1. Phân loại câu theo mục đích giao tiếp:
Trong lời nói, người ta có thể dùng các phát ngôn để đạt được những mục đích giao tiếp khác nhau như:
- Mục đích hỏi của người nói
- Mục đích nêu yêu cầu, nguyện vọng của người nói - Mục đích bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói - Mục đích kể lại các sự kiện hiện tượng…
Dựa theo những mục đích giao tiếp nêu trên, người ta có thể chia câu thành những kiểu câu, phát ngôn sau:
1.1. Câu trần thuật:
a) Khái niệm: là câu có mục đích kể, nêu, miêu tả sự vật, đối tượng trong những đặc trưng về hoạt động, tính chất, trạng thái hoặc quan hệ của nó. trưng về hoạt động, tính chất, trạng thái hoặc quan hệ của nó.
Ví dụ: Hai cái đèn đang sáng. Lớp tôi đang học ngữ pháp.
b) Đặc điểm:
Câu trần thuật là hình thức biểu hiện thường gặp của một phán đoán logic (logic học cổ điển coi kiểu câu trần thuật là hình thức duy nhất có khả năng biểu thị một phán đoán logic với tính chân thực hay không chân thực. Ba kiểu câu còn lại không có khả năng này).
Trong câu ngoài các thực từ và hư từ còn có các hình thái từ được dùng để bày tỏ thái độ với nội dung câu nói hoặc đối với người nghe, hoặc có khi chỉ nhằm hoàn chỉnh một câu giúp cho một tổ hợp từ trở thành câu hoàn chỉnh.
Ví dụ: Con đi.
Muốn trở thành câu phải thêm vào đó hoặc một ngữ điệu đặc thù, hoặc một từ nào đó thích hợp. trong những từ có thể thêm, ta thường gặp các tiểu từ tình thái vừa có tác dụng làm cho câu độc lập vừa biểu hiện được thái độ của người nói.
Trong ví dụ trên, ta có thể sửa như sau: Con đi ạ. (Kính trọng)
1.2. Câu nghi vấn:
Câu nghi vấn xuất hiện khi có hai điều kiện sau: - Có cái chưa rõ hay cái không biết
- Có nhu cầu và ý định hỏi
b) Chức năng:
Mục đích cơ bản của câu nghi vấn là dùng để hỏi và có nhu cầu được giải đáp, song trong hoạt động giao tiếp câu nghi vấn còn thực hiện được rất nhiều mục đích nói khác.
c) Phân loại:
* Câu hỏi chân chính (câu hỏi chính danh) là loại câu hỏi thực sự và đòi hỏi người nghe phải trả lời thực sự.
Đối với câu hỏi chân chính bao giờ trong cấu trúc của nó cũng sử dụng các đại từ nghi vấn: ai, gì, sao, thế nào,…
Ví dụ: Ai làm việc này? Chuyến du lịch thế nào?
*Câu nghi vấn tu từ là loại câu hỏi không yêu cầu trả lời. Nó được dùng như một phương tiện để truyền cảm, để minh họa, để thực hiện những cảm xúc khác nhau.
Ví dụ: Khi sao phong gốm rủ là,
Giờ sao tan tan như hoa giữa đường? Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?
(Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)
*Câu nghi vấn phủ định: là loại câu mà hình thức là câu hỏi nhưng mục đích diễn đạt thực chính là phủ định.
Ví dụ: Có ai trả lời tôi đâu?
*Câu nghi vấn khẳng định: là loại câu hình thức là câu hỏi nhưng ý nghĩa thực lại là khẳng định.
*Câu hỏi cầu khiến mệnh lệnh: về hình thức vẫn là câu nghi vấn nhưng về ý nghĩa lại là yêu cầu mệnh lệnh thậm chí là lời đe dọa hay có thể là lời khuyên bảo (tùy ngữ cảnh giao tiếp).
Ví dụ: Có trả lời không thì bảo?
Chú ý: Khi đặt câu hỏi thì người sử dụng phải chú ý tới tình huống hỏi để lựa chọn câu hỏi, có thể hỏi một cách khái quát hoặc hỏi một cách cụ thể từng chi tiết.
