Khuyên đương sự hoặc công chứng viên tự đi xác min hở cơ quan cấp giấy, cơ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập đề tài giả mạo giấy tờ trong hoạt động công chứng (Trang 35 - 48)

3. Cơ cấu của bài báo cáo

2.2.6 Khuyên đương sự hoặc công chứng viên tự đi xác min hở cơ quan cấp giấy, cơ

giấy, cơ quan đăng ký

Hiện nay, việc công chứng được thực hiện ở rất nhiều tổ chức hành nghề công chứng khác nhau có khi ở trong thành phố hoặc các tỉnh khác, ví dụ như hợp đồng ủy quyền, nhưng việc đăng ký, cấp giấy thì tập trung, ít đầu mối hơn. Do đó, khi công chứng, công chứng viên nên khuyên, hỏi bên mua xác minh, tìm hiểu tại cơ quan đăng ký, cấp giấy về tình trạng pháp lý nhà đất chuyển nhượng, như nhà đất hiện nay do ai là chủ, vị trí, diện tích ra sao, quy hoạch như thế nào? Công chứng viên trong một số trường hợp nghi ngờ, có thể tiến hành xác minh

2.2.7 Tra cứu thông tin giao dịch, ngăn chặn

Tại thành phố Hồ Chí Minh việc tra cứu trên, gần như là thao tác bắt buộc trong tất cả các giao dịch liên quan đến bất động sản tọa lạc tại thành phố Hồ Chí Minh. Việc tra cứu lịch sử giao dịch, thực tế cũng đã góp phần cho công chứng viên ngăn chặn một số trường hợp giả mạo trong hoạt động công chứng.

36

Chương 3: NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHỮNGKỸ NĂNG CÔNG CHỨNG VIÊN CẦN SỬ DỤNG ĐỂ VIỆC NHẬN DẠNG CHỮ VIẾT, CHỮ KÝ, CON DẤU TRONG GIẤY TỜ TÀI LIỆU

3.1 Nguyên nhân tình trạng giả mạo chữ viết, chữ ký, con dấu trong giấy tờ tài liệu

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công chứng, chứng thực trong những năm gần đây, thì tình trạng giả mạo trong hoạt động này cũng ngày một tăng cao. Rất nhiều vụ việc đã để lại những hậu quả hết sức nặng nề. Thế nhưng, vẫn còn khá nhiều điều khiến việc phòng chống giả mạo gặp khó khăn. Các tổ chức hành nghề công chứng đều cho thấy thực trạng còn tồn tại khiến chưa thể xử lý triệt để hành vi giả mạo giấy tờ, đó là thiếu cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, chưa mạnh tay trong xử lý hành vi giả mạo cũng như sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan. Hiện các đơn vị công chứng, chứng thực đều chia sẻ rất cần có một cơ sở dữ liệu đầy đủ, dễ dàng truy cập trong tất cả các lĩnh vực như đất đai, giáo dục, hay các tổ chức cấp văn bằng, chứng chỉ, các phôi giấy… dễ dàng truy cập, lấy thông tin để nhận diện thật, giả của các giấy tờ.

Khi phát hiện hành vi giả mạo, công chứng viên tạm giữ toàn bộ giấy tờ và tiến hành xác minh tại các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, quá trình này còn chậm trễ, khó khăn bởi sự thiếu hợp tác của các cơ quan có giấy tờ cần xác minh. Cạnh đó, nhiều cơ quan điều tra còn có quan điểm cho rằng, khi tổ chức hành nghề công chứng đã phát hiện ra vi phạm nhưng chưa có hậu quả xảy ra, do vậy không thể khởi tố vụ án, bị can để truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhiều vụ việc được các đơn vị công chứng phát hiện và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra đã lâu, nhưng đến nay vẫn đang nằm ở giai đoạn điều tra.

