Việc đánh giá mở rộng TDTD tại chi nhánh Techcombank Hà Nội được thể hiện trước hết ở chỉ tiêu doanh số TDTD, chỉ tiêu này phản ánh một cách khái quát nhất về hoạt động TDTD tại chi nhánh trong 1 năm. Bởi vậy, nếu trong năm doanh số TDTD của chi nhánh lớn, đạt tỷ lệ cao và tăng so với năm trước thì điều đó đã nói lên hoạt động TDTD của chi nhánh đang được mở rộng
Bảng 3: Tình hình tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Doanh số cho vay
- Hoạt động tín dụng 1778,19 2333,65 2713,30
- Cho vay tiêu dùng 583,07 780,84 942,60
Tỷ trọng (%) 32,79(%) 33,46(%) 34,74(%) Doanh số thu nợ
- Hoạt động tín dụng 1095,64 1402,42 1632,50
- Cho vay tiêu dùng 347,86 458,17 545,42
Tỷ trọng (%) 31,75(%) 32,67(%) 33,74(%)
Dư Nợ
- Hoạt động tín dụng 1962,69 2551,5 2983,29
- Cho vay tiêu dùng 651,81 902,97 1066,53
Tỷ trọng (%) 33,81(%) 35,39(%) 35,75(%) (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động – Techcombank Hà nội, 2009)
Từ bảng số liệu trên có thể thấy được rằng: TDTD tại chi nhánh không ngừng tăng lên cả về quy mô và tốc độ. Cụ thể:
Năm 2007, sự tăng trưởng dư nợ TD chỉ có 583,07 tỷ, nhưng đến năm 2008 đã lên tới 780,84 tỷ đồng , tăng 33,91% so với năm 2007( tức là tăng 197,77 tỷ)
Năm 2009, doanh số TDTD đạt được 942,60 tỷ, tăng 20,71% so với năm 2008( tức tăng 161,76 tỷ)
Rõ ràng là doanh số cho vay của chi nhánh qua các năm có sự tăng lên mạnh mẽ. Năm 2008, hoạt động tín dụng tiêu dùng tiếp tục có bước phát triển khá về doanh số và tỷ trọng với hoạt động tín dụng nói chung. Theo đó,doanh số cho vay tiêu dùng đạt 780.84 tăng 1,3 lần so với năm 2008 và chiếm tỷ trọng 33,46% trong tổng doanh số cho vay. Về dư nợ, tính đến cuối năm 2008, tổng dư nợ tín dụng đạt 2551,05, trong đó tín dụng tiêu dùng chiếm 35,39% tương đương với 902,97 tỷ đồng, tăng đến 1,38 lần so với năm 2007.
- Bước sang năm 2009 với nhưng nền tảng trên chi nhánh được sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám Đốc hoạt đông tín dụng tiêu dùng tiếp tục có bước phát triển khá tốt . Trong năm, doanh số cho vay tiêu dùng đã đạt 942,60 tỷ đồng chiếm 34,74% so với tổng doanh số cho vay và tăng trên 1,2 lần so với năm 2008 và tăng trên 1,6 lần so với năm 2007. Doanh số thu nợ và dư nợ cũng tăng nhanh, lần lượt chiếm 33,41% và 35,75% so với tổng số. Sở dĩ ngân hàng đạt được điều này là vì ngoài lý do chủ quan kể trên thì khách quan mà nói, nền kinh tế tăng trưởng khá ổn định, nhu cầu về vốn tín dụng của nền kinh tế tăng trong đó có nhu cầu về tín dụng tiêu dùng.
Qua đây cho thấy Teachcombank- Hà Nội đã và đang ngày càng tập trung hơn vào hoạt động cho vay tiêu dùng, một hoạt động có khả năng sinh lời khá cao cho ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng cũng đã có những biệm pháp kịp thời và hợp lý trong việc thu hồi,xử lý nợ quá hạn nên có thể thấy, doanh số thu nợ đã tăng dần qua các năm, đây là một dấu hiệu tốt cho tình hình tài chính của chi nhánh.
Về quy mô và cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay tại Tachcombank- Hà Nội
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế,thu nhập và nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên thì quy mô vay tiêu dùng tại các ngân hàng cũng tăng. Tại Techcombank- Hà Nội, trong vài năm qua nhu cầu vay tiêu dùng của người dân tăng cả về số lượng và quy mô các khoản vay. Cụ thể như:
Bảng 4: Doanh số cho vay tín dụng theo thời hạn.
