4. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.4. Cóc mày nhỏ Leptolalax pluvialis
S. Grosiean, 1999
Tên tiếng Anh:Rainy toad.
Cóc mày nhỏ (hay còn gọi là Cóc mưa) được các tác giả Ạ Ohler, Marquys, S. Swan và S. Grosiean tìm thấy, mô tả và công bố năm 1999.
Các tác giả đã thu được ba mẫu cá thể đực trưởng thành khi chúng đang gọi nhau dưới bờ mương to, lúc đó chúng đang ngồi trên cành cây và di
chuyển tới gần một dòng suối nhỏ trong rừng ở 22 19’N, 103 47’E độ cao 1900m ở vùng Phan Si Păng, tỉnh Lào Cai, Việt Nam vào đêm 11 tháng 7 năm 1998.
Trên thế giới chưa tìm thấy loài nàỵ
Giá trị: khoa học, loài đặc hữu ở Việt Nam. Cóc cày nhỏ thường xuất hiện vào tháng 7. Nguồn gốc tên của loài:
Đầu tiên gọi là Cóc mưa vì thường tìm thấy chúng trong cơn mưạ Sau đó gọi là Cóc mày nhỏ vì chúng có kích thước rất nhỏ, chiều dài thân khoảng 21,3-22,3mm, là loài nhỏ nhất trong giống Cóc mày bùn.
Mô tả
Cóc mày nhỏ có thân hình thon nhỏ chiều dài thân 22mm, thường xuất hiện trong bóng tối, chúng có màu nâu sẫm tối có vân giống như vân đá cẩm thạch trên mặt bụng.
Khi giải phẫu mặt bụng thấy các sắc tố, chất sắc tố của tế bào nhân với kiểu màu sắc đối xứng. [8]
Đầu: Đầu có kích thước trung bình bề ngang hẹp hơn bề dài (dài đầu HL 8,5mm; rộng đầu 8,1mm. MN 6,7mm. MFE 5,5mm. MBE 2,2mm) trán hơi lồi và dô ra phía trước, phần trên của đầu có màu xám - nâu với dải màu đen giữa hai mắt hình chữ W.
Mũi nhọn, mỏng, nhô ra dài 4,02mm, dài hơn đường kính ngang của mắt (EL 3,31mm).
Mắt: khoé mắt góc cạnh, cầu mắt hình lòng chảo, nằm ở đỉnh đầu, con ngươi hình trứng. Gian ổ mắt ở phần lồi mặt trái rộng hơn ở trên mí mắt nhưng hẹp hơn khoảng cách giữa hai lỗ mũị Khoảng cách giữa hai mép sau mắt (IBE) là 7,52mm.
Màng nhĩ: Có kích thước TYD 1,65mm, nhỏ, lồi ra, đường kính mắt bằng
2-5 lần đường kính của màng nhĩ. ở phía dưới màng nhĩ có màu nâu sẫm với
một dải màu trắng.
Miệng: Rộng tròn, lưỡi vừa phải hình tim. Đỉnh môi có màu nâu sẫm với các dải màu trắng và đen.
Thân: Phần cổ không sáng trắng, mép cổ màu nâu sẫm với một dải trắng nhỏ. Nhìn phía mặt lưng có màu nâu sẫm, trên lưng không có các lồi gò, mà là những phần da nhẵn trông rất phẳng. Hai bên sườn hông thì có nhiều lồi gò,
những lồi gò đó có màu nâu xám sẫm hơn, vùng nách có màu nâu đen. ở vùng
vai và ở xương cùng có màu đen sẫm. Ngực và mặt bụng màu không sáng hơn mặt lưng nhưng có các vân như vân đá cẩm thạch.
Chi:
Chi trước: Bàn chi trước ngắn và mảnh FLL 6,22mm, có kích thước dài hơn cánh taỵ Các ngón I, II và ngón IV ngắn hơn và khoẻ hơn ngón III (TFL
4,02mm), chiều dài của ngón tính từ ngắn đến dài như sau: I < II IV< IIỊ
Đỉnh các ngón tròn không phình cũng không có rãnh, ngón thứ I có vân, da mặt bên trong không có đaị
Củ bàn trong chi trước lồi lên, vòng phía ngoài cùng hình trứng, không có những lồi phụ. Đỉnh của chi trước phần dưới có màu xám và màu đen sẫm, phía sau gót bàn chân có nhiều dải màu nâu sẫm và nâu xám. Da phần cẳng chân và trụ cốt bàn chân nhẵn trơn. Trên cánh chi trước có các tuyến.
