THỨC BẢO ĐẢM TÍN DỤNG ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH
TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG.
Trong hoạt động ở bất kỳ một lĩnh vực nào thì cùng phải đối phó với rủi ro. Mặc dù là ngoài ý muốn nhưng nó vẫn tồn tại và gắn liền với hoạt động kinh doanh. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải có biện pháp ngăn ngừa hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là lĩnh vực đặc biệt, bởi loại hình kinh doanh là hàng hóa đặc biệt, có sự nhạy cảm. Nó gắn bó mật thiết với mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội...
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng diễn ra rất phức tạp quan hệ mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, Ngân hàng lại kinh doanh trên đồng vốn của người khác nên khả năng rủi ro mà Ngân hàng gặp phải là rất lơn. Ngân hàng lại quan h với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, một thành phần kinh tế mới, sôi động, đầy tiềm năng những cũng tiềm ẩn rủi ro. Để tồn tại và và phát triển tránh được rủi ro thì Ngân hàng cần phải cho vay với các hình thức bảo đảm tín dụng để đạt được điều đó. Vì việc sử dụng các hình thức bảo đảm sẽ mang lại lợi ích cho Ngân hàng như:
Việc thực hiện bảo đảm tín dụng là giúp Ngân hàng có cơ sở để thu hồi nợ một cách chắc chắn. Việc bảo đảm sẽ tạo ra nguồn thu nợ thứ hai khi mà nguồn thu thứ nhất vì lý do nào đó mà không thu được.
Việc thực hiện đảm bảo an toàn tín dụng sẽ gắn trách nhiệm vật chất của người vay trong việc sử dụng vốn vay của Ngân hàng có hiệu quả hơn.
Việc thực hiện đảm bảo tín dụng sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng cho việc vay hay mở rộng quan hệ tín dụng.
Như vậy việc thực hiện để đảm bảo tín dụng là một hình thức hạn chế được rủi ro cho Ngân hàng. Xã hội càng phát triển thị trường mỗi ngày một thay đổi, để đáp ứng nhu cầu vốn của thị trường mà vẫn đảm bảo an toàn vốn cao Ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, hạn chế mức rủi ro thấp nhất có thể xẩy ra thì việc đảm bảo tín dụng rất cần thiết và chúng ta cần phải làm tốt công tác đảm bảo tín dụng và tiếp tục hoàn thiện các hình thức đảm bảo tín dụng sao cho có hiệu quả nhất.
Trong sự nghiệp đổi mới nền kinh tế ngoài quốc doanh cũng giữ một vị trí quan trọng góp phần nên sự thành công của đất nước. Vì thế vấn đề đặt ra cho Ngân hàng Thương mại nói chung và NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam nói riêng mở rộng cho vay đối với lĩnh vực kinh tế này, phải quán triệt nguyên tắc “An toàn và hiệu quả đồng vốn đầu tư”.
Từ những định hướng chung của ngành, NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam đã cụ thể hóa chỉ tiêu khách hàng từng quý, năm.... Tăng cường hơn nữa các biện pháp đảm bảo tín dụng nhất là đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất.
Để góp phần vào sự thành công của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam tôi xin đưa ra một số giải pháp giúp công tác đảm bảo tín dụng ngày càng hoàn thiện hơn.
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC ĐẢM BẢO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM .
3.2.1. Cần chú trọng hơn nữa công tác thẩm định các đảm bảo tín dụng.
Nhận thấy mối quan tâm hàng đầu cảu các Ngân hàng Thương mại và khả năng trả nợ, lãi vay Ngân hàng đúng hạn là kết quả kinh doanh của người vay chứ không phải là việc phát mại tài sản để thu hồi nợ. Đó là, khi phát tiền vay cán bộ tín dụng nên tiến hành phân tích kỹ lượng đối tượng khách hàng.
Đặc biệt cần nghiên cứu kỹ, khả năng, kinh tế, kỹ thuật, năng động sáng tạo của người giám đốc quản trị.
Ngoài những việc lập hồ sơ theo dõi cho vay vốn và trả nợ của khách hàng, cán bộ tín dụng nên định kỳ kết hợp với các bộ phận thông thích phân tích rủi ro, phân loại, đánh giá mức độ tín nhiệm của từng khách hàng. Việc làm này thường xuyên sẽ giúp cán bộ tín dụng bám sát được tình hình sản xuất kinh doanh, tài sản chính của các đơn vị vay vốn. ... Trên cơ sở đó mở rộng hình thức cho vay tín chấp đối với khách hàng có kết quả kinh doanh tốt, có thu nhập ổn định, đảm bảo trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn.
3.2.1.1. Đối với đảm bảo bằng thế chấp tài.
