Hoàng Đức Trọng K32B 3 3 Khoa Sinh KTNN

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Cấu trúc mật độ và tỉ lệ thành phần các nhóm chân khớp bé(Microarthropoda) ở đai cao 1000 - 16000M của vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 37 - 38)

Chú thích:

O - Oribatida; G - Gamasina; U - Uropodina; Aca khác - Acarina khác. Pod - Poduromorpha; Ent - Entomobryidae; Sym - Symphypleona.

a: Mật độ trung bình (cá thể/kg ở tầng rêu và cá thể/m2 ở tầng thảm lá và tầng đất).

b: Tỉ lệ % thành phần nhóm theo tầng phân bố.

Khi nghiên cứu về cấu trúc mật độ và tỉ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acarina theo tầng phân bố chúng tôi nhận thấy có những thay đổi sau:

- Về cấu trúc mật độ (bảng 4.2):

+ Mật độ trung bình của Oribatida: theo tầng phân bố dao động giảm dần theo trình tự: tầng đất (933 cá thể/m2), tiếp đó đến tầng thảm lá (145 cá thể/m2).

+ Mật độ trung bình của Gamasina: theo tầng phân bố dao động giảm dần theo trình tự: tầng đất (427 cá thể/m2), sau đó đến tầng thảm lá (42 cá thể/m2).

+ Mật độ trung bình của Uropodina: theo tầng phân bố dao động giảm dần theo trình tự: tầng đất (293 cá thể/m2), tiếp đó đến tầng thảm lá (30 cá thể/m2). + Mật độ trung bình của Acarina khác: theo tầng phân bố dao động giảm dần theo trình tự: tầng đất (1093 cá thể/m2) tiếp đó đến tầng thảm lá (215 cá thể/m2).

- Về tỉ lệ thành phần (biểu đồ 4.2) :

Trong các tầng phân bố thì Oribatida luôn là nhóm chiếm ưu thế. Tuy nhiên, ưu thế này thể hiện rõ nhất ở tầng rêu (76,5% so với 3,6% :0,6%: 19,3%) còn ở tầng đất và tầng thảm lá thì sự chênh lệch về mức độ ưu thế là không đáng kể (tương ứng 34% so với 15,5%: 10,7%: 39,8% và 33,6% so với 9,7%: 6,9%: 49,8%).

a b

Hoàng Đức Trọng - K32B - 34 - Khoa Sinh - KTNN34 33.6

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Cấu trúc mật độ và tỉ lệ thành phần các nhóm chân khớp bé(Microarthropoda) ở đai cao 1000 - 16000M của vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 37 - 38)