Khi xảy ra tranh chấp và tòa án thụ lý giải quyết và có thông báo thụ lý gửi cho văn phòng công chứng thì việc trả lời cũng như cung cấp thông tin, hồ sơ gửi cho tòa án thường chậm, có trường hợp còn xin vắng mặt trong tất cả gia đoạn tố tụng. Điều này chứng tỏ sự phối hợp chưa chặt chẽ, cho sự xét xử công minh của Tòa án. Trong khi đó tình trạng cạnh tranh bằng mọi giá trong hoạt động công chứng, dẫn đến sự chủ quan, thiếu kĩ lưỡng của công chứng viên. Do đó, công

37 chứng viên thường xuyên cập nhật kĩ năng nhận biết giả mạo, thậm chí cả kĩ năng giữ chân kẻ có hành vi giả mạo. Đồng thời, các đơn vị công chứng nên xây dựng mối quan hệ tốt với địa phương để phối hợp nhuần nhuyễn, hiệu quả khi xảy ra sự cố. Hằng năm, Sở Tư pháp đã tổ chức nhiều buổi tập huấn nhằm nâng cao kĩ năng phát hiện giả mạo của công chứng viên.

3.2 Giải pháp hạn chế tình trạng giả mạo chữ viết, chữ ký, con dấu trong giấy tờ tài liệu

Việc giả mạo trong hoạt động công chứng rất đáng lo ngại và đã gây nên hậu quả nặng nề cho xã hội. Đã có những trường hợp một người dùng một hoặc nhiều tài sản với giấy tờ giả, thủ đoạn khác nhau đã lừa được hàng chục lần, chiếm đoạt tài sản của nhiều cá nhân, tổ chức và đã trót loạt qua được nhiều công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng khác nhau; Có trường hợp được thuê đóng thế chủ sở hữu để ký tên, không chỉ một lần mà nhiều lần với giá từ một triệu, ba triệu đến năm triệu đồng; Có rất nhiều trường hợp công chứng viên là nạn nhân không phải chỉ riêng các văn phòng công chứng mà kể cả công chứng viên của các Phòng công chứng nhà nước, địa bàn không chỉ tập trung ở các đô thị mà các tỉnh cũng đều có. Theo thống kê riêng thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm phòng kỹ thuật hình sự tiếp nhận bảy trăm đến tám trăm vụ trưng cầu giám định, đã phát hiện rất nhiều trường hợp làm giả giấy tờ, phổ biến nhất là chủ quyền nhà đất, chứng minh nhân dân, giấy đăng ký xe.

Về thiệt hại vật chất, tuy chưa có thống kê chính thức, nhưng qua báo chí, có ngân hàng đã bị lừa cả ngàn tỷ đồng với hàng loạt giấy tờ giả, có cá nhân đã bị chiếm đoạt hàng chục, hàng trăm tỷ đồng với hình thức giả mạo đặc biệt là giả mạo chữ viết, chữ ký, con dấu trong các giấy tờ tài liệu để tham gia công chứng.

Xã hội hóa công chứng chưa tới mười năm, nhưng những công chứng viên làm sai, theo báo chí, ngoài việc làm sai thủ tục, quy định thì đằng sau đó, tất cả đều có bóng dáng của giấy tờ giả, chủ thể giả mạo chữ ký khi thực hiện công chứng.

Bên cạnh việc xử lý hình sự, thì về phần dân sự, hiện nay, riêng ở thành phố Hồ Chí Minh đang có hàng trăm vụ, việc đang được Tòa án nhân dân các cấp đã,

38 đang thụ lý, giải quyết, trong đó có rất nhiều vụ liên quan đến giả mạo, yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, và có nguy cơ khả năng tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường, nếu trong quá trình xét xử chứng minh được công chứng viên có lỗi khi chứng nhận.

Cần nghiêm chỉnh xử phạt đối với hành vi giả mạo chữ ký của người khác. Tùy vào trường hợp cụ thể mà có thể bị xử phạt khác nhau. Về hành chính, căn cứ khoản 27 Điều 1 Nghị định 67/2015/NĐ-CP, thì giả mạo chữ ký trong lĩnh vực chứng thực có thể bị phạt đến 03 triệu đồng. Hành vi giả mạo chữ ký có thể bị phạt đến 15 triệu đồng theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP,…Về hình sự, hành vi giả mạo chữ ký của người khác để chiếm đoạt tài sản, tước quyền thừa kế của ngươì khác thì có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với hình phạt đến chung thân theo điều 174 bộ luật hình sự 2015; Đối với người có chức vụ, quyền hạn mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn nhằm mục đích trục lợi thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo trong công tác với hình phạt tù đến hai mươi năm căn cứ điều 359 bộ luật hình sự 2015.

