Ứng xử với môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Văn hóa ứng sử của người Việt qua tục ngữ - ca dao (Trang 39)

7. Bố cục khóa luận

2.3 ứng xử với môi trường tự nhiên

2.3.1. ứng xử trong việc tận dùng môi trường tự nhiên

Trong quá trình sinh sống, con người luôn gắn bó mật thiết và chặt chẽ với thiên nhiên. Chính vì thế, con người cần phải biết tận dụng tự nhiên, đặc biệt với người dân Việt Nam thì tận dụng tự nhiên đóng vai trò vô cùng

quan trọng. Tận dụng môi trường tự nhiên thể hiện trên hai lĩnh vực ăn uống và giữ gìn sức khoẻ. Để duy trì sự sống hiển nhiên việc ăn uống có tầm quan trọng số một. Người Việt Nam nông nghiệp với bản tính thiết thực đã nói lên rằng “có thực mới vực được đạo”. Việc ăn đối với người Việt quan trọng tới mức một đấng toàn năng như trời cũng phải tránh, cũng không được xâm phạm “trời đánh tránh miếng ăn”.

Trong cơ cấu bữa ăn của người Việt thì hạt gạo là quan trọng nhất, hạt gạo được ví như là của “ngọc thực” cần phải được nâng niu, trân trọng bởi để làm ra được một hạt gạo là vô cùng gian khổ

“ai ơi bưng bát cơm đầỵ

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” Và “cày đồng đang buổi ban trưạ

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

Tục ngữ ca dao có rất nhiều câu nói lên vai trò của cơm gạo như “người sống vì gạo, cá bạo vì nước”, hay “cơm tẻ no, xôi vò chẳng thiết”. Việc ăn cơm đều đặn là chỉ số cho nếp sống điều độ, cho sức khoẻ con người “nhà giàu cơm ngày ba bữa, nhà khó cũng phải đỏ lửa ba lần”, “cơm ba bát, áo ba manh, đói không xanh, rét không chết”.

Trong bữa ăn của người Việt thì sau lúa gạo là đến các loại rau quả. Đối với người Việt thì “đói ăn rau, đau uống thuốc” là chuyện tất nhiên. Cùng với lúa gạo vai trò của rau cũng rất quan trọng. Tục ngữ - ca dao đã có nhiều câu nói về vai trò đó như “ăn cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống”, hoặc “ăn cơm không rau như đánh nhau không có người gỡ”.

Đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn của người Việt là các loại thuỷ sản đa dạng như cá, tôm, cua, ốc, lươn... Đó chính là những sản phẩm đặc thù của vùng sông nước. Sau “cơm rau” thì đến “cơm cá” là thông dụng nhất “có cá đổ vạ cho cơm”, cá còn được đánh giá cao hơn cả thịt và rau “đắt cá hơn

ra thứ nước chấm đặc biệt, rất ngon và bổ dưỡng vì chứa nhiều đạm đó là nước mắm và mắm.

Cơm mắm không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với bình dân mà đó còn là thứ gia vị quan trọng có mặt trong tất cả bữa ăn của các tầng lớp trong xã hội, đồng thời đó cũng là một thứ quà quê đặc trưng của người dân Việt Nam.

Nhiều bậc thầy về nghệ thuật ẩm thực trên thế giới sau khi tiếp xúc với nền ẩm thực Việt Nam đã nhận xét rằng mắm và nước mắm chính là vua của ẩm thực Việt Nam. Đối với người Việt nếu như tương cà là “gia bản” thì nước mắm phải được xem là “quốc bản”. Thiếu nước mắm thì chưa thành bữa cơm Việt Nam.

Cuối cùng chiếm vị trí khiêm tốn trong cơ cấu bữa ăn người Việt mới là thịt. Đó là thịt những loài động vật gần gũi và phổ biến như gà, lợn... Ngoài ra trong thực đơn người Việt có không ít những món ăn được xem là đặc sản có nguồn gốc từ chính những loài động vật ấỵ Tục ngữ có câu: “Sống được miếng dồi chó chết được bó vàng tâm” hay “sống ở trên đời ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ biết có hay không”.