1.3. Câu cảm thán:
a) Khái niệm: Là loại câu dùng để biểu thị những cảm xúc. Loại câu này ngữ điệu là một phương tiện biểu hiện rất quan trọng. Ngoài ra câu cảm thán còn có dấu chấm than và phương tiện biểu hiện rất quan trọng. Ngoài ra câu cảm thán còn có dấu chấm than và tiểu từ tình thái: quá, lắm, hả, hử,…
b) Cách dùng: được dùng khi cần thể hiện đến một mức độ nhất định những tình cảm khác nhau, thái độ đánh giá, những trạng thái tinh thần khác thường của người nói đối với khác nhau, thái độ đánh giá, những trạng thái tinh thần khác thường của người nói đối với sự vật hay sự kiện mà câu nói đề cập hoặc ám chỉ tới.
Câu cảm thán có những dấu hiệu hình thức như: Thán từ (có thể tự làm thành một câu, kết hợp với từ khác và làm thành phần phụ của câu); dấu chấm than ở cuối câu, ngữ điệu mà người nói biểu hiện.
Tuy nhiên, cần phân biệt rõ giữa câu cảm thán và câu tường thuật hàm chỉ sự chú ý, vì không có đường ranh giới rõ rệt giữa hai loại câu này.
Ví dụ: Thế này thì tốt quá! Ôi chao, chán đời quá!
1.4. Câu cầu khiến:
a) Khái niệm: là loại câu nêu ý muốn mệnh lệnh của người truyền đạt, mục đích của câu cầu khiến là hướng tới người nghe, để người nghe phải thực hiện điều nêu ra trong câu. cầu khiến là hướng tới người nghe, để người nghe phải thực hiện điều nêu ra trong câu.
b) Đặc điểm cấu tạo:
Chủ yếu được biểu hiện bằng ngữ điệu và kèm theo hoặc không kèm một trong những tình thái từ (nhỉ, đi, với, nhé,…), có khi câu cầu khiến còn được cấu tạo bằng gắn một ngữ điệu với một thực từ.
Ví: Im!
Người ta có thể gắn những đơn vị chỉ ý nghĩa cầu khiến vào trong cấu trúc câu để biến câu đó thành câu cầu khiến.
Ví dụ: Em làm bài đi.
Khi cầu khiến được cấu tạo theo lối gián tiếp thì ý nghĩa cầu khiến bị nhạt đi. Người ta còn sử dụng câu cầu khiến như một mệnh lệnh, một sự cấm đoán. Trong trường hợp này thường sử dụng các từ như: Hãy, đừng, chớ,… trong cấu trúc câu.
Ví dụ: Đừng làm ồn trong lớp. Ra vào hãy đóng cửa.
Ngoài ra, câu cầu khiến còn được sử dụng như một lời kêu gọi, chúc phúc.
2. Phân loại câu theo đặc điểm quan hệ giữa nội dung của chúng với hiện thực:
Căn cứ vào đặc điểm của mối quan hệ giữa nội dung câu với hiện thực, ta có thể phân loại câu, phát ngôn thành hai loại:
2.1. Câu/ phát ngôn khẳng định: là câu hoặc phát ngôn xác nhận hoặc có thiên hướng xác nhận sự tồn tại của sự vật, đặc trưng, sự việc…trong hiện thực hay mong muốn xác nhận sự tồn tại của sự vật, đặc trưng, sự việc…trong hiện thực hay mong muốn chúng tồn tại trong hiện thực.
Câu khẳng định có cấu trúc cụm chủ- vị cơ bản, thường có thêm các thành phần phụ để tạo thành câu hoàn chỉnh và đúng ý nghĩa. Câu khẳng định thường mang ngữ điệu chắc chắn, và có thêm những từ mang tính chất khẳng định để tăng sự tin tưởng, chắc chắn cho vấn đề được đề cập đến.
Ví dụ: Khu vườn này có rất nhiều loại hoa đẹp.
Hôm qua mình chắc chắn đã đưa vở cho bạn ấy rồi.
2.2. Câu/ phát ngôn phủ định: là câu hoặc phát ngôn không xác nhận, không có thiên hướng xác nhận hoặc không mong muốn một điều nào đó xảy ra. hướng xác nhận hoặc không mong muốn một điều nào đó xảy ra.
Câu phủ định ngoài cấu trúc cụm C-V và các thành phần phụ thì còn có thêm những từ, cụm từ mang tính chất phủ định: không, chưa, không phải, chưa bao giờ,…Câu phủ định thường được dùng để phủ nhận, chối bỏ về một sự vật, vấn đề được đề cập không hoặc chưa xảy ra trong cuộc sống.
Ví dụ: Chiếc xe này không phải của anh ấy. Bộ phim này tôi chưa được xem.