Các tổ chức hành nghề công chứng cần khuyến cáo, người dân cần cảnh giác, phòng ngừa thủ đoạn giả mạo chữ viết, chữ ký nhằm chiếm đoạt tài sản trong các giao dịch dân sự về nhà đất và các tài sản có giá trị khác. Để hạn chế rủi ro vì giấy tờ bị giả mạo, những người có nhu cầu chuyển nhượng nhà, đất chỉ nên cung cấp bản photo sổ đỏ cho người có nhu cầu tìm hiểu; hạn chế cung cấp quá nhiều giấy tờ liên quan đến thông tin cá nhân, tạo điều kiện cho đối tượng có ý đồ xấu lợi dụng làm giả. Đối với người bị mất sổ đỏ thì cần trình báo ngay cho cơ quan công an và cơ quan chức năng để kịp thời nắm bắt thông tin, ngăn chặn hành vi giả mạo chủ nhà để giao dịch nếu có.

Đối với người mua nhà, đất thì cần tìm hiểu kỹ về nhân thân của chủ đất, đến tận nơi tìm hiểu chứ không nên chủ quan mua bán trên giấy, thậm chí cần đến văn phòng đăng ký đất đai tại các quận, huyện để tìm hiểu tình trạng thửa đất chuẩn bị giao dịch...

39

3.3 Kiến nghị những kỹ năng công chứng viên cần sử dụng để việc nhận dạng chữ viết, chữ ký, con dấu trong giấy tờ tài liệu

Với thực trạng trên, có thể nói, giả mạo trong hoạt động công chứng đến mức báo động, ngoài thiệt hại về vật chất, các hành vi giả mạo còn gây ra hậu quả bất ổn cho xã hội, mất lòng tin, ảnh hưởng đến uy tín của hệ thống công chứng và đã trở thành nỗi ám ánh của đa phần các công chứng viên. Việc giả mạo tinh vi, công chứng viên không thể biết được, vô tình tiếp tay cho việc giả mạo chắc chắn chiếm phần lớn trong các vụ việc đã được phát hiện. Như vậy, việc làm như thế nào để hạn chế tình trạng giả mạo, và làm như thế nào để bảo đảm an toàn pháp lý cho các công chứng viên chân chính đang hành nghề là ước vọng lớn nhất của giới công chứng cho đến nay.

Được biết, hiện nay bộ Tư pháp đang xây dựng đề án liên thông giữa công chứng, thuế, đăng ký. Nếu đề án này được thực hiện, chắc chắn sẽ góp phần hết sức quan trọng trong việc hạn chế tình trạng lừa đảo, giả mạo.

Còn theo quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm hình sự, Bộ luật Hình sự đã có tội “ Lừa đảo” “ Lạm dụng tín nhiệm” “ Làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức”. Về trách nhiệm hành chính, Chính phủ đã có Nghị định 110/2013/NĐ -CP năm 2013, Nghị định 67/2015/NĐ-CP năm 2015 trong đó có một mục riêng quy định về các hành vi và hình thức xử phạt trong hoạt động công chứng.

Tuy nhiên, việc xử phạt theo quy định của luật hình sự và hành chính hiện hành có vẻ còn quá nhẹ không đủ mức phòng ngừa, răn đe, trừng phạt; cách thức xử lý có khi chưa triệt tận gốc nên tình trạng giả mạo trong hoạt động công chứng chưa tới mười năm trở lại đây, nhưng càng ngày càng phát triển theo chiều hướng lây lan, bất lợi cho ngành công chứng nói riêng và bất ổn cho xã hội nói chung.