Chi sau: Đa phần bắp đùi, cẳng chân, trụ cốt bàn chân nhẵn trơn, mặt dưới của chi có đôi nốt phồng ra, đùi có các tuyến. Màu sắc của bắp đùi, cẳng và bàn chân có màu nâu xám với dải màu đen, phía dưới bắp đùi có màu đen với dải trắng nhỏ, phía trên bắp đùi có màu nâu với ít màu trắng. Phía sau gót bàn chân có các tuyến lớn màu trắng xám, có nhiều dải màu nâu sẫm và nâu xám, gót chi có màu son. Cẳng chân dài gấp 4 lần rộng (TL 11,4mm) dài hơn
bắp đùi (FL 10,9mm). Khoảng cách tương xứng bàn chân tới đỉnh ngón thứ IV FTL 6,35mm. Tất cả các ngón khoẻ hơn nhưng ngắn hơn so với ngón thứ IV khoảng 2-3 lần. Khoảng cách từ đáy xương cổ chân tới đỉnh ngón thứ IV TFOL 17,2mm. Mối liên quan chiều dài các ngón được mô tả từ ngắn nhất đến dài nhất như sau: I < II < V < III < IV. Đỉnh các ngón không có đường rãnh, là vòng tròn nhưng không mở rộng, không có đai, dọc theo mép da ngón thứ V không có vân.
Các ngón không có lồi gò cũng không có trụ cốt bàn chân, xương bàn chân lồi lên và có chiều dài (IMT 1,67mm) bằng 1,32 lần chiều dài ngón I (ITL 2,2mm). Ngoài khối xương bàn chân không có lồi, không có lồi phụ cũng không có trụ cốt bàn chân. Ngoài ra cá thể đực có đặc điểm vào mùa giao phối cũng rất khó thấy các túi âm thanh [4].
Như vậy, qua những mô tả chi tiết ở trên chúng ta có thể thấy Cóc mày nhỏ có nhiều điểm khác biệt với các loài khác trong giống Cóc mày bùn như: kích thước, hình dạng, màu sắc của chi, thân, đầụ
Nhưng điểm khác biệt rõ nét dễ nhận thấy nhất là kích thước rất nhỏ, nhỏ nhất trong giống Cóc mày bùn, thường xuất hiện trong bóng tối, da lưng nhẵn trơn có các tuyến nhiều hai bên hông.
Nơi sống: Loài này chỉ tìm thấy ở vùng Sapa, tỉnh Lào Caị
Hiện trạng: Là loài đặc hữu ở Việt Nam, đang trong nguy cơ bị tuyệt chủng.
3.2.5. Cóc mày sung Leptolalex sungi Robert W. Murphy, 1996
Tên tiếng Anh: Sung toad.
Cóc mày sung được Robert W. Murphy tìm thấy đầu tiên ở ven suối Tam Đảo, độ cao 925m, vào ngày 11 tháng 8 năm 1996. Tại đây, ông đã thu được 1 cá thể đực mẫu chuẩn ROM 28474.
nghỉ mát Tam Đảo - Vĩnh Phúc cũng thu được một số mẫu tiếp theo (gần nơi thu mẫu gốc).
Trên thế giới chưa tìm thấỵ Giá trị: khoa học.
Tất cả các mẫu trên đều được các tác giả mô tả và công bố chính thức vào năm 1998. Trên thế giới hiện nay chưa tìm thấỵ
Nguồn gốc tên loài: Tên khoa học của loài được lấy gốc từ tên của GS. TS Cao Văn Sung - nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật để ghi nhận công lao đóng góp và cống hiến không mệt mỏi của GS trong việc bảo vệ và phát triển hệ Sinh vật Việt Nam [11].
