3. ý ngh ĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.4.2. Thị trường vải khô (vải sấy)
- Gần 50% sản lượng vải thiều được đưa vào sấy khô.
- Chủ yếu tiêu thụ sang Trung Quốc, còn lại là trong nước. 3.3.4.3. Thị trường chế biến
- Vải thiều đóng hộp:
+ Chủ yếu là thị trường Châu Âu (Pháp, Bỉ, Hà Lan, …). + Đây là kênh tiêu thụ thứ 3 sau quả tươi và đồ khô.
- Vải thiều đông lạnh: Vải thiều nguyên quả đông lạnh IQF tiêu thụ chủ
yếu là thị trường Đông á (Nhật Bản, Hàn Quốc), còn cùi vải lạnh đông IQF chủ yếu tiêu thụ tại thị trường Tây Âu và Mỹ.
- Pu-rê vải thiều: Chủ yếu là thị trường Mỹ.
3.3.5. ảnh hưởng của thực trạng trên đến môi trường
+ Chế biến vải sấy: Cách sấy vải duy nhất hiện nay là đốt cháy than đá lấy nhiệt để làm khô vải.
Than đá + O2 CO, CO2+ bụi than (các bon chưa cháy hết) + NOx, SOx
gây độc, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. - Làm tăng nhiệt độ.
- Các lò sấy vải thường được xây dựng gần nơi dân cư vì vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân sống xung quanh đó.
+ Chế biến vải thiều đóng hộp, vải thiều lạnh đông IQF, pu-rê vải thiều (nước ép vải thiều) cũng ảnh hưởng đến môi trường:
- Rác thải: Hàng năm có hơn 10.000 tấn, có năm lên tới gần 20.000 tấn vải thiều tươi được đưa vào chế biến nên khối lượng rác thải là rất lớn: Cuống vải, vỏ vải, hột vải, lá vải, …
- Hiện tại chưa có bãi thải nên thường đổ ở các khu đất trống, khi thối tạo mùi khó chịu và nhiều ruồi nhặng.
- Nước thải của các công ty chế biến vải được đổ trực tiếp ra môi trường, chưa qua xử lý, làm ô nhiễm môi trường đất quanh khu vực nhà máy và khu dân cư quanh vùng; theo hệ thống cống rãnh chảy xuống hồ, ao, sông, suối, làm ô nhiễm nguồn nước mặt và có thể làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
+ Các trung tâm thu mua vải thiều tươi rác thải cũng rất nhiều: Nước đá, vải thối, vỏ vải, hạt vải, lá vải, …
3.4. Giải pháp
- Nhằm giải quyết đầu ra cho sản phẩm cây vải của nhân dân Lục Ngạn, nâng cao chất lượng và uy tín thương mại cho vải thiều Lục Ngạn, trong các năm từ 2007, huyện Lục Ngạn đã xây dựng chỉ dẫn địa lý cho cây vải Lục Ngạn và cùng với các cơ quan nghiên cứu khoa học, các cơ quan hữu trách xây dựng vùng vải sạch theo tiêu chuẩn VietGap. Diện tích canh tác theo tiêu chuẩn VietGap:
+ Năm 2007: 150 hecta. + Năm 2008: 1800 hecta. + Năm 2009: 2500 hecta.
- Tuy nhiên việc giải bài toán đầu ra cho cây vải thiều Lục Ngạn đang còn rất nan giải, cần sự hợp tác của nhiều ngành, nhiều đơn vị và không thể thiếu sự tác động của Nhà nước, của các Bộ ngành chức năng (Bộ Tài nguyên- Môi trường, Bộ Khoa học-Công nghệ, Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, Bộ Thương mại, … ). Tóm lại còn rất nhiều bất cập phải khắc phục đồng bộ, từ khâu quy hoạch, chọn và lai tạo giống, cơ sở hạ tầng (điện, thuỷ lợi), hướng dẫn kỹ thuật, xúc tiến thương mại, nghiên cứu đề xuất và lựa chọn công nghệ chế biến và bảo quản thích hợp, xúc tiến thương mại và cơ chế hỗ trợ ưu đãi xuất khẩu, … và điều chủ yếu, yếu tố cơ bản đầu tiên là trình độ của nền nông nghiệp hàng hoá.
