2. Hiển ngôn, hàm ngôn trong truyện cười dân gian Việt Nam
2.4 Hiển ngôn, hàm ngôn trong truyện cười về tầng lớp quan lại cường
hàọ
Trong khoảng 50 truyện về quan lại, cường hào, ngoài các truyện nói về thói tham ăn (Đổ mồ hôi mực…), sợ vợ (Giàn lí đổ…), sự dốt nát (Chốc nữa tao sang…) những tính xấu của con người, còn có những truyện nêu lên bản chất của quan lại: tham ô, bóc lột dân.
Truyện “Phải bằng hai”
“Có một viên quan huyện nổi tiếng xử kiện giỏị Một hôm, có hai người là Cải và Ngô đánh nhau rồi cùng đi kiện. Cải đút lót trước cho quan 5 đồng.
Quan hứa sẽ xử cho hắn được kiện. Ngô đến sau biện chè lá 10 đồng. Khi xử kiện quan phán:
- Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, lính đâu phạt 10 roi! Cải tưởng quan quên, vội xoè 5 ngón tay ngước lên khẽ bẩm: - Xin quan xét lạị Lẽ phải thuộc về con mà?
Quan cười, xoè cả hai bàn tay trước mặt Cải mà rằng:
- Tao vẫn biết mày phảị Nhưng nó lại phải… bằng hai mày”
Trong câu chuyện,Cải và Ngô kiện nhaụ Ngô đút lót nhiều hơn Cải nên thắng kiện.
Câu chuyện nêu lên thực tế bất công của xã hội phong kiến: lẽ phải thuộc về kẻ nào đút cho quan nhiều tiền hơn.
Khi bị xử phạt 10 roi, Cải thanh minh “Lẽ phải thuộc về con mà” ý muốn nhắc nhở quan mình đã đưa tiền cho quan rồị Quan trả lời: “Tao vẫn biết mày phảị Nhưng nó lại phải… bằng hai mày”. Trong lời nói có sự vi phạm quy tắc liên kết hội thoại về cách thức. Từ “phải” ở đây mang hai nét ý nghĩạ Một là lẽ phải, là đúng. Hai là chỉ tính chất bắt buộc. ý của quan là vẫn nhớ Cải biện cho quan 5 đồng, đáng lẽ lẽ phải thuộc về Cảị “Nhưng nó lại phải… bằng hai mày”, nghĩa là Ngô phải biện lễ 10 đồng, gấp đôi Cảị Vì thế, lẽ phải thuộc về Ngô là tất yếụ Lẽ phải thuộc về kẻ nhiều tiền. Tiếng cười ở đây thật chua xót. cười ra nước mắt.
Tiếng cười đối với tầng lớp quan lại, cường hào quyết liệt, trực diện, ít khoan nhượng.Cười với mục đích bài xích, loại bỏ cái gọi là thần tượng “cha mẹ của dân”. Người nông dân đã xác định được rõ bọn quan lại, cường hào là kẻ bóc lột tàn bạo, gây bao đau khổ, là nguyên nhân dẫn đến các bất công xã hộị