Câu là gì? Biến thể của câu 1 Khái niệm câu

Một phần của tài liệu DẪN LUẬN NGÔN NGỮ Chương 4: Ngữ pháp (Trang 28 - 31)

1. Khái niệm câu

- Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng thông báo một sự việc, một ý kiến, một tình cảm, một cảm xúc ...

- Khái niệm trên có 2 điểm cần lưu ý: * Câu là đơn vị có khả năng thông báo

 Nhờ đặc điểm này, có thể phân biệt câu với những đơn vị nhỏ hơn nó (từ, hình vị, âm vị ... không có chức năng thông báo).

 Khả năng thông báo về hiện thực khách quan hay về tình cảm chủ quan được gọi là tính tình thái. Theo quan niệm truyền thống, tính tình thái được chia làm hai loại:

+ Tính tình thái khách quan là cách biểu hiện mối quan hệ của điều được thông báo đối với hiện thực khách quan (có thật hay không có thật, có thể hay không có thể, tất yếu hay ngẫu nhiên ...)

Ví dụ: Nhiều tiền (có thật)

Giá mà nhiều tiền nhỉ! (không có thật)

+ Tính tình thái chủ quan là cách biểu hiện thái độ của người nói đối với điều được thông báo (tin hay không tin, đồng ý hay không đồng ý, đánh giá, biểu cảm ...)

Ví dụ: Sao mà ồn thế! (thể hiện thái độ không đồng ý, sự khó chịu với hiện thực “ồn”)

Giá mà nhiều tiền nhỉ! (thể hiện sự mong muốn, ước mơ hiện thực “nhiều tiền”

sẽ xảy ra)

Tính tình thái được thể hiện bằng ngữ điệu (ngữ điệu nghi vấn, cảm thán, tường thuật ...), bằng từ tình thái như các động từ tình thái (dám, định, muốn ...), phó từ tình thái (lắm, quá, rất ...), trợ từ tình thái (à, ư, nhỉ, nhé ...), bằng dạng thức nhân xưng của động từ.

Ví dụ: Trong phát ngôn “Anh đi ư ?” ta biết được hiện thực “anh đi” chưa xảy ra, người nói tỏ thái độ nửa luyến tiếc, nửa nghi vấn. Tính tình thái đó được thể hiện bằng ngữ điệu nghi vấn và từ tình thái “ư”.

* Trong các đơn vị có chức năng thông báo (văn bản, đoạn văn, câu), câu là đơn vị nhỏ nhất.

2. Thành phần câu:

- Xác định thành phần câu thực chất là phân loại các thực từ trong câu dựa theo hình thái của chúng

- Có 2 loại thành phần câu:

+ Thành phần chính: Bao gồm chủ ngữ và vị ngữ

+ Thành phần phụ: Bổ ngữ, là thành phần biểu thị bằng danh từ ở các cách khác Trạng ngữ, là thành phần biểu thị bằng trạng từ

Định ngữ, là thành phần biểu thị bằng những danh từ hay tính từ bị hợp dạng với danh từ mà chúng hạn định

- Do tiếp xúc với các loại ngôn ngữ không biến hình, các nhà khoa học phải thay dấu hiệu hình thái bằng các dấu hiệu hình thức khác cho phù hợp với tực tế của những ngôn ngữ ấy.

Ví dụ: Vị ngữ là thành phần bắt buộc phải có mặt để đảm bảo sự độc lập về nội dung và sự hoàn chỉnh về hình thức của câu. Nó có thể kết hợp với các phó từ đã, sẽ, đang,…về phía trước và có thể trả lời các câu hỏi làm gì? Làm sao? Như thế nào?...

Chủ ngữ là thành phần bắt buộc, biểu hiện sự vật hiện tượng có đặc trưng được miêu tả ở vị ngữ, trả lời cho các câu hỏi ai? Cái gi? Con gì? …

- Ví dụ :

+ Sáng nay, khoa tôi đón sinh viên mới

TT CN VN

+ Chợ Rồng nằm sát bên quốc lộ 183, ồn ào, đông vui, tấp nập. CN. VN1. VN2 VN3 VN4

 Trong câu trên, ta có “Chợ Rồng” đóng vai trò chủ ngữ, “nằm sát bên quốc lộ 183”,”ồn ào”,”đông vui”,”tấp nập” lần lượt là các vị ngữ trong câu.

+ Vào ngày sinh nhật, món quà mà mẹ tặng tôi là một quyển sách rất hay. TT. ĐN. BN

Ngoài thành phần chính của câu là chủ ngữ (món quà mà mẹ tôi tặng) và vị ngữ (là một quyển sách rất hay), câu trên còn có các thành phần phụ nhằm bổ sung thêm thông tin cho câu:

+ trạng từ chỉ thời gian bổ nghĩa cho cụm chủ - vị: món quà mà “tôi” được mẹ tặng

“là vào ngày sinh nhật”

+ định ngữ “mẹ tặng tôi” là một cụm C-V dùng để làm rõ nghĩa cho danh từ món quà + bổ ngữ “ rất” đi kèm với tính từ “hay” nhằm bổ sung ý nghĩa cho tính từ này.

3. Thành phần phát ngôn.

- Phân tích thành phần phát ngôn là phân tích cách tổ chức nội dung thông báo của nó nhằm đáp ứng nhiệm vụ giao tiếp trong những văn cảnh và tình huống giao tiếp cụ thể.

- Các phát ngôn xuất hiện trong các hoàn cảnh khác nhau mang các nhiệm vụ thông báo khác nhau:

( Bắc thế nào?) Bắc yêu Nam (Bắc yêu ai?) Bắc yêu Nam (Ai yêu Nam?) Bắc yêu Nam (Có tin gì mới không?) Bắc yêu Nam

a) Ngữ điệu: Phần báo thường được phát âm nhấn mạnh hơn phần nêu

b) Hư từ: Phần báo thường được đánh dấu bằng một số hư từ nhất định . chẳng hạn, trong tiếng Việt, các từ sau thường báo hiệu sự bắt đầu của phần báo:

+ Các trợ từ nhấn mạnh như chính, cả, ngay cả, đích, … Bắc yêu cả Nam

+ Từ ( trừ trường hợp nó đứng sau các trợ từ nhấm mạnh, kiểu Chỉ bắc là yêu Nam) + Các phó từ chỉ thời gian hay chỉ sự tiếp diễn tương tự như đã, sẽ, đang, vẫn, cứ,… . Để đánh dấu sự bắt đầu của phần báo, các phí từ chỉ thời gian xuất hiện ngay trong car trường hợp phát ngôn đã có trạng ngữ chỉ thời gian.

Ví dụ: Hôm qua, Đoàn thể thao nước ta đã về đến Hà Nội.

c) Khả năng lược bỏ: Phần báo là phần không thể bỏ được còn phần nêu có thể lược bỏ nếu văn cảnh hay tình huống giao tiếp cho phép

Ví dụ: để trả lời cho câu hỏi “Anh về bao giờ?”, ta có thể nói một cách đầy đủ là “Tôi về hôm qua” hoặc bỏ phần nêu, chỉ nói vắn tắt: “Hôm qua”.

Một phần của tài liệu DẪN LUẬN NGÔN NGỮ Chương 4: Ngữ pháp (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)