3.4.1. Giải pháp về thực trạng thu hoạch, diện tích, thị trường tiêu thụ vải thiều.
Về cây vải, hạn chế lớn nhất để đưa cây vải thành cây hàng hoá có giá trị lớn, lợi nhuận cao cho cả người trồng, người chế biến và người sản xuất là phải có sự đầu tư đồng bộ cho cả quá trình. Các vấn đề mấu chốt phải giải quyết trình tự sẽ là:
+ Quy hoạch: Rà soát lại quy hoạch về cây vải thiều. Những vùng trồng cây vải chất lượng thấp nên thay thế bằng những cây trồng khác có giá trị kinh tế cao (có chính sách hỗ trợ như giống, phân bón, kỹ thuật). Mở rộng quy hoạch và mở rộng diện tích trồng vải thiều có chất lượng cao và lai tạo vải thiều sớm nhằm tạo ra vùng vải thiều có chất lượng và quy mô.
Không phải vùng nào cũng trồng được vải thiều, phải có quy hoạch dựa trên các yếu tổ tự nhiên: đất đai thổ nhưỡng, khí hậu thời tiết, cơ sở hạ tầng: đường sá giao thông, thuỷ lợi, trình độ dân trí, khả năng đầu tư tài chính của nông dân, ...
Một điều kiện bắt buộc cho một nên nông nghiệp hàng hoá là vấn đề tích tụ ruộng đất. Phải có những trang trại đủ lớn, phải có những nhà nông sản xuất nguyên liệu rau quả, trong đó có cây vải, có khả năng huy động tài chính đủ lớn đề đáp ứng những hợp đồng lớn, và pháp luật phải kiểm soát được việc thực hiện hợp đồng giữa các bên, lúc đó mới thực sự có thị trường nông sản hàng hoá nói chung và thị trường sản xuất tiêu thụ quả vải thiều nói riêng phát triển ổn định.
+ Công tác khoa học: Chọn lọc, lai tạo giống, chọn ra các giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp chế biến, có thể rải vụ, …
+ Tổ chức canh tác: Kinh tế tiểu điền có lợi thế là linh hoạt, suất đầu tư thấp song không đảm bảo sự ổn định về sản lượng, không đồng đều về phẩm cấp và nhất là không đáp ứng được những thị trường lớn, những đơn hàng lớn do tính chất không ổn định của sản xuất nhỏ, tâm lý đám đông hay thay đổi của nông dân, …
+ Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp và mở rộng thị trường.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá thương hiệu vải thiều thông qua hiệp hội rau quả Việt Nam, đưa thông tin trên phương tiện thông tin đại
chúng như qua Webste của các ngành cơ quan ban hành trong tỉnh và ngoài tỉnh, báo chí, truyền hình, tạp chí, …
Tổ chức và tham gia các hội chợ, triển lãm, …để giới thiệu và quảng bá sản phẩm.
Cập nhật thông tin giá vải thiều hàng ngày tại chợ, cửa khẩu và đa thông tin và các thương nhân mua vải thiều có uy tín trên trang báo chí, thông tin điện tử, …
Tham gia hoạt động xúc tiến thương mại nông sản của tỉnh Bắc Giang và của hiệp hội hiệp nông sản Việt Nam ở trong nước và ngoài nước.
Các doanh nghiệp tham gia sản xuất chế biến và buôn bán xuất nhập khẩu các sản phẩm hoa quả nói chung, và nhất là quả vải của miền Bắc nước ta nhìn chung quy mô nhỏ, khả năng tài chính hạn hẹp nên không thể tự tiến hành công tác xúc tiến thương mại ở các thị trường lớn.
Phải có sự liên kết để tạo nên sức mạnh, phải có sự tạo điều kiện, tiếp sức từ Nhà nước và các Ngành hữu quan cho công tác này. Tình trạng cạnh tranh tự do theo kiểu chụp giật, bon chen tiểu xảo hiện nay nếu không sớm có sự điều chỉnh, tiếp sức, tạo điều kiện từ Nhà nước thì không thể “vươn ra biển lớn” được.
Chủ động tìm kiếm thị trường để xây dựng kênh phân phối và hợp tác với doanh nghiệp đã có hệ thống phân phối tốt như SaiGon Coop.Mark, Hapro, Intimex, …để thương hiệu vải Lục Ngạn nói riêng và Bắc Giang nói chung xâm nhập thị trường qua hệ thống phân phối và bán lẻ chuyên nghiệp qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế của cây vải.
