2. Hiển ngôn, hàm ngôn trong truyện cười dân gian Việt Nam
2.3 Hiển ngôn, hàm ngôn trong truyện cười về tầng lớp tiểu thương
Thói buôn gian, bán lận:
ở truyện “Không phải thịt lợn sề”, một ông hàng thịt bán thịt lợn sề, dặn con không được bép xép. Một lát, có người đến hỏi mua, đứa con mau mồm nói:
- Đây không phải thịt lợn sề đâụ
Người khách sinh nghi không mua nữạ Người cha mắng con. Một lát có người đến mua hàng chê bì dày, nghi là thịt lợn sề. Ông bố chưa kịp nói, người con đã trả lời:
- Đấy! Người ta nói trước, chứ không phải con đâu nhé.”
Hàm ngôn ở đây là chê bai, đả kích thói gian lận trong buôn bán. Lẽ thường, khách đến chỉ cần mời chào, người con lại giải thích. Với người
khách thứ hai, đáng lẽ phải giải thích thì người con lại khẳng định; khẳng định sự nghi ngờ của khách là đúng.
Thói keo kiệt
Với khoảng 20 truyện, tác giả dân gian đã đả kích thật sâu cay thói keo kiệt của tầng lớp tiểu thương. Trong câu chuyện “Đến chết vẫn còn hà tiện”, người cha khi hấp hối hỏi các con chuyện hậu sự cho mình. Con cả nói sẽ mua cỗ ván dăm ba quan, ông già kêu phí. Con thứ bảo sẽ mua chiếu manh bó, ông kêu “còn phí”. Con thứ ba thưa: “Xin đem xả xác cha làm ba mảnh, đem ra chợ bán”. Ông già nghe nói thích lắm gật đầu lia lịa mà cho rằng:
“- ừ! Phải đấy, nhưng chớ có bán chịu cho cái thằng Ba bên láng giềng, nó hay mua bửa lắm đấy nhé”.
Theo lẽ thường, người sắp chết luôn muốn mình khi nhắm mắt được mồ yên mả đẹp, ai còn lo được việc làm ma tiết kiệm nhất. Vậy mà ông già đã rất đắc ý với ý kiến của con út, tình nguyện trở thành món hàng ngoài chợ, còn dặn con không nên bán cho aị Rõ ràng, ý nghĩa phê phán thói hà tiện, keo kiệt ở đây khá rõ nét. Và cái cười khẩy bật ra từ biểu hiện trái lẽ thường đó.
Quả thật, trong những truyện cười về tầng lớp tiểu thương, mỗi truyện giống như một con dao mổ rạch thẳng vào ung nhọt đang hiện hữu trên lớp người đó, mong muốn họ hướng tới điều thiện, tự hoàn thiện mình.