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Cho vay ngắn hạn 135,46 20,05 177,45 19,89 205,9 19,91 Cho vay trung- dài hạn 540,28 79,95 714,53 80,11 827,98 80,09 Tổng 675,74 100 891,98 100 1033,88 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động Techcombank- Hà Nội,2009) Theo thời hạn cho vay, cho vay tiêu dùng được chia thành ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhưng thông thường các ngân hàng chỉ chia thành ngắn hạn và trung- dài hạn. Trong đó, cho vay trung- dài hạn có tỷ trọng lớn, phản ánh đúng nhu cầu mua sắm các vật dụng lâu bền như bất động sản, ô tô ... Năm 2007, doanh số cho vay trung- dài hạn là 540,28 tỷ đồng, chiếm 79,95% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng., dư nợ cho vay trung và dài hạn 522,62 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 80.18%.
Bảng 5: Về cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn .
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
ngắn hạn Cho vay trung- dài hạn 522,62 80,18 689,86 80,3 794,38 80,29 Tổng 651,81 100 859,1 100 989,46 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động techcombank- Hà Nội,2009)
Năm 2008, doanh số đã tăng lên 714,53 tỷ đồng (tăng 1,35 lần so với năm 2007), chiếm tỷ trọng là 80,11%. Về dư nợ, dư nợ cho vay tiêu dùng cũng tăng khá nhanh, đạt 689,86 tỷ tăng 32% so với năm 2007, chiếm 80,3% so với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Đến năm 2009, doanh số cho vay trung và dài hạn đã là 827,98 tỷ đồng tương đương với 80,09%. Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 794,38 tỷ đồng tương đương với 80,29% tăng gấp 1,15 lần so với năm 2008 và bằng 1,52 lần so với năm 2007. Qua đây ta có thể thấy doanh số cho vay và dư nợ cho vay trung- dài hạn chiếm tỷ trọng lớn và có tỷ trọng tăng cao, đóng góp phần lớn vào sự gia tăng của toàn chi nhánh.
Về cho vay tiêu dùng ngắn hạn, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng khá ổn định, qua các năm đều giữ ở mức xấp xỉ 20%(lần lượt là 19,82%.,19,7%.,19,71%). Doanh số cho vay tiêu dùng ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ so với cho vay tiêu dùng dài hạn và tổng doanh số cho vay tiêu dùng. Cụ thể: năm 2007, doanh số là 135,46, đạt 20,05% tổng doanh số;năm 2008, doanh số tăng thêm 41,99 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 31,00% so với năm 2007; còn vào năm 2009 doanh số đạt 205,9 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 19,71% tổng doanh số cho vay tiêu dùng, tăng 1,16 lần so với năm 2008 và 1,52% so với năm 2007.
Như vậy sự gia tăng doanh số và dư nợ cho vay tiêu dùng của Techcombank Hà Nội từ năm 2007 đến năm 2009 là một bằng chứng cho sự phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh nói riêng và toàn hệ thống nói chung
2.2.1.3 Quy mô và cơ cấu cho vay tiêu dùng theo sản phẩm tại Techcombank- Hà Nội Techcombank- Hà Nội
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, thu nhập của người dân ngày một tăng cao dẫn đến nhu cầu về các sản phẩm tiêu dùng ngày càng nhiều. Chính vì vậy, cho vay tiêu dùng ngày được các ngân hàng chú trọng và quan tâm nhiều hơn. Techcombank- Hà Nội cũng đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm tín dụng tiêu dùng phong phú, đa dạng nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Hiện nay, Techcombank- Hà Nội đang cung cấp các sản phẩm tín dụng tiêu dùng là:
- Gia đình trẻ
- Cho vay mua nhà mới, sửa chữa nhà
- Cho vay du học nước ngoài, du học tại chỗ - Cho vay học phí
- Cho vay “ô tô” xịn
- Cho vay kinh doanh chứng khoán - Cho vay tiêu dùng khác
Trong đó, ta có thể chia thành 4 nhóm sản phẩm chính, đó là: Cho vay mua, sửa chữa nhà; Cho vay mua ô tô; Cho vay du học; Cho vay tiêu dùng khác. Cụ thể:
Bảng 6: Doanh số cho vay tín dụng theo sản phẩm.
