sản xuất kinh doanh.
A. Kiến nghị về kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Từng bước cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thay đổi cơ cấu kinh doanh thu dựa trên nguyên tắc ưu tiên vốn cho những ngành mang lại hiệu quả kinh tế hơn. Việc điều chỉnh cơ cấu doanh thu một số mặt hàng và phương thức kinh doanh là cực kỳ cần thiết nhằm đạt tỉ suất lợi nhận tăng dần và ổn định, đặc biệt ở những ngành kinh doanh mới.
Điều chỉnh cơ cấu thị trường và phương thức kinh doanh dựa trên nguyên tắc ưu tiên bạn hàng ổn định và tập chung khai thác tiềm năng của thị trường.
- Kế hoạch kinh doanh thép:
Tích cực tìm kiếm các nguồn hàng có chất lượng cao, tìm kiếm các đối tác cũng như tìm kiếm các địa điểm trọng yếu để mở rộng thị trường trong nước và thâm nhập thị trường nước ngoài.
Thị trường và khách hàng trọng tâm: tiếp tục củng cố hệ thống khách hàng có uy tín của Công ty, đáp ứng nhu cầu sản xuất của nền kinh tế.
Tiếp tục kinh doanh hàng nhập khẩu, tiến tới chiếm thị phần chủ yếu là thép lá, tấm… Đáp ứng nhu cầu phôi thép cho các nhà máy sản xuất trong nước kể cả khối liên doanh và một phần nhó lẻ khác, đồng thời chủ trọng kinh doanh mặt hàng trong nước.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất:
Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng chống xuống cấp để đảm bảo an toàn hàng hoá khi lưu kho, bốc xếp vận chuyển.
Đầu tư chiều sâu một số hạng mục công trình tại địa điểm như làm đường nội bộ, cân, cầu trục … phục vụ đồng bộ.
- Một số kiến nghị khác :
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tiếp tục học để cập nhật thông tin và nâng cao trình độ chuyên môn.
Có chính sách trả lương xứng đáng với cống hiến chất xám để thu hút nhân tài ở những vị trí kỹ thuật và quản lý then chốt.
Tuyển dụng them đội ngũ lao động có năng lực vào những vị trí còn thiếu, còn yếu nhằm đáp ứng chiến lược kinh doanh của Công ty như đòi hỏi công việc ngày càng cao trong thời kỳ mới.
Tăng cường hoạt động thu hút vốn đầu tư đồng thời nâng cao công tác quản lý các khoản thu chi nhằm đảm bảo khả năng tự chủ tài chính của Công
Ngoài ra Công ty cần chú ý đến công tác đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp hơn để đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường của Công ty trong thời gian sắp tới.
B. Giải pháp thực hiện
- Giải pháp cho vấn đề kinh doanh thép:
Đối với ngành nhập khẩu: giao dịch tìm đối tác kinh doanh, cố gắng giảm chi phí, phải đảm bảo hàng về đúng tiến độ, theo dõi chặt chẽ và dự đoán diễn biến của thị trường thế giới cũng như biến động của tỷ giá ngoại tệ.
Đối với sản xuất thép trong nước: tập chung nâng cao tỉ lệ thực hiện kế hoạch với mục tiêu cuối cùng là có hiệu quả.
Các đầu mối kinh doanh tổ chức lại và cụ thể hoá công việc bằng các phương án kinh doanh đồng thời phải xây dựng được các biện pháp thực hiện nhằm mở rộng và thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Tiếp tục đổi mới về tổ chức, mạng lưới và cơ chế hoạt động, giảm chi phí lưu thông, xây dựng chính sách tín dụng thương mại tạo sự phát triển bền vững của Công ty.
-Giải pháp về vốn:
Tranh thủ các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước. Tranh thủ vốn ứng trước của khách hàng.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giữ vững mối quan hệ uy tín với các ngân hàng thương mại trong việc vay và thanh toán.
Phát triển kinh doanh tài chính tham gia vào thị trường chứng khoán nhằm mục đích thu hút vốn cho Công ty.
-Giải pháp đối với phương thức và cơ chế quản lý:
Thu gọn đầu mối các phòng ban phân công lại chức năng nghiệm vụ theo hướng chuyên môn hoá.
Nâng cao kỷ luật trong công việc, tạo phong cách mới trong lãnh đạo quản lý.
Công tác tổ chức cán bộ, khên thưởng kỷ luật đối với người lao động nhằm tạo động lực phát triển cho họ.