt, phù hợp với mọi đối tượng học sinh và đạt hiệu quả cao.
86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu, đối chiếu với các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề sau:
- Nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm lý luận về dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, phát huy tính tự lực, tự chủ và năng lực sáng tạo.
- Tìm hiểu cách phân loại bài tập vật lý và áp dụng cách phân loại theo phương thức cho điều kiện hay phương thức giải để phân loại, soạn thảo hệ thống và hướng dẫn giải bài tập chương "Sóng cơ và sóng âm" Vật lý 12 THPT.
- Quá trình thực nghiệm sư phạm đã chứng tỏ được tính khả thi của hệ thống bài tập đã soạn thảo. Hệ thống bài tập đã góp phần bồi dưỡng, phát huy tính tích cực, tự chủ và năng lực sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập
nói chung và môn vật lí nói riêng. Như vậy mục tiêu và nhiệm vụ đề ra của bản thân luận văn đã được giải quyết.
- Tuy nhiên, do điều kiện thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ thực nghiệm sư phạm trên số lượng học sinh có hạn. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng của hệ thống bài tập và phương pháp giải chưa mang tính khái quát. Chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục tiến hành thử nghiệm trên diện rộng hơn để hoàn chỉnh hệ thống bài tập và tìm ra được nhưng phương pháp giải tối ưu nhất cho các bài tập đó sao cho hệ thống bài tập có hiệu quả cao, phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
2. Khuyến nghị
Qua điều tra thực tế và quá trình thực nghiệm ở trường phổ thông, chúng tôi đã thu được một số kết quả nhất định, khẳng định vai trò của bài tập vật lí trong việc giúp học sinh nắm vững kiến thức, góp phần vào việc phát triển tính tích cực, tự chủ và năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập. Do đó cần mở rộng hướng nghiên cứu của đề tài cho các phần kiến thức khác và mở rộng phạm vi ứng dụng thực nghiệm sư phạm để khẳng định chắc chắn hơn nữa về tính hiệu quả của đề tài.
87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Dương Trọng Bái, Lương Tấn Đạt, Nguyễn Mạnh Tuấn (1997)
Tuyển tập bài tập vật lí nâng cao THPT tập 1. NXB Giáo Dục.
2.Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ Biên), Nguyễn Thượng Chung – Tô Giang, Trần Chí Minh – Ngô Quốc Quýnh.
(2008). Vật lí 12. NXB Giáo dục.
3.Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Văn Phán, Nguyễn Sinh Quân,
Nguyễn Trọng Sửu (2009). Chuẩn bị kiến thức ôn thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học Cao đẳng. NXB Giáo dục.
4.Phạm Đức Cường (2007). Phương pháp giải các dạng bài tập trắc nghiệm Vật lí. NXB Hải Phòng.
5.Nguyễn Văn Khải.(2008). Lý luận dạy học Vật lý ở trường THPT.
NXB Giáo dục.
6.Vũ Quang (Chủ biên), Lương Duyên Bình – Tô Giang - Ngô
Quốc Quýnh (2008). Bài tập vật lí 12. NXB Giáo dục.
7.Nguyễn Đức Thâm (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân
Quế (2002). Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông. NXB Đại học
Sư Pham.
8.Phạm Hữu Tòng (1989). Phương pháp dạy bài tập vật lý. NXB
Giáo dục.
9.Phạm Hữu Tòng (1994). Bài tập về phương pháp dạy bài tập vật lí. NXB Giáo dục.
10. Phạm Hữu Tòng (2000). Lý luận dạy học Vật lý. NXB Giáo dục.
11. Phạm Hữu Tòng (2007). Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học. NXB Đại học Sư Phạm.