Cóc mày sần Leptolalax tuberosus

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Phân loại giống cóc mày bùn Leptolalax thuộc họ cóc bùn Megophryidae ở Việt Nam (Trang 36 - 48)

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.2.6. Cóc mày sần Leptolalax tuberosus

Darevsky, 1999

Tên tiếng Anh: Gramular toad.

Cóc mày sần Leptolalax tuberosus được các tác giả: Inger, N. Orlov và

Ị Darevsky, 1999 mô tả và công bố. Nhưng trước đó vào ngày 15 tháng 3 năm 1995 được Ị Darevsky và N. Orlov cũng đã tìm thấy và miêu tả.

ở Việt Nam, một mẫu gốc: FMNH 252844 là cá thể đực trưởng thành

thu được ở làng Koncharăng, huyện An khê, tỉnh Gia lai, Việt Nam (ở độ cao 1000-2000m so với mực nước biển) vào ngày 15 tháng 3 năm 1995 do

Ị Darevsky và N. Orlov.

Một mẫu thu được sau đó, FMNH 252545- 49; trong đó 14 cá thể đực và 1 cá thể cái FMNH 252860; một cá thể đực thu được ở độ cao 900m.

Trên thế giới chưa tìm thấy loài nàỵ

Giá trị: khoa học, loài đặc hữu ở Việt Nam.

Tên riêng của loài Cóc mày sần Leptalalex tuberosus có nghĩa là có

nhiều nốt u lồi lên hay còn gọi là các nốt sần nổi phồng trên dạ Mô tả

Đây là một loài nhỏ trong họ Cóc bùn, cá thể đực nhỏ hơn 30mm, cá thể cái 30mm.

Cóc mày sần có mầu sắc xám tối hoặc là màu đen với những vết lốm đốm to nhỏ ở phía ngoài, họng có mầu sáng, các chi có nhiều vết đen ngang đều đặn.

Hình 15: Leptolalax tuberosus

(theo Nguyễn Quảng Trường)

Hình dáng hơi bè, trông rất chắc nịch. Đầu có chiều rộng và chiều dài bằng nhaụ

Đầu: Có mầu xám tối như phần lưng, có chiều rộng và dài bằng nhaụ

Mũi có đầu nhọn tròn hoặc hình nón cụt, khi nhìn nghiêng không nhô ra rõ lỗ mũi, khi đóng lại một chút thì hơi nhô ra so với mắt. Đỉnh mũi hơi nhô lên và lồi cao, trên mũi có các nốt lồi xung quanh.

Màng nhĩ là một phần nhỏ tròn được phủ dưới lớp da có mầu tối hơn phần đầu, bờ mép màng nhĩ không rõ nên rất khó nhìn thấy, một số cá thể riêng rẽ màng nhĩ trơn làm giảm diện tích tiếng động.

Mắt có đường kính lớn hơn nhiều so với chiều dài mũi, trên mí mắt có nhiều nốt sần nhỏ, khoé mắt hẹp, vùng trước mắt dốc tạo thành hình lõm, đường kính mắt nhìn thì hẹp hơn so với mi mắt.

Miệng rộng không có răng lá mía, thường có hai vạch đen ngang môi, có nhiều nốt sần nhỏ ở miệng, phần cằm có màu sáng hơn, họng có mạng lưới màu đen vây xung quanh các phần trắng.

Thân: Khi nhìn từ trên xuống phần lưng có mầu sẫm tối với những vết lốm đốm to nhỏ ở phía ngoàị Nhưng phần bụng thì có mầu sáng hơn, không có các tuyến lằn trên bụng. Ngực có các tuyến tròn nhỏ. Nách có các tuyến màu trắng, phía dưới da có nhiều dải phân tán những u lồi nhỏ với các kích cỡ to nhỏ khác nhau, họng có màu sáng.

Chi: Tất cả các chi đều có nhiều vệt đen ngang đều đặn.

Chi trước: Đỉnh các ngón chi trước tù, ngón đầu tiên gần bằng ngón thứ II, ngón thứ IV và ngón thứ II bằng nhaụ Ngón đầu tiên không duỗi thẳng ra, vòng ngoài cùng của ngón lớn hơn và lồi lên.

Chi sau: Đỉnh các ngón chi sau giống như chi trước, ngón thứ III dài hơn ngón thứ V. Đai cơ sở tiếp giáp với thân các ngón chi trước, ở các ngón không có tua, các chóp đỉnh được bao bọc bởi lớp sừng.