Mô tả
Cóc mày sung là loài có kích thước lớn nhất trong giống Cóc mày bùn. Cá thể đực có chiều dài thân khoảng 49,8mm, còn cá thể cái có kích thước lớn hơn cá thể đực, cá thể cái có kích thước khoảng 58,9mm. Thân hình hơi rộng, có chiều rộng lớn hơn chiều dài, chiều dài bằng 92% so với chiều rộng. Nhìn chung cơ thể có màu nâu sáng hơi vàng và có những nốt sáng trên lưng, bụng nhẵn có màu sáng hơn mặt lưng.
Hình 9. Leptolalax sungi
(theo Nguyễn Quảng Trường, mẫu thu ở Yên Bái)
Hình 11. Leptolalax sungi
(chụp tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật)
Đầu: Đầu Cóc mày sung hơi dẹp, có chiều rộng hơi lớn hơn chiều dàị
Miệng rộng hình tam giác, không có răng lá mía, lưỡi rộng và sâu vào phía trong, môi nhìn rất mỏng và trắng có các vạch ngang trên môị Mõm hơi vượt quá hàm dưới và thuôn dài, khi nhìn từ bên sang thì tròn.
Hình 13. Miệng của Leptolalax sungi
(chụp tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật)
Cằm của Cóc mày sung màu hơi trắng, hàm dưới hơi mở rộng ra ngoàị Có túi âm thanh duy nhất ở phía dưới mặt.
Mũi nhọn, lỗ mũi nằm trên đỉnh chóp mũi, lỗ mũi trồi ra, dễ nhận biết hơn màng nhĩ, đỉnh mũi rất mỏng và trắng.
Mắt lớn gấp 2 lần đường kính màng nhĩ, bằng gần 30% chiều dài đầu, mi mắt dưới rộng gần như gấp đôi chiều rộng mi mắt trên. Khoé mắt sắc nét, có màu nâu đen, bên lề khoé mắt có các tuyến mở rộng. Mi mắt không có các tuyến bên lề. Mắt dẹp, mi mắt nhỏ, mí dưới có màu trắng trong rất dễ nhận biết, mí trên thì có màu hơi nâu so với đầu, màu mắt xanh đen, dưới mắt có các nốt trông giống như cái túị
Màng nhĩ: tròn nhỏ không dễ nhìn thấy, đường kính nhỏ hơn mắt, nếp trên màng nhĩ rõ, có màu da hơi tối hơn. Có trồi nếp gấp biệt, mở rộng từ lưng đến mắt, từ đỉnh chi trên đến khớp sau của mi mắt.
Thân: Nhìn phía trên có màu nâu nhạt, đặc biệt là khu vực tiếp giáp hậu môn có màu đậm hơn, trên lưng có các nốt sáng, lưng hơi lồị
Hình 14. Mặt bụng của Leptolalax sungi
(chụp tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật)
Mặt bụng hoàn toàn sáng hơn mặt lưng, có những đường cong nhẹ nhàng, có các vằn kem trắng và các hạt nhỏ lốm đốm sáng. Khi ngâm trong cồn thì mặt lề bụng có nếp gấp màu đen, da bụng mịn, phần gần eo cũng mịn. Tuyến ngực (phần trung gian giữa ngực và nách) hình trứng nhỏ, có chiều dài lớn hơn so với đường kính màng nhĩ. Cuối nếp gấp không có tuyến trắng. Tuyến đùi nằm gần đầu gối hơn phần cùng.
Vùng tiếp giáp giữa sườn hông với bụng và rìa mép các chi có các hột nhỏ, phần tiếp giáp giữa bụng và đùi cũng có nhiều nốt mụn trắng.
Chi:
Chi trước: chiều dài chi (được tính từ đỉnh ngón thứ III) bằng 30% chiều dài thân. Lồi gò mặt trong nhỏ hơn lồi gò phía ngoài nên lồi gò phía ngoài dễ nhìn thấy hơn. Bề mặt cẳng chi có màu đen, có các vệt màu sáng, đùi có các vệt ngang màu sáng hơn phía saụ Trên vùng cẳng chi không có các tuyến, đây là điểm khác biệt so với Cóc mày bô rê và Cóc mày bùn.
