Hoàng Đức Trọng K32B 3 5 Khoa Sinh KTNN + Mật độ trung bình của Poduromorpha: theo tầng phân bố dao động

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Cấu trúc mật độ và tỉ lệ thành phần các nhóm chân khớp bé(Microarthropoda) ở đai cao 1000 - 16000M của vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 39 - 40)

+ Mật độ trung bình của Poduromorpha: theo tầng phân bố dao động giảm dần theo trình tự: tầng đất (533 cá thể/m2), sau đó là tầng thảm lá (48 cá thể/m2).

+ Mật độ trung bình của Entomobrymorpha: theo tầng phân bố dao động giảm dần theo trình tự: tầng đất (293 cá thể/m2), tiếp đó là tầng rêu (25 cá thể/m2).

+ Mật độ trung bình của Symphypleona: theo tầng phân bố dao động giảm dần theo trình tự: tầng đất (400 cá thể/m2), sau đó là tầng rêu (27 cá thể/m2).

- Về tỉ lệ thành phần (biểu đồ 4.3):

Trong các tầng phân bố thì Poduromorpha luôn là nhóm chiếm ưu thế. Tuy nhiên, ưu thế này thể hiện rõ nhất ở tầng rêu (75% so với 12%: 13%), còn ở tầng đất và tầng thảm lá thì sự chênh lệch về mức độ ưu thế là không đáng kể (tương ứng 43,5% so với 23,9%: 32,6% và 29% so với 31,5%: 39,5%).

KếT LUậN

 Kết luận

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu được trình bày ở trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Mật độ trung bình của quần xã Chân khớp bé tại đai cao 1000- 1600m của vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ dao động từ 597 cá thể/kg (ở tầng thảm lá) đến 1099 cá thể/m2 (ở tầng rêu) và 3972 cá thể/m2 (ở tầng đất).

2.Trong cả 3 tầng phân bố (rêu, thảm lá, đất), Acarina là nhóm chiếm ưu thế về giá trị mật độ và tỉ lệ thành phần so với Collembola.

3.Mật độ trung bình của Acarina dao động từ 432 cá thể/kg (ở tầng thảm lá) đến 891 cá thể/m2 (ở tầng rêu) và 2746 cá thể/m2 (ở tầng đất). Trong 4 nhóm phân loại nhỏ (Oribatida, Gamasina, Uropodina, Acarina khác), Oribatida là nhóm chiếm ưu thế ở cả 3 tầng phân bố (cả về số lượng và tỉ lệ thành phần) so với 3 nhóm còn lại, thể hiện rõ nhất ở tầng rêu.

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Cấu trúc mật độ và tỉ lệ thành phần các nhóm chân khớp bé(Microarthropoda) ở đai cao 1000 - 16000M của vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 39 - 40)