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Cho vay mua, sửa
nhà Cho vay mua ô tô 197,81 32,36 269,00 32,8 316,5 33,53 Cho vay du học 67,56 11,05 76,55 9,32 87,54 9,28 Cho vay tiêu dùng khác 91,56 15,02 138,21 16,86 156,11 16,54 Tổng 611,29 100 820,21 100 943,85 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động Techcombank- Hà Nội,2009)
Từ bảng trên ta thấy, doanh số cho vay mua, sủa chữa nhà luôn giữ tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm. Đó là: năm 2007, doanh số đạt 254,11 tỷ đồng, sang năm 2008 đã tăng 1,32 lần tương ứng với 336,45 tỷ đồng; đến năm 2009, con số này đạt 383,7 tỷ đồng tăng 1,14 lần so với năm 2008 và 1,51 lần so với năm 2007. Tiếp đến là cho vay mua ô tô với tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng lần lượt là 32,36%; 32,8%; 33,53%. Tỷ trọng này tăng dần qua các năm chứng tỏ nhu cầu về mua ô tô ủa dân cư ngày càng cao, điều này thể hiện mức sống của dân cư đã và đang được cải thiện. Đứng thứ 3 trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng đó là cho vay du học với doanh số theo tỷ trọng chiếm dưới 12% tổng doanh số. Còn lại là cho vay tiêu dùng khác chiếm tỷ trong không lớn và theo bảng trên thấy thì có xu hướng bắt đầu giảm nhưng tăng khá cao trong năm 2008 chiếm đến 16,86% tổng doanh số cho vay tiêu dùng tương đương với 138,21 tỷ đồng. Năm 2007 với chỉ số 15,02% đạt tương đương với 91,81 tỷ đồng. Mục cho vay tiêu dùng khác bắt đầu có xu hướng giảm khi ta thấy số liệu từ năm 2006 nó là 21,46%. Cho đến năm 2009 với số liệu cho vay tiêu dùng khác đạt tỷ trọng 16,54% tương đương với 156,11 tỷ đồng nhỏ hơn tỷ trọng của năm 2008. Có thể thấy xu hướng tăng giảm doanh số cả về số tương đối và số tuyệt đối của các sản
phẩm cho vay tiêu dùng tại Techcombank- Hà Nội là phù hợp với xu thế chung của nền kinh tế nước ta hiện nay.
2.2.1.4Xét về dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm
Trên cơ sở các sản phẩm tín dụng tiêu dùng mà ngân hàng cung cấp, dư nợ của Techcombank- Hà Nội liên tục tăng trong các năm gần đây. Theo số liệu trên bảng số liệu trên có thể thấy trong thời gian gân đây, cho vay tiêu dùng theo sản phẩm của Techcombank- Hà Nội đã dần dần hợp lý. Cho vay “Nhà mới, sửa nhà” có giá trị lớn và thời gian trả nợ lâu dài nên dư nợ theo mục đích cho vay này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ, lần lượt là 42,24%; 41,9%; 41,96%. Nguyên nhân là do các dân cư có xu hướng muốn chuyển nới sinh sống và muốn mua đất trên địa bàn Hà Nội; dẫn đến cơn sốt nhà đất trên địa bàn thủ dô Hà Nội, làm dư nợ về cho vay mua và sửa nhà liên tục tăng cao cả về số lượng và tỷ trọng. Bên cạnh đó việc quy hoạch của thành phố về những đoạn đường sắp tới sẽ mở, những quyết định xây dựng khu chung cư cao tầng nhằm giải quyết những vấn đề về nhà ở cho dân cư. Mong muốn của từng người khác nhau cho nên ngân hàng đã đề ra những gói trợ giúp khác nhau nhằm tạo sự thông thoáng trong thủ tục nhưng vẫn phải đảm bảo đúng những nguyên tắc chung trong công tác tín dụng.
Điều này dẫn đến nhu cầu vay đối với gói cho vay mua, sửa nhà liên tục tăng về doanh số nhằm đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng, hạn chế đầu cơ bất động sản.