Chiều dài các ngón được tính như sau: I = II = IV < IIỊ
Chi sau dài hơn chi trước, gần bằng 42% chiều dài thân. Mặt bắp đùi,
cẳng chi, xương chày và bàn chân có màu hơi đỏ, đùi mịn có tuyến trắng. Mặt dưới các ngón III và V có chai nhẹ. Bên trong có các lồi gò nhỏ
nhưng bên ngoài không có lồi gò. Các rìa bàn chân thì yếu ớt.
Kích thước mẫu vật đo được ở Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật cụ
thể như sau: (đơn vị mm) Dài thân: 48,3mm. Xương chày: 23,1mm. Chi trước: 13,9mm. Chi sau: 20,3mm. Dài đầu: 17,6mm. Rộng đầu: 19,1mm. Khoảng cách mũi: 5,6mm. Đường kính mắt: 9,4mm. Chiều dài dưới mi: 5,4mm.
Khoảng cách mắt đến lỗ mũi: 4,2mm. Khoảng cách mắt đến màng nhĩ: 3,4mm. Đường kính màng nhĩ: 2,9mm.
Đường kính mũi: 2,3mm. Khoảng cách mũi: 2,1mm.
Như vậy qua những đặc điểm được mô tả ở trên, chúng ta thấy rõ những đặc điểm khác biệt của Cóc mày sung đối với các loài trong giống Cóc mày bùn, và đặc điểm nổi bật nhất là: Cóc mày sung có kích thước lớn nhất trong giống Cóc mày bùn, là loài duy nhất có vùng tiếp giáp giữa sườn hông với bụng và rìa mép các chi có các hột nhỏ.
Nơi sống: Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Hiện trạng: là loài đặc hữu ở Việt Nam, đang trong nguy cơ bị diệt vong. [10]
3.2.6. Cóc mày sần Leptolalax tuberosus Inger, Nicolai Orlov và Ilya
Darevsky, 1999
Tên tiếng Anh: Gramular toad.
Cóc mày sần Leptolalax tuberosus được các tác giả: Inger, N. Orlov và
Ị Darevsky, 1999 mô tả và công bố. Nhưng trước đó vào ngày 15 tháng 3 năm 1995 được Ị Darevsky và N. Orlov cũng đã tìm thấy và miêu tả.
ở Việt Nam, một mẫu gốc: FMNH 252844 là cá thể đực trưởng thành
thu được ở làng Koncharăng, huyện An khê, tỉnh Gia lai, Việt Nam (ở độ cao 1000-2000m so với mực nước biển) vào ngày 15 tháng 3 năm 1995 do
Ị Darevsky và N. Orlov.
Một mẫu thu được sau đó, FMNH 252545- 49; trong đó 14 cá thể đực và 1 cá thể cái FMNH 252860; một cá thể đực thu được ở độ cao 900m.
Trên thế giới chưa tìm thấy loài nàỵ
Giá trị: khoa học, loài đặc hữu ở Việt Nam.
Tên riêng của loài Cóc mày sần Leptalalex tuberosus có nghĩa là có
nhiều nốt u lồi lên hay còn gọi là các nốt sần nổi phồng trên dạ Mô tả
Đây là một loài nhỏ trong họ Cóc bùn, cá thể đực nhỏ hơn 30mm, cá thể cái 30mm.
Cóc mày sần có mầu sắc xám tối hoặc là màu đen với những vết lốm đốm to nhỏ ở phía ngoài, họng có mầu sáng, các chi có nhiều vết đen ngang đều đặn.
Hình 15: Leptolalax tuberosus
(theo Nguyễn Quảng Trường)
Hình dáng hơi bè, trông rất chắc nịch. Đầu có chiều rộng và chiều dài bằng nhaụ
Đầu: Có mầu xám tối như phần lưng, có chiều rộng và dài bằng nhaụ
Mũi có đầu nhọn tròn hoặc hình nón cụt, khi nhìn nghiêng không nhô ra rõ lỗ mũi, khi đóng lại một chút thì hơi nhô ra so với mắt. Đỉnh mũi hơi nhô lên và lồi cao, trên mũi có các nốt lồi xung quanh.
