Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử các vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu Đề án: Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử các vụ án hình sự ở Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh hóa giai đoạn 2017 đến 2020 (Trang 25 - 28)

quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử các vụ án hình sự.

* Hạn chế

Tuy đã đạt được những mặt ưu điểm trong 5 năm vừa qua như đã đánh giá. Bên cạnh đó hoạt động công tố và kiểm sát điều tra, xét xử các vụ án hình sự, Viện Kiểm Sát Nhân Dân thị xã Bỉm Sơn còn bộc lộ những hạn chế như sau:

- Hạn chế trong thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra. + Về vấn đề kiểm sát thụ lý tố giác tin báo về tội phạm

Trong những năm qua, Viện Kiểm Sát Nhân Dân thị xã Bỉm Sơn vẫn chưa khắc phục được tình trạng, kiểm sát chưa chặt chẽ việc thụ lý phân loại xử lý tố giác tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

+ Về thực hành quyền công tố và kiểm sát bắt tạm giữ

Do việc chưa đọc kỹ hồ sơ, chưa nghiên cứu kỹ quy định của tố tụng hình sự. Thời gian Viện Kiểm Sát Nhân Dân thị xã Bỉm Sơn có lúc có việc chưa kiểm sát tốt hoạt động bắt giam giữ đối tượng vi phạm dẫn đến bắt giữ hình sự sau đó không khởi tố được phải thả tự do, nên khi Viện Kiểm Sát đã phê chuẩn gia hạn tạm giữ, trách nhiệm thuộc về Viện Kiểm Sát.

+ Về thực hành quyền công tố kiểm sát khởi tố, kiểm sát điều tra vụ án. Trong những năm qua, Viện Kiểm Sát Nhân Dân thị xã Bỉm Sơn vẫn còn để hạn chế như kiểm sát viên chưa nghiên cứu, trích cứu kỹ hồ sơ tài liệu hồ sơ vụ án đã đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, sau đó phải chạy theo cơ quan điều tra yêu cầu bổ sung, kiểm sát viên chưa bám sát điều tra viên, chưa rõ được yêu cầu điều tra nếu có một số vụ án. Việc thu thập tài liệu chứng cứ chưa đầy đủ dẫn đến khi kết thúc điều tra đề nghị truy tố phải trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, quá trình thực hành quyền công tố, các thiếu sót của kiểm sát viên, lỗi chính tả ngày, tháng, năm sinh của bị can trong hồ sơ có nhiều ngày sinh năm sinh khác nhau.

+ Vẫn còn có vụ án lãnh đạo không nghiên cứu chặt chẽ đề xuất của Kiểm sát viên khi phê chuẩn lệnh tạm giam không đúng quy định của luật tố tụng về mặt thời gian sau đó phải sữa.

- Hạn chế trong hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát, xét xử vụ án hình sự.

Trong những năm vừa qua, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bỉm Sơn trong quá trình hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực xét xử án hình sự vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: Kiểm sát viên được phân công chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ, vẫn còn vụ án khi quyết định truy tố Tòa án phải trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhiều lần, vẫn còn tình trạng vụ án có luật sư bào chữa Kiểm sát viên chưa chuẩn bị kỹ đề cương xét xử, phương án tranh luận nên còn lúng túng trong khi tranh tụng, làm giảm vị thế của Viện kiểm sát, vẫn còn việc xây dựng cáo trạng, bản luận tội chưa đạt chất lượng; chưa kiểm sát chặt chẽ bản án dẫn đến không phát hiện vi phạm của hội đồng xét xử để kháng nghị. Khi chuyển bản án đến Viện kiểm sát nhân dân tỉnh mới phát hiện và kháng nghị.

* Nguyên nhân của những hạn chế trên:

Qua thực tiễn hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Kiểm sát viên, tôi thấy nguyên nhân của những hạn chế thiếu sót cụ thể như sau:

- Hệ thống pháp luật vẫn còn nhiều tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu đời sống xã hội, chậm sửa đổi, bổ sung, không đồng bộ và chồng chéo. Hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự nói riêng còn thiếu, yếu và còn nhiều kẽ hở nên ảnh hưởng đến chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Kiểm sát viên. Ngoài ra còn nhiều vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện các Nghị quyết, thông tư hướng dẫn về các loại tội phạm và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của ngành...

- Quy chế về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự đã được viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-VTC ngày 02/01/2008 nhưng vẫn nặng nề nhắc lại các quy định của Luật tố tụng hình sự và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân chưa thể hiện được quy trình tác nghiệp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự. Hệ thống pháp luật có liên quan đến việc xử lí các loại tội phạm còn chưa đầy đủ và chưa cụ thể.

- Pháp luật tố tụng hiện hành chưa quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát ở giai đoạn thụ lý, xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

- Về trình độ lí luận chính trị và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận Kiểm sát viên làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra trong những năm gần đây tuy đã được nâng cao nhưng năng lực, trình độ thực tế còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Một số Kiểm sát viên được phân công nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra chưa thực sự quán triệt đầy đủ, sâu sắc Nghị quyết 08,49/BCT của Bộ Chính trị, cũng như chỉ thị công tác hằng năm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò, chức danh của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự mà Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định. Ở một vài vụ án, một số Kiểm sát viên còn thiếu tinh thần trách nhiệm, không giám sát chặt chẽ hoạt động của Cơ quan điều tra dẫn đến việc áp dụng pháp luật không chính xác.

- Đội ngũ Kiểm sát viên còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Kiểm sát viên chưa nhận thức một cách đầy đủ các yêu cầu cải cách tư pháp.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và việc phân công, bố trí cán bộ vẫn còn bộc lộ những hạn chế thiếu sót mà nguyên nhân là do lãnh đạo quá nhiều việc, nhất là công việc quản lý hành chính, hội họp chiếm nhiều thời gian cho nên thời gian dành cho việc nghiên cứu, công tác nghiệp vụ không được nhiều. Sự phân định giữa chức năng quản lí hành chính và chức năng pháp lí, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ chưa có những ranh giới rõ ràng.

- Mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong hoạt động điều tra, xét xử tội phạm hình sự đôi khi còn chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ. Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân là những cơ sở pháp lý quan trọng đối với hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, nhiều chế định thể hiện quyền hạn và nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự còn chung chung, quyền hạn của

Kiểm sát viên như thế nào và đến đâu chưa được cụ thể dẫn đến khó vận dụng thực hiện trên thực tế.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc của Kiểm sát viên ngành Kiểm sát còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Chế độ, chính sách tiền lương cùng đãi ngộ đối với Kiểm sát viên còn quá thấp, chưa tương xứng với trách nhiệm và công sức bỏ ra. Một số Kiểm sát viên bị mặt trái của kinh tế thị trường tác động nên không toàn tâm toàn ý vào công việc mà chỉ lo cải thiện đời sống, do đó tạo nên sức ỷ lại ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

2.2.2 Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện

Để đơn vị Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bỉm Sơn thực hiện có hiệu quả đề án “ Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự ở Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2020” đơn vị cần làm được những nội dung sau:

2.2.2.1 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

* Kiện toàn tổ chức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ

kiểm sát viên, kiểm tra viên, cán bộ trong đơn vị.

Một phần của tài liệu Đề án: Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử các vụ án hình sự ở Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh hóa giai đoạn 2017 đến 2020 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w