Món ăn với đủ thứ từ động vật đến thực vật đều có sẵn ở khắp các vùng miền trong cả nước và được chế biến bằng nhiều cách khác nhaụ Trải qua hàng thế kỷ, đã hình thành một kỹ thuật nấu nướng tinh xảo, hợp khẩu vị với người Việt Nam. Có nhiều phương pháp nấu nướng như ninh, luộc, hấp... mỗi món ăn khác nhau, mỗi cách thức khác nhau lại sử dụng các loại gia vị khác nhaụ Ngay từ thời thơ ấu chúng ta đã biết đến bài ca dao hài hước nhưng đồng thời cũng là “bảo bối” của nghệ thuật chế biến thực phẩm ở nước ta:

“Con gà cục tác lá chanh Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi

Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng giềng Con trâu ngó ngó nghiêng nghiêng

Mày đã có giềng để tỏi cho tao”

Cùng với đồ ăn, đồ uống hút truyền thống của người Việt có nước chè, nước vối, rượu gạo, trầu cau, thuốc làọ Đó đều là những sản phẩm đặc thù của nghề trồng trọt có nguồn gốc từ Đông Nam á cổ đạị

Về đồ uống, ngay từ xa xưa, sử sách Trung Quốc đã ghi chép là dân Việt ta thường nấu lá vối làm nước uống và cây chè xanh cũng là một loài cây thổ sản ở nước tạ Nước chè tươi, chè hạt, chè khô cũng là thứ đồ uống khá phổ biến trong dân gian. Không một gia đình Việt Nam nào lại không có trong nhà một bộ ấm chén để pha trà. Người ta uống chè lúc sáng sớm, uống khi tiếp khách, uống lúc ăn cơm xong. Tục uống trà phổ biến đến thế, gắn bó với người Việt đến thế bởi đó chính là thứ đồ uống của văn hóa nông nghiệp, của những người ưa cuộc sống ổn định, luôn bình thản, người Việt nói “trà dư hậu tửu” là như vậỵ

Rượu là thứ đồ uống có mặt trên đất nước ta từ rất sớm. Thực ra thì rượu không nằm trong danh mục vật phẩm thoả mãn nhu cầu thiết yếu, không có không sống được. Nhưng do đặc tính đặc biệt của hơi men, rượu đã đi vào cuộc sống của người dân đất Việt. Uống chút rượu để ấm lòng, để vui anh em, và trong một số lễ tiết rất cần có rượu vì “không có rượu không thành lễ”. Và trong bài ca dao xưa, mượn cái hơi men cay nồng của rượu, chàng trai đã mạnh dạn tỏ tình với cô gái mà mình đang “thương thầm nhớ trộm” .

“Còn trời, còn nước, còn non Còn cô bán rượu anh còn say sưa”.

Một thú vui nữa của nam giới cần phải kể đến nữa đó là tục hút thuốc làọ Thuốc lào là một thứ cây gần giống với thuốc lá, người ta phơi khô, thái nhỏ rồi cho vào điếu mà hút. Từ quan đến dân ai ai cũng hút thuốc

làọ Thuốc lào và điếu lào đã trở thành sự đam mê tột độ, trai gái yêu nhau được ví là “say như điếu đổ”. Ca dao Việt Nam có câu:

“Nhớ ai như nhớ thuốc lào Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”

Cây trầu, cây cau đã có trên đất nước Việt Nam từ hàng mấy nghìn năm trước công nguyên, từng là cây vật tổ của nhiều vùng. ăn trầu là phong tục cực kỳ lâu đời ở Việt Nam , và nó cũng trở thành biểu tượng văn hóa đặc biệt. Nó được dùng khi tiếp khách “miếng trầu là đầu câu chuyện”, là biểu tượng của tình cảm “miếng trầu ăn nặng bằng chì, ăn rồi em biết lấy gì trả ơn”, nó còn là biểu tượng của hôn nhân “miếng trầu nên dâu nhà người” miếng trầu còn thể hiện lòng thành kính đối với các thế hế trước cho nên trên mâm cỗ bàn thờ cúng gia tiên của người Việt bao giờ cũng có trầu caụ