Màng nhĩ là một phần nhỏ tròn được phủ dưới lớp da có mầu tối hơn phần đầu, bờ mép màng nhĩ không rõ nên rất khó nhìn thấy, một số cá thể riêng rẽ màng nhĩ trơn làm giảm diện tích tiếng động.
Mắt có đường kính lớn hơn nhiều so với chiều dài mũi, trên mí mắt có nhiều nốt sần nhỏ, khoé mắt hẹp, vùng trước mắt dốc tạo thành hình lõm, đường kính mắt nhìn thì hẹp hơn so với mi mắt.
Miệng rộng không có răng lá mía, thường có hai vạch đen ngang môi, có nhiều nốt sần nhỏ ở miệng, phần cằm có màu sáng hơn, họng có mạng lưới màu đen vây xung quanh các phần trắng.
Thân: Khi nhìn từ trên xuống phần lưng có mầu sẫm tối với những vết lốm đốm to nhỏ ở phía ngoàị Nhưng phần bụng thì có mầu sáng hơn, không có các tuyến lằn trên bụng. Ngực có các tuyến tròn nhỏ. Nách có các tuyến màu trắng, phía dưới da có nhiều dải phân tán những u lồi nhỏ với các kích cỡ to nhỏ khác nhau, họng có màu sáng.
Chi: Tất cả các chi đều có nhiều vệt đen ngang đều đặn.
Chi trước: Đỉnh các ngón chi trước tù, ngón đầu tiên gần bằng ngón thứ II, ngón thứ IV và ngón thứ II bằng nhaụ Ngón đầu tiên không duỗi thẳng ra, vòng ngoài cùng của ngón lớn hơn và lồi lên.
Chi sau: Đỉnh các ngón chi sau giống như chi trước, ngón thứ III dài hơn ngón thứ V. Đai cơ sở tiếp giáp với thân các ngón chi trước, ở các ngón không có tua, các chóp đỉnh được bao bọc bởi lớp sừng.
Hai ngón đầu tiên tương đối ngắn nhưng vẫn dài hơn ngón thứ III và ngón thứ V, toàn bộ ngón thứ IV được phủ một chóp đỉnh phía trong.
Bề mặt dưới của bắp đùi da đen mỏng hình mắt lưới, có những đốm trắng, phần bắp chân cũng có những mạng lưới như vậỵ Mặt dưới tất cả các chi có màu trắng mỏng, có các vệt sọc đen ngắn rải rác phía saụ
Những cá thể đực thì có những đường khe hở như những túi âm thanh đang mở ra nhưng không có cơ quan giao phốị
Kích thước của mẫu gốc FMNH 252844 đo được như sau:
Như vậy, qua mô tả ở trên có thể thấy Cóc mày sần có điểm nổi bật khác biệt nhất là: Đây là loài duy nhất có những vết lốm đốm hơi trắng ở lưng và cũng là loài duy nhất có vành màng nhĩ nhưng không nhận thấy, đùi có cấu tạo hình mắt lướị
Nơi sống: Loài này chỉ tìm thấy ở làng Koncharăng, huyện An Khê, tỉnh Gia Laị
Hiện trạng: là loài đặc hữu ở Việt Nam, đang được bảo tồn.
3.3. Đặc điểm nơi sống và vùng phân bố của các loài thuộc giống Cóc
mày bùn Leptolalax ở Việt Nam
3.3.1. Đặc điểm nơi sống và vùng phân bố của loài Cóc mày bô rê Leptolalax bourreti và Cóc mày nhỏ Leptolalax pluvialis
Cả hai loài Cóc mày nhỏ và Cóc mày bô rê đều chỉ tìm thấy ở Sapa, tỉnh Lào Caị
Sapa có độ cao trung bình 1200-1800m. Địa hình nghiêng và thoải đều
theo hướng Tây-Nam đến Đông-Bắc. ở đây có dãy núi Hoàng Liên, có đỉnh
cao nhất là đỉnh Phan Si Păng cao 3143m (là nơi thu được Cóc mày nhỏ). Khí hậu của Sapa do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức