Tác tử di động tỏ ra hữu dụng trong việc thu thập thông tin. Nhờ những thông tin cập nhật cuả tác tử di động, các hệ thống đa tác tử hoạt động trên mạng ngang hàng có thể tạo ra những khả năng mới đầy tiện ích như:
Đặt ra một ngưỡng nào đấy, khi mà tác tử với nhiệm vụ do thám không tìm thấy một dịch vụ hay host cần thiết nào trong thời gian cho phép thì ta có thể coi là dịch vụ hoặc host đấy không còn khả dụng nữa. Khi đó ta không tiếp tục đợi tác tử
này nữa mà ngay lập tức lập lịch lại cho quá trình tìm kiếm. Điều này làm giảm độ
trễ về thời gian chờđợi và tìm kiếm trong mạng.
Phát hiện những vùng đang xuống cấp của mạng. Dùng các tác tử do thám ta có thể dựđoán những vùng nào mạng bị lỗi, bị phân đoạn để kịp thời đưa ra hướng giải quyết. Nơi đó là những nơi tác tử không xuất hiện hoặc là không có những liên lạc với những nút mạng còn sống.
Các host sử dụng thông tin do các tác tử cung cấp để báo cho hàm giới hạn thời gian về khoảng thời gian chúng có thể chờ đợi để thực thi nếu các host này bị
phụ thuộc vào các dịch vụ từ xa.
Tối ưu số tác tửđể đạt được yêu cầu tần suất cập nhật thông tin của các tác tử
phát hiện dịch vụ.
Vẫn còn một số giới hạn cần phải kểđến như các phần tử của mô tả trạng thái N, tất cảđều có thể thay đổi và không được xác định trong một số miền. Vì vậy các tác tử có thể phải dựa vào một số tham số như λvà η. Thêm vào đó có nhiều cách hiệu quả mà tác tử có thểđi trong mạng. Việc nghiên cứu những công nghệ thay đổi này là cần thiết tuy nhiên các mô hình toán học của chúng phức tạp hơn là đường đi ngẫu nhiên.
Còn một giới hạn nữa đó là mặc dù v có thểđược định nghĩa từ πh nhưng duy trì topo mạng toàn cục, J, là một vấn đề khó khăn trong mạng ngang hàng động. Các thuật toán định tuyến tích cực trong mạng ad-hoc thường định nghĩa một giao thức để lan truyền thông tin nhưng nó rất đắt. Tổng lượng bộ nhớ hoặc băng thông yêu cầu cho mỗi thông điệp trong trường hợp xấu nhất là O(n2) (đó là trường hợp di chuyển qua toàn bộ ma trận kề).
Nguyễn Thị Kim Oanh – K50MTT Trang 31 ĐH Công nghệ - ĐH Quốc Gia HN
Chương 4. CÁC THÍ NGHIỆM MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