3.2.1.1.1. Về giấy tờ sở hữu tài sản thế chấp.
Trong số những tài sản là nhà cửa mà khách hàng muốn dùng để thế chấp vay vốn nhưng không đủ giấy tờ sở hữu gốc, có thể những nhà cửa chính chủ nhưng do giấy tờ bị mất, do thừa kế mua đi mua lại nhiều lần... những trường hợp này về nguyên tắc Ngân hàng không giải quyết trong khi nhu cầu vốn của họ lại rất cần thiết, mặc dù tài sản này là của họ và có giá trị cao nhưng Ngân hàng không thể phát mại tài sản thế chấp được và không tránh khỏi được rủi ro trong trường hợp khách hàng đem tài sản đến thế chấp ở Ngân hàng khác.
Để tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, UBND tỉnh, thành phố cần sớm phối hợp các ngành liên quan tổ chức một cuộc tổng điều tra thống kê về nhà cửa dân, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu để hợp pháp hóa tài sản của họ giúp họ có đủ thủ tục pháp lý khi làm hồ sơ vay vốn Ngân hàng.
3.2.1.1.2. Tài sản thế chấp phải có điều kiện đảm bảo an toàn.
Do đặc điểm của hình thức thế chấp là tài sản thế chấp vẫn cho người đi vay bảo quản sử dụng. Nên Ngân hàng cần có những quy định để đảm bảo an toàn vốn cho Ngân hàng. Toàn bộ công trình được sửa chữa nâng cấp xây
dựng trên diện tích mặt bằng của ngôi nhà đã thế chấp đều thuộc tài sản thế chấp vay vốn của Ngân hàng theo điều kiện mà khách hàng đã cam kết.
Đối với những tài sản là động sản như xe máy, phương tiện vận tải... Ngân hàng phải yêu cầu có bảo hiểm, cán bộ tín dụng nên kiểm tra đánh giá tài sản thế chấp trong từng trường hợp cụ thể yêu cầu mức bảo hiểm phù hợp. Trên thực tế khách hàng rất ngại mua bảo hiểm vì sợ tốn thêm một khoản tiền nữa, làm cho chi phí vốn của Ngân hàng trở nên cao hơn. Do đó Ngân hàng yêu cầu khách hàng chỉ cần mua bảo hiểm phần tài sản tương ứng với số tiền để đảm bảo an toàn vốn cho Ngân hàng.
Tài sản thế chấp phải có giấy chứng nhận đã đăng ký giao dịch đảm bảo do cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo cấp, để tránh tình trạng một tài sản khách hàng có thể đem thế chấp ở nhiều Ngân hàng khách nhau để vay vốn.
Ngoài ra trong quá trình khách hàng sử dụng tiền vay của Ngân hàng, cán bộ tín dụng cần thường xuyên kiểm tra việc bảo quản và sử dụng tài sản thế chấp để kịp thời có biện pháp xử lý trong trường hợp bên vay vốn vi phạm cam kết.
3.2.1.2. Đối với đảm bảo bằng cầm cố tài sản.
Ngân hàng yêu cầu khách hàng phải tiến hành đầy đủ các thủ tục cần thiết về phải chuyển giao giấy tờ sở hữu, quyền quản lý tìa sản trong thời gian khách hàng còn nợ Ngân hàng.
Việc xác định tài sản phải sát với giá thị trường và có đối chiếu khung giá của địa phương quy định và có tính tới sự biến động về giá cả thị trường trong tương lai. Việc định giá tài sản hết sức phức tạp bởi vậy Ngân hàng cần phải chuyên môn hóa cao trong công tác này. Chẳng hạn như thành lập tổ thẩm định tài sản đảm bảo hoặc có thể thuê chuyên gia để định giá tài sản có tính đến khả năng phát mại tài sản và nghiên cứu thị trường ở thời điểm hiện tại, tương lai.
Ngân hàng phải điều chỉnh dư nợ theo mức giá tài sản, tức là đối với khoản vay trung và dài hạn thì Ngân hàng theo định kỳ phải định giá lại tài sản đảm bảo trên cơ sở đó có biện pháp xử lý thích hợp. Trong trường hợp định giá lại tài sản vẫn giữ nguyên giá trị theo dõi và quản lý nhưng nếu không ổn định mà lại giảm xuống thì Ngân hàng có thể xử lý như sau:
Cách một: yêu cầu khách hàng phải bổ sung thêm tài sản và làm thủ tục tiếp nhận tài sản.
Cách hai: thu hồi nợ trước hạn phần dư nợ vượt mức đảm bảo của tài sản tránh rủi ro cho Ngân hàng. Phần nợ luôn nhỏ hơn hoặc bằng 80% giá trị tài sản đảm bảo.