Hiện nay, chúng ta đang tiến hành sửa đổi toàn diện Bộ luật hình sự. Do đó, nếu có thêm một tội “ Tội giả mạo trong giao dịch dân sự” để xử lý việc giả người, giả chữ ký, chữ viết con dấu trong giấy tờ tài liệu trong hoạt động công chứng, thì cũng sẽ góp phần rất lớn trong việc đấu tranh xử lý, răn đe, phòng ngừa tình trạng giả mạo trong hoạt động công chứng.

40 Bởi thực tế, vi phạm trong hoạt động công chứng thời gian gần đây tuy xảy ra khá phổ biến nhưng việc xử lý hình sự đối với người yêu cầu công chứng vi phạm lại rất ít . Nguyên nhân, vì theo quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng thì chỉ khi nào có đầy đủ căn cứ như bắt quả tang đối tượng có dụng cụ, phương tiện in ấn, làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan nhà nước hoặc phải có hậu quả thiệt hại thực tế xảy ra mới xử lý được tội “ Làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, “ Lừa đảo chiếm đoạt” theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

Giả sử, nếu không đưa được tội danh mới như đề xuất nói trên, thì quan điểm về xử lý việc giả mạo, chiếm đọat trong lĩnh vực công chứng, cần thiết cũng nên có thay đổi. Bởi lẽ, theo quan điểm của học viên, khi người yêu cầu công chứng có hành vi giả mạo với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác, đây là hành vi trái pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội. Mặc dù hành vi vi phạm được phát hiện, ngăn chặn kịp thời nhưng đây là hành vi gian dối, lợi dụng sự tin tưởng của người dân vào tính chất pháp lý của hoạt động công chứng để chiếm đoạt tài sản và thông thường giá trị mong muốn chiếm đoạt là lớn. Việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời là nguyên nhân khách quan làm cho việc chiếm đoạt tài sản của đối tượng có hành vi giả mạo không thực hiện được. Ở đây, nên hiểu cấu thành vật chất đối với tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điều 139 Bộ luật hình sự 2015 không phải là hành vi trái pháp luật này phải gây ra hậu quả trên thực tế mà cần thống nhất hiểu là giá trị vật chất cụ thể mà đối tượng hướng tới với mong muốn chiếm đoạt. Điều này không phải là vấn đề khó chứng minh thông qua nội dung hợp đồng, giá trị tài sản mà các bên đã thỏa thuận khi giao dịch.

Với phân tích ở trên, việc xử lý tội “ lừa đảo, chiếm đoạt” hay tội “làm giả giấy tờ” không cứng nhắc một chiều là đã có hậu quả hay chưa, đã chiếm đoạt được hay chưa mới có thể kết tội. Đây nên xem là tình tiết trong việc lượng hình, còn khi đã có hành vi giả mạo được phát hiện thì nên cân nhắc xem xét xử lý để truy tố hành vi vi phạm theo giai đoạn như chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hay tội phạm đã hoàn thành, có lẽ hợp lý hơn.

Cần thiết phổ biến tuyên truyền pháp luật về việc giả mao giấy tờ trong hoạt động công chứng. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Luật Công chứng

41 2014 nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi: cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng. Theo đó, người vi phạm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị:

- Xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 12 Nghị định 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP “Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo để được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ, văn bản hoặc giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người yêu cầu công chứng để được công chứng hợp đồng, giao dịch; làm giả giấy tờ, văn bản để được công chứng bản dịch.”

- Hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo Điều 341 hoặc Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 ,…

Ví dụ, để xác định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thật hay giả, thông tin có chính xác hay không thì ngoài việc quan sát, công chứng viên cần tiếp cận được với thông tin từ cơ quan cấp giấy chứng nhận; để xác định nhân thân của một người, ngoài việc kiểm tra giấy tờ tùy thân, công chứng viên cần đối chiếu được thông tin đó với cơ sở dữ liệu công dân; để xác định một bộ hợp đồng mua bán nhà chung cư là thật hay giả, công chứng viên cần phải kiểm tra được thông tin từ chủ đầu tư.

Tuy nhiên, không có bất kỳ quy định nào của pháp luật cho phép công chứng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập đề tài giả mạo giấy tờ trong hoạt động công chứng (Trang 35 - 48)