Trong ăn uống, cũng đòi hỏi nơi con người một thứ văn hóa ứng xử cao - văn hóa ăn uống. Bài học đầu tiên mà các cụ dạy cho con cháu là “ăn trông nồi ngồi trông hướng”, vì mọi thành viên trong bữa ăn Việt Nam đều phụ thuộc vào nhau nên phải có ý thức khi ngồi ăn và mực thước trước khi ăn. Ngồi vào mâm cơm phải biết mời chào “lời chào cao hơn mâm cỗ”, lúc ăn phải có ý tứ, phải biết “liệu cơm gắp mắm”. Đồng thời dân gian cũng khuyên người ta phải biết lao động để có cái ăn “có khó mới có miếng ăn. Không dưng ai dễ mang phần đến cho”. Cuộc sống của cư dân nông nghiệp luôn trọng tĩnh, coi trọng xã hội trầm lắng ít biến động nên có cái nhìn khắt khe với việc buôn bán và đề cao việc tích cóp nhặt nhạnh của người dân “buôn thuyền bán bè không bằng ăn dè hà tiện”. Và cuộc sống có gian khổ vất vả đến đâu đi nữa thi vẫn phải “đói cho sạch, rách cho thơm”. Qua tục ngữ - ca dao, cha ông ta còn phê phán những kẻ “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”, những kẻ nhận được sự giúp đỡ của người khác trong lúc khó khăn, sau đó lại trả ơn bằng cách “ăn cháo đá bát”.

Văn hóa ứng xử của người Việt trong việc tận dụng môi trường tự nhiên xung quanh mình thể hiện nét đặc trưng riêng của cư dân nông nghiệp lúa nước. Chính từ những sản phẩm bình dị của tự nhiên (dưa cà, rau muống, râu tôm ...) mà nhen nhóm lên tình cảm yêu quê hương sâu sắc:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”.

Và chỉ với một bát canh được tổng hợp từ chính những thứ giản dị nhất đó cũng trở nên ngon và ngọt biết bao:

“Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”.

2.3.2. ứng xử trong việc đối phó với những hiện tượng bất thường của tự nhiên nhiên

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu xích đạo, nắng lắm mưa nhiều, các biện động về thời tiết xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng sâu sắc tới sinh hoạt của người dân. Chính vì thế ứng xử trong việc đối phó với những hiện tượng bất thường của tự nhiên cũng là một trong những nét đặc trưng của văn hóa ứng xử người Việt.

Cư dân nông nghiệp sinh sống và lao động thuận lợi hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Người nông dân trước khi ra đồng luôn phải quan sát:

“Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời trông đất trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm Trông cho chân cứng đá mềm

“Chân cứng đá mềm” không phải là một ước vọng viển vông, phi logic, mà đó là ước vọng cải biến tự nhiên sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển.

Để biến khả năng này thành hiện thực, tất phải quan sát, phải trông nhiều bề, nhờ vào việc quan sát các hiện tượng tự nhiên xung quanh mà người dân có thể dễ dàng biệt được “trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa” hay “chuồn chuồn bay thấp thì mưạ Bay cao thì nắng bay vừa thì râm”. Việc quan sát và có những hiểu biết về tự nhiên sẽ giúp cho người dân lựa chọn được các giống cây trồng thích hợp, nhằm mang lại hiệu quả năng suất cao, góp phần cải thiện cuộc sống. Có rất nhiều bài ca dao đã vạch ra cả một kế hoạch sản xuất cho một năm, chỉ rõ cách làm ăn đúng thời vụ, hết mùa chiêm đến mùa khoai, hết mùa khoai đến mùa đỗ. Đầy đủ nhất là bài ca dao sau:

“Tháng chạp là tiết trồng khoai Tháng giêng trồng đỗ, tháng hai trồng cà

Tháng ba thì đậu đã già Ta đi ta hái về nhà phơi khô

Tháng tư đi tậu trâu bò Để ta chuẩn bị làm mùa tháng năm

Sớm ngày đem lúa ra ngâm, Bao giờ mọc mầm ta sẽ vớt ra

Gánh đi ta ném ruộng ta Đến khi lên mạ thì ta nhổ về

Sắp tiền mượn kẻ cấy thuê Cấy xong rồi mới trở về nghỉ ngơi

Cỏ lúa dọn đã sạch rồi Nước đã vơi nhiều còn lại một hai

Ruộng cao thì phải đóng hai gàu sòng Chờ cho lúa có đòng đòng Bây giờ ta mới trả công cho người

Bao giờ cho đến tháng mười Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta

Gặt hái ta đem về nhà

Phơi khô quạt sạch ấy là xong công”

Những kinh nghiệm mà cha ông ta thu lượm được sau một quá trình lao động lâu dài, cần cù, gian khổ, vật lộn với đất trời, lấy trí óc mà nhận xét, phán đoán, đã hiểu rõ tự nhiên và lao động theo quy luật của tự nhiên.