Hai ngón đầu tiên tương đối ngắn nhưng vẫn dài hơn ngón thứ III và ngón thứ V, toàn bộ ngón thứ IV được phủ một chóp đỉnh phía trong.

Bề mặt dưới của bắp đùi da đen mỏng hình mắt lưới, có những đốm trắng, phần bắp chân cũng có những mạng lưới như vậỵ Mặt dưới tất cả các chi có màu trắng mỏng, có các vệt sọc đen ngắn rải rác phía saụ

Những cá thể đực thì có những đường khe hở như những túi âm thanh đang mở ra nhưng không có cơ quan giao phốị

Kích thước của mẫu gốc FMNH 252844 đo được như sau:

Như vậy, qua mô tả ở trên có thể thấy Cóc mày sần có điểm nổi bật khác biệt nhất là: Đây là loài duy nhất có những vết lốm đốm hơi trắng ở lưng và cũng là loài duy nhất có vành màng nhĩ nhưng không nhận thấy, đùi có cấu tạo hình mắt lướị

Nơi sống: Loài này chỉ tìm thấy ở làng Koncharăng, huyện An Khê, tỉnh Gia Laị

Hiện trạng: là loài đặc hữu ở Việt Nam, đang được bảo tồn.

3.3. Đặc điểm nơi sống và vùng phân bố của các loài thuộc giống Cóc

mày bùn Leptolalax ở Việt Nam

3.3.1. Đặc điểm nơi sống và vùng phân bố của loài Cóc mày bô rê Leptolalax bourreti và Cóc mày nhỏ Leptolalax pluvialis

Cả hai loài Cóc mày nhỏ và Cóc mày bô rê đều chỉ tìm thấy ở Sapa, tỉnh Lào Caị

Sapa có độ cao trung bình 1200-1800m. Địa hình nghiêng và thoải đều

theo hướng Tây-Nam đến Đông-Bắc. ở đây có dãy núi Hoàng Liên, có đỉnh

cao nhất là đỉnh Phan Si Păng cao 3143m (là nơi thu được Cóc mày nhỏ). Khí hậu của Sapa do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các vị trí địa lí.

Nhiệt độ trung bình hàng năm của Sapa là 15,4oC, vào mùa hè nhiệt độ

trung bình là 18-20oC, các tháng mùa đông khoảng 10-12oC. Nhiệt độ thấp

nhất vào tháng 1 là 0oC, đặc biệt có những năm thấp xuống -3,2oC.

Do đặc điểm của khu vực khác nhau nên tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng một thời điểm.

Sapa có mạng lưới sông ngòi khá dày, các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều, có diện tích đất rừng khoảng 32878,7ha, ở đây phong phú các loại cây lâm nghiệp như: đinh, lim, sến, táụ..Dưới các cây lâm nghiệp còn

sinh sống và phát triển. Vì vậy, nơi đây cũng là nơi phù hợp cho loài Cóc mày nhỏ và Cóc mày bô rê sinh sống.

3.3.2. Đặc điểm nơi sống và khu phân bố của Cóc mày na hang Leptolalax nahangensis

Cóc mày na hang chỉ thu được một mẫu duy nhất ở vùng Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm giữa Tây Bắc và Đông Bắc của Việt Nam, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa đông khô - lạnh, mùa hè nóng - ẩm, mưa nhiều, hay có lũ lụt, có các hiện tượng mưa đá, gió

lốc. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây là 22-24oC.

Huyện Na Hang là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, có nhiều núi đá vôi, địa hình có hướng thấp dần từ Bắc đến Nam. Đất đai chủ yếu được hình thành từ Ferarit hóa có độ pH từ 4,5-6. Độ ẩm tương đối cao, khoảng 80-85%, thích hợp cho các loại cây trồng phát triển.

Khí hậu huyện Na Hang là nhiệt đới gió mùa, mùa đông còn có nhiều

sương muối cục bộ, lượng mưa trung bình khoảng 1800mm. ở đây còn có

nhiều sông suối, đặc biệt có hai con sông lớn là sông Gâm và sông Năng. Diện tích đất rừng rộng 75.027ha tạo điều kiện cho nhiều loài động, thực vật quý hiếm sinh sống trong đó có Cóc mày na hang.

3.3.3. Đặc điểm nơi sống và khu phân bố của Cóc mày bùn Leptolalax pelodytoides

Cóc mày bùn là loài sống phổ biến nhất trong tất cả các loài thuộc giống Cóc mày bùn. Nó có mặt ở nhiều nơi trong nước và thậm chí ở nước ngoài cũng tìm thấy chúng nhưng đa số là nó phân bố ở các vùng miền núi như: Văn Bàn, Sapa (Lào Cai), Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Xuân Sơn (Phú Thọ), Pò Hèn (Quảng Ninh), Chí Linh (Hải Dương), Thượng Tiến (Hòa Bình), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Phú Lộc (Thừa Thiên Huế),

Trà My (Quảng Nam), Kon Plông (Kon Tum), KonKaKing (Gia Lai), Pù Uống và Pù Mát (Nghệ An).

Tất cả các vùng mà Cóc mày bùn phân bố đều có đặc điểm chung là: Diện tích đất rừng rộng rãi, có các dải núi cao tạo nên địa hình phong phú và đa dạng còn mang thêm phức tạp do sự phân cắt địa hình thành các tiểu vùng. Nên đồi núi cũng có sự cao thấp khác nhau, dẫn đến sự khác nhau về thời tiết khí hậụ

Khí hậu đa số là nhiệt đới gió mùa, có sự phân chia hai mùa rõ rệt trong năm là mùa mưa và mùa khô.

Đất đai: đất rừng chiếm diện tích lớn phù hợp với sự phát triển các loại cây nông nghiệp và lâm nghiệp. Từ đó, tạo điều kiện cho các loại động vật khác cũng phát triển. Các loại cây trồng và sông ngòi ở đây cũng rất đa dạng và phong phú tạo điều kiện cho Cóc mày bùn cũng như các loài động vật khác cư trú.

Độ ẩm bình quân khoảng 65% đến 90%. Một số nơi còn có sương mù. 3.3.4. Đặc điểm nơi sống và khu phân bố của Cóc mày sung Leptolalax sungi

Cóc mày sung chỉ tìm thấy ở hai vùng duy nhất đó là: Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc và Văn Yên, tỉnh Yên Báị

Do đặc điểm vị trí địa lí nên điều kiện tự nhiên Vĩnh Phúc chia làm 3 vùng sinh thái rõ rệt. Vùng núi có diện tích nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm đa số. Vùng đồng bằng và vùng trung du thì chủ yếu là diện tích nông nghiệp và công nghiệp.

Trong vùng núi có núi Tam Đảo, là vùng tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh và của cả nước, có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Vĩnh Phúc có

nhiệt độ trung bình năm 23,2-25oC, lượng mưa 1500-1700mm, độ ẩm trung

trung bình 18oC cùng với cảnh núi rừng xanh tươi phù hợp cho phát triển du lịch, giải trí.

Vườn Quốc gia Tam Đảo với 1500 ha là nơi bảo tồn nguồn gen động, thực vật quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam, trong đó có loài Cóc mày sung.

Điều kiện tự nhiên của Văn Yên, tỉnh Yên Bái cũng gần giống như Tam Đảo,tỉnh Vĩnh Phúc. Chính vì thế chỉ tìm thấy loài Cóc mày sung ở hai vùng nàỵ

3.3.5. Đặc điểm nơi sống và vùng phân bố của loài Cóc mày sần Leptolalax tuberosus

Cóc mày sần phân bố ở làng Koncharăng, huyện An Khê, tỉnh Gia Laị Gia Lai là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam, vùng này có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Đây là nơi đầu nguồn của nhiều con sông đổ về vùng duyên hải

miền Trung. ở đây có nhiều nguồn động vật quý hiếm, nhưng nguồn thực vật

thì không phong phú. Đây cũng là nơi thích hợp cho loài Cóc mày sần sinh sống, đặc biệt là vùng An Khê.

Huyện An Khê nằm phía Đông tỉnh Gia Lai, có lượng mưa hàng năm

khoảng 120mm - 175mm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 25oC. ở đây

có nền kinh tế phát triển, chủ yếu là nông nghiệp. Từ những đặc điểm đặc biệt trên mà Cóc mày sần chỉ tìm thấy ở vùng An Khê nàỵ

kết luận và đề nghị

Kết luận:

Sau quá trình nghiên cứu phân loại giống Cóc mày bùn ở Việt Nam, chúng tôi đã rút ra một số kết luận như sau:

Giống Cóc mày bùn ở Việt Nam gồm 6 loàị Tất cả các loài đều có khả năng được dùng làm thực phẩm và có triển vọng nuôi làm cảnh, trong đó có tới 5 loài là loài đặc hữu của Việt Nam.

