Tác động và ý nghĩa của đề án

Một phần của tài liệu Đề án tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 đến 2020 (Trang 36 - 40)

- Cắm mốc ranh giới 3 loại rừng 1.132.000 1.132

2.4.2.Tác động và ý nghĩa của đề án

Đề án tác động đến toàn bộ hoạt động về lâm nghiệp, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Mường Lát với mục tiêu là nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao độ che phủ rừng lên 63% vào năm 2020; phát huy được vai trò của ngành lâm nghiệp, nâng cao 1,5 lần tỷ trọng giá trị lâm nghiệp trong cơ cấu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tạo công ăn việc làm cho khoảng 14.000 người làm nghề rừng, dự kiến thu nhập bình quân khoảng 15 triệu đồng/năm/người.Thu hút vốn đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng khoảng 540 tỷ đồng.

Ổn định được đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần hạn chế những tiêu cực phát sinh trong đời sống xã hội do thiếu việc làm gây ra, làm giảm áp lực xâm hại tài nguyên rừng, như: Khai thác, săn bắt động thực vật trái phép và các tệ nạn xã hội nảy sinh khác.

cho đội ngũ cán bộ lâm nghiệp, tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các tổ chức sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp…. và nhận thức về vai trò, lợi ích của rừng, trách nhiệm của chủ rừng, người dân và cộng đồng dân cư trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Độ che phủ rừng ngày càng được nâng cao, chất lượng rừng ngày càng được cũng cố, phát huy vai trò là lá phổi xanh của trái đất, góp phần làm giảm thiểu những tác động của thiên tai gây ra như lũ lụt, hạn hán, hạn chế dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi đất, điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước…qua đó góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Bảo vệ các công trình trọng điểm, các hồ đập thuỷ lợi, thuỷ điện, hệ thống đê kè, giao thông, các khu dân cư, khu công nghiệp, góp phần tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.

Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. KẾT LUẬN

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của huyện Mường Lát là nhiệm vụ có tính chiến lược của sự nghiệp phát triển lâm nghiệp bền vững, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới.

Đề án Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Lát giai đoạn 2016 – 2020 được xây dựng phù hợp trên cơ sở nghiên cứu khoa học, kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn phát triển lâm nghiệp trên địa bàn với quy hoạch 3 loại rừng, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, của huyện Mường Lát; trên cơ sở kết quả điều tra điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nhân lực cũng như nhu cầu phát triển kinh tế lâm nghiệp của toàn thể nhân dân, chủ rừng trên địa bàn huyện.

Quá trình triển khai thực hiện đề án sẽ từng bước hoàn thiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 và chủ trương phát triển nông thôn mới của Đảng và Nhà nước.

Đây là cơ sở cho việc tổ chức thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường, đưa nền kinh tế lâm nghiệp của huyện ngày càng phát triển, hiệu quả và bền vững.

3.2. KIẾN NGHỊ

- Sau khi Đề án Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Lát giai đoạn 2016 - 2020 được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương nghiên cứu và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu nhiệm vụ của đề án.

- Trên cơ sở đề án được phê duyệt, Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức nghiên cứu cụ thể hóa các vấn đề được đề cập trong nội dung của đề án và tổ chức triển khai thực hiện.

- Đề nghị các Phòng, ban, ngành chức năng quan tâm thẩm định, trình UBND huyện phê duyệt để triển khai thực hiện.

Với những kết quả nghiên cứu của đề án, trong quá trình đổi mới, phát triển ngành lâm nghiệp nói chung, công tác bảo vệ và phát triển rừng nói riêng còn nhiều vấn đề mới cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Với khả năng và thời gian có hạn, chắc chắn nội dung của đề án không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các Thầy, các Cô để em được bổ sung đầy đủ cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn./.

Một phần của tài liệu Đề án tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 đến 2020 (Trang 36 - 40)