Đối với người nông nghiệp, ngôi nhà - cái tổ ấm để đối phó lại với nắng mưa, gió bão, là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo cho họ có cuộc sống ổn định, bởi “thứ nhất dương cơ, thứ nhì âm phần”. Làm nhà còn là công việc vô cùng quan trọng

“Tậu trâu, lấy vợ làm nhà. Trong ba việc ấy thật là khó thay”.

Quả thật đối với người dân Việt thủa xưa, việc tạo dựng nơi ở không chỉ đơn giản là làm một ngôi nhà, mà nó còn liên quan đến nhiều mặt khác của đới sống đặc biệt là đời sống tâm linh, “lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam”. Điều khuyên bảo này là cơ sở khoa học, bởi lẽ hướng nam chính là hướng mát mẻ, có ảnh hưởng tốt tới sức khoẻ. Muốn mát mẻ thì đúng là không có gì bằng gió của tự nhiên, cho nên tục ngữ có câu “một trăm người hầu không bằng ngồi đầu ngọn gió” và “gió nam chưa nằm đã ngáy”.

Để đối phó với cái nắng, nóng, cái gió rét của tự nhiên thì “mặc” đóng vai trò quan trọng. Nhân dân ta nói môt cách đơn giản “được bụng no còn lo ấm cật”. Vì vậy cũng như chuyện ăn, quan niệm về cái mặc của người Việt Nam rất thiết thực “ăn lấy chắc mặc lấy bền”. Từ mục đích ban đầu là đối phó với môi trường tự nhiên, mặc dần trở thành một nhu cầu không thể

thiếu được trong việc trang điểm làm đẹp cho con người “người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Mặc còn giúp khắc phục được những khuyết điểm của cơ thể, “cau già khéo bổ thì non, nạ dòng trang điểm lại còn hơn xưa”.

Đồng thời qua việc ăn mặc, cha ông ta cũng đưa ra những kinh nghiệm “quen sợ dạ, lạ sợ áo” và quần áo đôi khi lại là thước đo giá trị của con người “cha đời cái áo rách nàỵ Mất chúng mất bạn vì mày áo ơi”.

Trong xã hội Việt Nam cổ truyền, do bản chất nông nghiệp sống định cư cho nên con người ít có nhu cầu đi lại, di chuyển. Vì vậy giao thông ở Việt Nam thuộc loại kém phát triển nhất. Phương tiện đi lại chính của người dân Việt Nam từ ngàn đời xưa là giao thông đường thuỷ và đường bộ. Cho nên hình ảnh con thuyền và sông nước ăn sâu vào tâm khảm người Việt đến mức mọi mặt sinh hoạt của đời sống con người đều lấy con thuyền và sông nước làm chuẩn mực và đối tượng so sánh. Khi nói về ý chí nghị lực của con người thì có câu “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” hay “chết trong còn hơn sống đục”. Trong tình yêu nam nữ, hình ảnh “thuyền” và “bến” được sử dụng với tần số lớn “thuyền về có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”, hay “thuyền theo lái, gái theo chồng”. Còn khi nói tới sự khôn ngoan nham hiểm của con người thì có câu “đố ai lặn xuống vực sâụ Mà đo miệng cá uốn câu cho vừa” hay “sông sâu còn có kẻ dò. Lòng người nham hiểm ai đo cho tường”.

Như vậy, có thể thấy thông qua việc tận dụng và đối phó với môi trường tự nhiên đã làm nổi bật lên lối văn hóa ứng xử hài hòa mà linh hoạt của người dân Việt Nam. Họ đã sớm biết khắc phục những hiện tượng bất thường của tự nhiên, tận dụng những sản phẩm của tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống, và cho sự phát triển của bản thân và cộng đồng mình.

Kết luận

Một lần nữa có thể khẳng định rằng các lối ứng xử qua tục ngữ, ca dao nêu trên phần lớn đã phản ánh lối sống của nhân dân lao động. Tuy nhiên mỗi thời đại có một quy tắc giao tiếp và nấc thang giá trị nhất định, song những giá trị tốt đẹp được phản ánh trong ca dao, tục ngữ đã và sẽ trở thành chuẩn mực ứng xử cho nhiều thời đạị Khi thời đại thay đổi thì quan niệm và lối sống của thời đại mới sẽ thay đổi khác trước. Để hiểu đúng một

Một phần của tài liệu Luận văn sư phạm Văn hóa ứng sử của người Việt qua tục ngữ - ca dao (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)