Những thuận lợi.

Một phần của tài liệu Đề án tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 đến 2020 (Trang 30 - 31)

Huyện Mường Lát có trên 100 km đường biên giáp với nước bạn Lào, được sự quan tâm đặc biệt của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và lâm nghiệp nói riêng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quốc phòng, an ninh. Là một trong những huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn của tỉnh với tổng diện tích lâm nghiệp 70.497,18 ha (Đặc dụng 4.410,70 ha, phòng hộ 31.408,24 ha và 34.678,24 ha sản xuất), có tiềm năng và lợi thế lớn để phát triển kinh tế lâm nghiệp.

Diện tích và ranh giới ba loại rừng đã được rà soát quy hoạch theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg, về cơ bản đã được ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ và phát triển rừng trong những năm tới.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội cải thiện môi trường đầu tư, xâm nhập thị trường lâm sản thế giới, tiếp thu công nghệ tiên tiến và đầu tư tài chính, đặc biệt trong phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ

cho xuất khẩu, thúc đẩy nhanh quá trình quản lý rừng bền vững. Đảng, Nhà nước và xã hội cũng như cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm hơn đến công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Là khu vực đầu nguồn sông Mã, việc phát triển các nhà máy thủy điện dưới hạ lưu mang lại tiềm năng lớn trong việc chi trả dịch vụ môi trường rừng, tạo thêm nguồn lực quan trọng đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Dự báo trong những năm tới, kinh tế thế giới, khu vực và trong nước được phục hồi, phát triển mạnh, nhu cầu về nguyên liệu lâm sản cho sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu tăng cao, là cơ hội tốt cho lâm nghiệp phát triển.

Chính sách về nông nghiệp, nông thôn và nông dân ngày càng được Đảng, Chính phủ quan tâm, nhất là chương trình phát triển nông thôn mới tạo nguồn lực lớn phát triển kinh tế - xã hội. Trong công tác phát triển nông thôn miền núi, sản xuất lâm nghiệp có vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn.

Giá trị môi trường của rừng ngày càng được thế giới, xã hội quan tâm, Biến đổi khí hậu hiện nay trở thành chủ đề của nhiều diễn đàn và Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu và khu vực. Quy định trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc cắt giảm phát thải khí đang dần được hoàn thiện thể chế, theo đó vai trò bể chứa CO2 của rừng đóng vai trò quan trọng được quan tâm đầu tư; chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP đã được thực thi, nguồn kinh phí chi trả môi trường rừng trên địa bàn sẽ đóng góp tốt trong quá trình phát triển, sản xuất lâm nghiệp. Ngoài ra, các nguồn kinh phí hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu và chi trả môi trường rừng sẽ góp phần cho phát triển kinh doanh rừng gỗ lớn, rừng trồng thâm canh có giá trị, kinh tế cao và bền vững.

Một phần của tài liệu Đề án tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 đến 2020 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w