Trong tự nhiên việc nhận biết giống Cóc mày bùn không khó lắm, chúng ta có thể dựa vào các đặc điểm: lồi màng nhĩ, nốt sần, màu sắc da đùi, các tuyến sườn hông... Nhưng việc phân biệt các loài đôi khi rất dễ nhầm lẫn, do đó cần phải dựa vào một số đặc điểm đặc trưng của từng loàị

Để giúp cho công tác phân loại được chính xác, chúng tôi đã xây dựng khóa định loại các loài và mô tả đặc điểm hình thái của loàị Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp một số thông tin cơ bản về vùng phân bố, sinh học và sinh thái, giá trị sử dụng cho các loài thuộc giống Cóc mày bùn ở Việt Nam.

Đề nghị:

Đa số các loài trong giống Cóc mày bùn Leptolalax là những loài đặc hữu của Việt Nam, chúng có khu phân bố tương đối hẹp, số lượng cá thể ít và đều đang bị đe dọa tuyệt chủng. Vì vậy, cần có những nghiên cứu để bảo vệ nguồn gen quý giá nàỵ

Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng khối lượng công việc quá lớn mà thời gian và điều kiện nghiên cứu thì có hạn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về giống Cóc mày bùn ở Việt Nam vẫn còn nhiều nội dung chưa giải quyết được một cách trọn vẹn, cần có những nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện các nội dung nàỵ

Các tài liệu công bố về các loài trong giống Cóc mày bùn Leptolalax còn

hạn hẹp, đặc biệt là tài liệu tiếng Việt. Tôi cũng rất mong những tài liệu về loài này được phổ biến rộng rãi hơn để tạo điều kiện cho những người muốn

Các mẫu vật trong Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Việt Nam về giống Cóc mày bùn còn ít, và đang trong tình trạng bị hỏng rất nhiều, nên Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Việt Nam cần có biện pháp khắc phục và bảo tồn tốt hơn.

Tài liệu tham khảo

1. Hồ Thu Cúc, “Giống Cóc mày Leptobrachium (Anura, Megophryidae)

ở Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, Tập 23(1), trang 1-5.

2. Hồ Thu Cúc, N. Orlov, 2000, “Giống ếch cây Rhacophorus của Việt

Nam”, Tạp chí Sinh học, Tập 22(1B), trang 6-9.

3. Nguyễn Anh Diệp, Trần Ninh, Nguyễn Xuõn Quýnh, 2007, “Nguyờn

tắc phõn loại sinh vật”, Nxb KH & KT, Hà Nội:trang 34-39.

4. Fieldiana: Zoologỵ Newsiries, Nọ 92, page 6-12.

5. Lê Nguyên Ngật, 2007, Đời sống các loài lưỡng cư và bò sát, Nxb Giáo dục Hà Nộị

6. Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thái, Andrew Grieser John, Cao

Tiến Trung, Hồ Anh Tuấn, Chu Văn Dũng, 2008, ếch nhái, Bò sát ở khu Bảo

tồn Thiên nhiên Pù Huống, NxbNông nghiệp, Hà Nội: trang 28-54.

7. Nguyen Van Sang, Ho Thu Cuc and Nguyen Quang Truong, 2009,

Herpetofauna of Viet Nam, Edition Chimaira Frankfurt am Main, pp. 81-85.

8. Nguyễn Văn Sỏng, Hồ Thu Cỳc, Nguyễn Quảng Trường, 2001, Nhận

dạng một số loài Ếch nhỏi - Bũ sỏt ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội: trang 15-36.

9. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, 2005, Danh

lục ếchnhái bò sát Việt Nam, Nxb KH & KT, Hà Nộị

10. Bộ Khoa học và Cụng nghệ , 2007, Sỏch Đỏ Việt Nam (phần động

vật), Nxb KH & KT, Hà Nội: trang 223-241 11.Webside: http://www. thiennhien. net

Phụ lục

Hình 16. Leptolalax sp , Ninh Bình. , P. P. van Dijk

Hình 18. Phòng lưu trữ mẫu Lưỡng cư - Bò sát (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật)

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Phân loại giống cóc mày bùn Leptolalax thuộc họ cóc bùn Megophryidae ở Việt Nam (Trang 36 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)