3. ý ngh ĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.4. Thị trường tiêu thụ
- Năm 2008: Tuy được mùa vải nhưng việc tiêu thụ không ổn định, giá cả bấp bênh, mỗi vùng 1 giá dao động từ 3.000đ-7.500đ/kg. Hình thức tiêu thụ vẫn chủ yếu là bán quả tươi chiếm 45%-50% tổng sản lượng, sấy khô 35%- 40%, còn lại 5%-10% chế biến hoa quả. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là thị trường trong nước còn thị trường xuất khẩu vẫn chủ yếu là Trung Quốc (chiếm trên 90%), còn lại là một số nước ASEAN.
- Năm 2009: Do được giá và dễ bán nên trên 60% sản lượng vải thiều đã được tiêu thụ tươi, số còn lại là sấy khô và chế biến. Trong đó có khoảng gần 40% sản lượng vải tươi xuất khẩu, chủ yếu đi thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu thuộc các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang và Quảng Ninh, còn lại là tiêu thụ trong nước.
- Điều đáng lưu ý là diện tích vải thiều an toàn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap của huyện năm nay lên tới 2.500 hecta, tăng 700 hecta. Từ đầu vụ thu hoạch cho đến nay, giá thường trên dưới 10.000 đồng/kg. Diện tích trồng vải an toàn đã mở rộng ra 12 xã, thị trấn. Với diện tích vải này, huyện đã trích kinh phí 50 triệu đồng tổ chức tập huấn 2 lần (vào đầu vụ vải và khi chuẩn bị thu hoạch) cho các hộ về quy trình sản suất theo tiêu chuẩn VietGap, đảm bảo có sản phẩm an toàn.
- Để hỗ trợ việc tiêu thụ vải thiều thuận lợi, huyện đã chi 300 triệu đồng xúc tiến thương mại, quảng cáo, cung cấp bao bì có chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm vải thiều rộng rãi trên thị trường. Trong suốt thời gian thu hoạch vải, huyện huy động lực lượng tham gia giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn giao thông và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thương nhân, bưu điện.