Chủ động xây dựng kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sang các nước ASEAN và lập kế hoạch tiếp cận thị trường EU (giá cao hơn sản phẩm cùng loại đang bán trên thị trường khoảng 40%).
Các tổ chức, cá nhân, chủ trang trại cần tập hợp, liên kết thành lập các tổ chức kinh doanh và tiêu thụ vải thiều.
Chú trọng việc tiêu thụ quả vải tươi trong nước, tập trung các thành phố lớn. Đồng thời tìm đối tác để đẩy mạnh xuất khẩu, mà trọng tâm vẫn là thị trường Trung Quốc (Côn Minh - Vân Nam, Trung Quốc) với tiềm năng về nhu cầu trái cây còn cao, ngoài ra cần mở rộng xuất khẩu sang thị trường tiềm năng ASEAN, EU.
Một điều nữa, là các chế độ tài chính. Việt nam đã tham gia WTO thì không thể tiếp tục trợ giá cho hoạt động chế biến và xuất khẩu rau quả trong đó có quả vải. Thế nhưng phải có những ưu đãi nhất định về lãi suất, về hạn mức cho vay và các ưu đãi tài chính khác miễn không phạm luật cạnh tranh tự do, để các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, đáp ứng việc tiêu thụ nông sản hàng hoá cho nông dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động trong khu vực nông nghiệp và đóng góp một phần vào nền kinh tế đất nước.
Nếu cứ duy trì tình trạng bất cập như hiện nay, vay tiền đầu tư cho sản xuất chế biến nông sản rất khó khăn thì trước sau công nghiệp chế biến thực phẩm của chúng ta cũng bị 2 thế lực rất hùng mạnh là Trung Quốc và Thái Lan đè bẹp. Lúc đó thì không có nỗ lực nào, kể cả của nhà nước còn có thể vực dậy được nữa.
+ Nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp.
Cơ quan chức năng, ngân hàng, tổ chức tài chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tạo điều kiện, ưu tiên và hỗ trợ cho các hộ gia đình, doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ vải thiều về vốn, kỹ thuật.
Cần có kế hoạch dài hạn về việc xây dựng thương hiệu vải thiều, phải có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, các nhà khoa học và nhà trồng vải thiều.
Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, tạo mọi điều kiện cho khách hàng đến thu mua, vận chuyển tiêu thụ vải thiều.
Ban hành các quy định quản lý, sử dụng nhãn hiệu vải thiều, cung cấp chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn nói riêng và vải thiều Bắc Giang nói chung trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đưa vào khai thác chợ đầu mối nông sản huyện Lục Ngạn, khuyến khích người dân đưa sản phẩm vào chợ, tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ và giảm bớt ách tắc giao thông trên đường.
Hướng dẫn, khuyến khích tạo điều kiện giúp đỡ các thương nhân, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh (cả thương nhân nước ngoài) đến địa bàn tỉnh khảo sát, ký kết hợp đồng chế biến và tiêu thụ vải thiều.
Kết hợp, lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để phục vụ mục tiêu phát triển cây vải thiều bền vững.
Phối hợp với hải quan các cửa khẩu biên giới tạo điều kiện về thủ tục giấy tờ một cách nhanh chóng.
Cần đầu tư vốn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trồng và kinh doanh vải thiều áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và kinh doanh vải.
Đề nghị bộ Công Thương đưa trương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia.
3.4.2. Giải pháp về chế biến và bảo quản sản phẩm vải thiều.
áp dụng Khoa học kỹ thuật trong bảo quản, chế biến vải thiều.
- Về bảo quản: áp dụng những tiến bộ khoa học khoa học trong bảo quản vải thiều nhằm duy trì thời gian quả vải được tươi lâu hơn.
- Về chế biến: áp dụng các biện pháp sấy vải thiều nhưng đảm bảo sao cho vải thiều luôn có mằu sắc đẹp, chất lượng tốt, thời gian bảo quản lâu, …
Chế biến và nghiên cứu các sản phẩm từ vải thiều như nước ép vải, vải thiều đóng hộp, vải thiều đông lạnh, …
Các công nghệ chế biến vải hiện nay đã có, mỗi công nghệ đều có những ưu điểm cũng như hạn chế. Song điều chủ yếu là vấn đề đảm bảo đồng
đều về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề bảo vệ môi trường trong chế biến thực phẩm.
