Những mặt còn yếu kém và nguyên nhân: 1 Những mặt còn yếu kém:

Một phần của tài liệu Một số giảI pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tíndụng của NHVPbank Ngọc Lâm, chi nhánh Long Biên (Trang 28 - 30)

III. Đánh giá chung về quản lý rủi ro tín dụng tại VPBank Ngọc Lâm

2.3.2.Những mặt còn yếu kém và nguyên nhân: 1 Những mặt còn yếu kém:

2.3.2.1. Những mặt còn yếu kém:

Thứ nhất, nợ quá hạn có xu hướng ngày càng tăng: mặc dù chưa vượt mức kiểm soát của Ngân hàng VPBank Ngọc Lâm, trong ba năm 2007,2008 và 2009, tỷ

lệ nợ quá hạn của Chi nhánh đã vượt mức 2% (đánh giá theo tiêu chí phân loại nợ của Quyết định 493/NHNN và Quyết định 18/NHNN). Tuy nhiên tỷ lệ này chưa phản ánh thực sự những khoản nợ xấu còn tiềm ẩn.

Thứ hai, chất lượng và hiệu quả các khoản tín dụng chưa cao: Trong cơ cấu

cho vay của Chi nhánh, tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo chỉ chiếm lớn nhất là 39% (Năm 2009), còn lại là cho vay không có tài sản đảm bảo, đây là khoản tín dụng tiềm ẩn rủi ro lớn.

2.3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng: 2.3.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan:

 Việc áp dụng quy trình tín dụng mới còn nhiều bất cập

Quy trình tín dụng mới đưa vào áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng,tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực do quy trình mới mang lại, còn một số hạn chế như sau:

Theo quy trình tín dụng mới thì khối lượng công việc phát sinh nhiều, luân chuyển qua nhiều bước trung gian ảnh hưởng đến chất lượng công tác tín dụng. Trong quá trình cho vay, hồ sơ giấy tờ phát sinh nhiều hơn, trải qua nhiều bước trung gian hơn khiến cho thời gian xét duyệt một khoản vay bị kéo dài, ảnh hưởng đến quỹ thời gian của cán bộ tín dụng. Khi đó, thời gian dành cho việc thẩm định hồ sơ khách hàng, kiểm tra sau khi cho vay... bị ảnh hưởng.

Trước đây khi chưa áp dụng quy trình mới thì cán bộ tín dụng đảm nhận tất cả mọi khâu của quy trình tín dụng. Từ khi thực hiện quy trình mới thì mỗi một khâu có sự tham gia đồng thời bộ phận Quan hệ khách hàng, bộ phận Quản lý rủi ro và bộ phận Quản lý nợ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai quy trình mới, cán bộ giữa các bộ phận có sự hợp tác chưa chặt chẽ.

Chưa chú trọng đúng mức đến chất lượng tín dụng: Mục tiêu của ngân hàng là mở rộng tín dụng, chỉ tiêu đặt ra là tổng dư nợ tín dụng tăng 22-23%/năm. Để đạt được điều này đôi khi Ngân hàng đã xem nhẹ những tiêu chuẩn cấp tín

dụng, chấp nhận rủi ro cao hơn và cho vay đối với khoản vay không đủ tiêu chuẩn an toàn.

Trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên còn hạn chế: Trình độ của cán bộ nhân viên là vô cùng quan trọng, nhận thức được điều này, ngân hàng đã hết sức quan tâm tới công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, nhân viên ở trong và ngoài nước. Tuy vậy, hoạt động này gặp cũng nhiều khó khăn do kinh phí dành cho đào tạo là có hạn và điều quan trọng hơn là tình trạng thiếu chuyên gia giỏi để giảng dạy.

Một phần của tài liệu Một số giảI pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tíndụng của NHVPbank Ngọc Lâm, chi nhánh Long Biên (Trang 28 - 30)