Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Một số giảI pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tíndụng của NHVPbank Ngọc Lâm, chi nhánh Long Biên (Trang 44 - 45)

III. Đánh giá chung về quản lý rủi ro tín dụng tại VPBank Ngọc Lâm

3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ

Để tạo điều kiện cho hoạt động NH nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, giúp các NH mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, Chính phủ cần tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng thông qua việc không ngừng hoàn thiện và ổn định các chính sách kinh tế - xã hội.

Một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giảm hiệu quả sử dụng vốn dẫn đến khó khăn trong việc thanh toán nợ với ngân hàng là do chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Chính phủ chưa hoàn thiện, thường xuyên có những đổi mới, thiếu tính ổn định. Vì vậy, trong quá trình điều chỉnh cơ chế, chính sách cần có những bước đệm hoặc những biện pháp tháo gỡ khó khăn xuất hiện do thay đổi trong cơ chế. Đặc biệt, trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài là hết sức gay gắt, Chính phủ cần có những chính sách bảo hộ đối với doanh nghiệp trong nước, điều chỉnh và tăng cường hiệu lực pháp lý của các chính sách thuế, quản lý ngoại hối... bảo đảm tác dụng tích cực của hệ thống cơ chế chính sách.

+ Với tư cách là người tạo lập môi trường vĩ mô, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp lý để tạo cơ sở cho hoạt động tài chính, tín dụng ngân hàng.

+ Đề nghị Chính phủ ban hành nghị định về thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế cho phù hợp với tình hình mới, nghiên cứu phát triển hệ thống lưu thông séc, hối phiếu và hệ thống thanh toán thay thế thanh toán bằng tiền mặt giúp cho việc quản lý, sử dụng vốn vay đúng mục đích.

+ Cần bổ sung tăng vốn điều lệ cho các NHTM nhằm tăng tiềm lực tài chính, giúp ngân hàng có thể đứng vững trước những biến động của thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh tế hội nhập.

+ Để tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM xử lý nợ tồn đọng thì cần có sự phối hợp đồng bộ của các bộ, các ngành có liên quan.

KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ đặc biệt là trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là không thể tránh khỏi những rủi ro, thất thoát có thể xảy ra. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả và chất lượng trong hoạt động tín dụng của NHTM để phòng ngừa và hạn chế đến mức rủi ro thấp là một bài toán khó.Do vậy, việc nghiên cứu giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng là một công việc hết sức có ý nghĩa.

Tuy nhiên đây là một đề tài tương đối phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều thời gian cũng như quá trình nghiên cứu và xâm nhập thực tế lâu dài. Nhưng do trình độ bản thân cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được nhiều sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo Nguyễn Quỳnh Hương, Ban lãnh đạo và các anh chị tại Ngân hàng VPBank Ngọc Lâm chi nhánh Long Biên-Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Một số giảI pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tíndụng của NHVPbank Ngọc Lâm, chi nhánh Long Biên (Trang 44 - 45)