Đây là vấn đề cốt lõi mà chúng ta phải khắc phục, bởi ngoài yếu tố bắt buộc xuất phát từ trong nền kinh tế nước ta, đây còn là những vấn đề mà các nhà nhấp khẩu thực phẩm tại các quốc gia phát triển bắt buộc người sản xuất phải cam kết, là điều kiện tiên quyết trong thương thảo hợp đồng mua bán thực phẩm.
Để thâm nhập các thị trường của các nước công nghiệp phát triển, có giá mua cao và sản lượng lớn, ổn định phải chấp nhận yêu cầu của họ về công nghệ: Phải tiên tiến. Về nguyên liệu phải sạch, an toàn, phẩm cấp mẫu mã phải đẹp, bao bì phải tốt, bắt mắt.
Trong đó việc canh tác, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch theo mô hình kiểm soát chất lượng ISO 2000 được coi như điều kiện bắt buộc để các sản phẩm rau quả (cả chế biến và chưa chế biến) có thể vào đợc thị trường các nước này. Có thể nói, đối với nền nông nghiệp còn manh mún và lạc hậu như Việt Nam hiện nay, đây là nhiệm vụ bất khả thi.
Để làm được điều này phải đòi hỏi sự quyết tâm của tất cả mọi ngành, mọi cấp. Từ Trung Ương đến địa phương, theo quan điểm “liên kết 4 nhà”, thì Nhà nước phải đi đầu trong việc hoàn chỉnh các văn bản, các chế định Luật pháp để có thể kiểm soát và điều chỉnh quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hoá, từ công tác quy hoạch đến các chính sách hỗ trợ nông nghiệp.
Các nhà khoa học phải cập nhật nhanh chóng các kiến thức về nông học, phải là người đi trước định hướng, thông tin cho ngời nông dân và các doanh nghiệp chế biến các kiến thức, các thông tin sát thực và kịp thời; không để xảy ra tình trạng như hiện nay là “ông nhà khoa học” cứ chạy sau thực tế sản xuất kinh doanh. Có những giống cây con, có những công nghệ người sản
xuất kinh doanh nhập về đưa ra đại trà rồi mới thấy các nhà nghiên cứu đề xuất khảo sát.
Đối với các doanh nghiệp, việc đầu tư chiều sâu về trang thiết bị, công nghệ và đào tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, bảo vệ môi trường là những vấn đề cấp bách phải được giải quyết ngay trong những năm tháng này.
3.4.3. Giải pháp về môi trường
- Đưa các lò sấy vải ra xa khu dân cư, giãn thưa khoảng cách các lò cách các lò sấy.
- Thử áp dụng các biện pháp sấy vải khác như: ở Trung Quốc nghĩ ra cách sấy khô gốm sứ:
+ Nhiệt độ không cao.
+ Làm mất nước trong vải mà không cần nhiệt độ cao hơn 100oC vì vậy các chất không bị phân hủy.
Thử sấy bằng ga xem giá thành và chất lượng như thế nào.
Thử sấy bằng hơi nước nóng: Làm hệ thống dẫn hơi nước luân chuyển. - Tận dụng vỏ, cành khô, cuống vải, hạt, … đốt lửa làm nóng lò sấy.
- Sản phẩm thải của chế biến:
+ Nước thải: Phải qua hệ thống xử lý trước khi thải ra môi trường. + Rác thải: Gom phơi khô làm củi đốt hoặc đổ rác đúng nơi quy định và được xử lý tốt, không gây ô nhiễm môi trường hoặc chế biến phân hữu cơ.
- Cần nâng cao nhận thức nhân dân về vai trò của môi trường và hiểu biết về môi trường.
- Giúp cho mỗi người xác định thái độ và lối sống cá nhân tích cực đối với môi trường.
Kết luận và kiến nghị * Kết luận
- Việc thu hoạch vải thiều vẫn chưa khoa học và kịp thời vụ do thời gian thu hoạch ngắn mà vải chín rộ thì quá nhanh nên vải bị thối rất nhiều dẫn đến sản lượng vải thiều hàng năm giảm khá đáng kể.
- Diện tích vải thiều giảm nhiều do giá vải bấp bênh, rẻ nên người dân chặt đi để trồng các cây khác có giá trị hơn và do khí hậu ít mưa nên cây vải ở những nơi cao kém phát triển.
- Sản lượng vải thiều trong những năm qua giảm do khí hậu không thuận lợi làm vải mất mùa.
- Người dân đã áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và chế biến vải thiều.
- Thị trường tiêu thụ vải thiều được mở rộng.