Bảng 7: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Cho vay mua, sửa nhà 275,32 42,24 357,92 41,9 412,98 41,96 Cho vay mua ô tô 213,53 32,76 288,26 33,76 340,15 34,56 Cho vay du học 73,34 11,25 91,18 10,68 107,07 10,88 Cho vay tiêu dùng khác 89,62 13,75 116,51 13,66 124,03 12,6 Tổng 651,81 100 853,87 100 984,23 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động Techcombank- Hà
Nội,2009)
Cùng với việc tăng tỷ trọng cho vay đối với sản phẩm CV mua, sửa nhà., tỷ trọng cho vay mua ô tô cũng tăng lên đáng kể, cả về số tương đối và tuyệt đối. Thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội, nhiều người dân có thu nhập tăng nhanh và việ sử dụng ô tô làm phương tiệp đi lại khá phổ biến nên nhu cầu vay để mua xe tăng nhanh: Dư nợ cho vay “Ô tô xịn” năm 2008 là 288,26 tỷ đồng tăng 1,35 lần so với năm 2007, và dư nợ năm 2009 là 340,15 tỷ đồng tăng 1,18 lần so với năm 2008. Bên cạnh sản phẩm “Ô tô xịn”, sản phẩm “Cho vay du học” cũng tăng không ngừng, phần lớn trong số này là đi du học tự túc hoặc bán tự túc. Trong khoảng gần 10 năm trở lại đây, nhiều trường đại học nước ngoài đã cử đại diện đến Việt Nam đặt mối quan hệ với các trường trong nước nhằm hợp tác tốt hơn trong lĩnh vực tuyển chọn học sinh, sinh viên Việt Nam sang học và cũng nhằm đáp ứng nhiều những nguyện vọng của nhiều phụ huynh học sinh muốn cho con theo học tại các trường danh tiếng bằng con đường tự túc. Vì thế nhu cầu vay du học cung chiếm tỷ trong khá ổn định về mặt tỷ trọng và tăng cao về mặt quy mô: Dư nợ năm 2008 của cho
vay du học là 91,18 tỷ đồng tăng 1,24 lần so với năm 2007, và dư nợ năm 2009 là 107,07 tỷ đồng tăng 1,17 lần so với năm 2008.
Trong khi dư nợ cho vay đối với các sản phẩm trên đều tăng mạnh về quy mô thì số lượng các khoản cho vay đối với các hoạt động khác như cưới hỏi, ma chay, du lịch...tăng khá chậm và giảm dần về tỷ trọng. Có điều này là do thu nhập của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay đủ để tiêu dùng các chi phí này mà không đến các ngân hàng vay như thời gian trước, tránh được những phức tạp về thủ tục. Do đó, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với sản phẩm này qua các năm giảm dần, lần lượt là 13,95%; 13,66% và 12,6%. Như vậy cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm có sự chênh lệch không nhỏ giữa các sản phẩm, do đặc điểm giá cả và nhu cầu về các sản phẩm quyết định. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để hoạt động cho vay tiêu dùng và hạn chế rủi ro thì chi nhánh cần có biện pháp đưa thêm một số gói sản phẩm mới nhằm bổ xung những khoảng trống do thiếu sản phẩm trên thị trường.
2.2.1.5 Chất lượng cho vay tiêu dùng
Hệ thống quản trị tín dụng được Techcombank xây dựng và thực hiện nhất quán trong toàn hệ thống, đó là cơ sở để nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá, cấp tín dụng và giám sát trong toàn hệ thống Techcombank đồng loạt và hiệu quả. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng tại Techcombank- Hà Nội được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 8: Về tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Tổng dư nợ CVTD 651,81 853,87 984,23 NQH/ Tổng dư nợ 3,46% 3,00% 2,70%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động Techcombank- Hà Nội,2009) Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh giảm dần qua các năm. Cụ thể: năm 2007, tỷ lệ này đạt mức cao nhất là 3,46%, sang năm 2008 giảm xuống còn 3% và đến năm 2009 chỉ còn 2,7%. Sở dĩ vì vậy là vì Techcombank- Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế tối đa các khoản nợ quá hạn phát sinh mới và đẩy mạnh thu hồi các khoản nợ tồn đọng, vì vậy cùng với kết quả mở rộng đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, chất lượng tín dụng cũng được nâng lên một bước.
2.2.1.6Về tình hình nợ xấu
Qua bảng trên ta thấy, nợ cần chú ý năm 2009 chiếm tỷ trọng 2,91% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng với số dư nợ cho vay tiêu dùng với số dư là 28,64 tỷ đồng, đây chính là những món vay mới phát sinh quá hạn trong ba tháng cuối năm. Nợ dưới tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng lớn thứ ba 2,76% với số dư là 27,16 tỷ đồng. Nợ nghi ngò chiếm tỷ trọng nhỏ 0,98% tổng dư nợ cho