Việc cho vay cầm cố tài sản như phương tiện vận tải thì vẫn cho khách hàng có quyền sử dụng mà Ngân hàng chỉ giữ giấy tờ. Hiện nay NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam đã và đang thực hiện cho vay cầm cố ô tô có xu hướng ngày càng mở rộng quy mô. Nhưng việc cho vay này cán bộ tín dụng phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra giám sát việc sử dụng tài sản đảm bảo như thế nào cho phù hợp với từng đối tượng và yêu cầu khách hàng thường xuyên cung cấp thông tin về thực trạng đảm bảo của tài sản đó. Đồng thời khách hàng phải cam kết mua bảo hiểm cho tài sản cầm cố trong suốt quá trình vay vốn và được khách hàng cam kết không được tự ý đi lĩnh bảo hiểm bằng giấy tờ phô tô có xác nhận của công chứng khi xảy ra rủi ro. Thực tế ở NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam hình thức này có hiệu quả an toàn vốn vay, không có trường hợp nào nợ quá hạn xảy ra. Do vậy cầm mở rộng hình thức cho vay cầm cố để tăng mức dư nợ lên.
3.2.1.3. Về vấn đề bảo lãnh.
Với hình thức bảo lãnh thì Ngân hàng thường xuyên yê cầu khách hàng (người bảo lãnh) phải có tài sản đảm bảo như: nhà cửa, đất đai... dùng để bảo lãnh cho người vay vốn và để hạn chế rủi ro xảy ra cho Ngân hàng thì theo tôi khi ký kết hợp đồng bảo lãnh thì Ngân hàng phải xem xét tư cách trách nhiệm
dân sự, tư cách pháp nhân, xem xét xác định năng lực tài chính của người bảo lãnh để từ đó đánh giá khả năng thanh toán thay cho người được bảo lãnh. Dù cá nhân hay tổ chức thì đều phải có năng lực tài chính của họ. Đồng thời người bảo lãnh phải chịu trước pháp luật về hành vi bảo lãnh của mình có trách nhiệm trả nợ trước khi người vay thực hiện được nghĩa vụ trả nợ thông qua các văn bản pháp quy của Ngân hàng và pháp luật.
3.2.2. Mở rộng hình thức đảm bảo tín dụng.
Nhằm giúp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn trung và dài hạn để đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, Ngân hàng nên mở rộng hình thức tín dụng thuê nhà.
Tín dụng thuê mua là loại tín dụng trung và dài hạn, không phải nhận bằng tiền mà là tài sản, phương thức thanh toán là trả dần (trả góp) khi thanh toán lại chủ yếu dưới hình thức tiền tệ. Tín dụng thuê mua được đảm bảo chắc chắn, an toàn hơn hình thức thế chấp tài sản. Người thuê mua sau thời gian sử dụng có thể mua lại. Đặc điểm nổi bật của loại tín dụng của người thuê mua, nên các doanh nghiệp phát huy được tính sáng tạo và bảo đảm chất lượng sản phẩm làm ra, khả năng tiêu thụ nhanh nên sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Các doanh nghiệp có thể đầu tư đổi mới thiết bị, mở rộng sản xuất mà không cần có vốn tự có tham gia như cho vay trung và dài hạn thông thường. Trong khi đó, để một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả và có hiệu quả và có đủ tài sản thế chấp là hai điều kiện khi cần cho vay trung và dài hạn nhằm hiện đại hóa máy móc thiết bị, cải tiến dây chuyền sản xuất.
3.2.3. Tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất và con người.
Việc mở rộng quan hệ tín dụng với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh dẫn tới hàng ngàn khách hàng quan hệ với Ngân hàng, do đó Ngân hàng phải quản lý một khối lượng lớn hồ sơ trên máy tính. Thiết vị này sẽ đảm bảo và cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết giúp cho cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra, đánh giá chính xác khách hàng để có biện pháp cho vay thích hợp.
Trình độ của cán bộ Ngân hàng còn chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển hoạt động Ngân hàng hiện nay và trong tương lai. Kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi các cán bộ tín dụng Ngân hàng không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải am hiểu về các lĩnh vực như: pháp luật, kinh tế, xã hội. Hiện nay Ngân hàng đã có chương trình đào tạo lại cán bộ, tuy nhiên để đáp ứng kịp thời yêu cầu hiện đại hóa Ngân hàng đòi hỏi mỗi người phải tự trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ.
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát.
Công tác này nhằm kịp thời phát hiện những vấn đề tồn tại, thiếu lành mạnh trong kinh doanh để chấn chỉnh và xử lý nghiêm túc đồng thời phải khai thác và xử lý có hiệu quả hệ thống thông tin tín dụng, thông tin kinh tế –xã hội thường xuyên cập nhật và phân tích thông tin, dự báo tình hình nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro ở mức thấp nhất, đảm bảo kinh doanh đúng hướng, đúng pháp luật đảm bảo có hiệu quả.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.
Qua việc phân tích thực trạng hoạt động và trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao các hình thức đảm bảo tín dụng với thành phần kinh doanh ngoài quốc doanh tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, tôi thấy rằng một mặt Ngân hàng cần giải quyết tốt những vấn đề nội tại, mặt khác môi trường kinh tế – xã hội cũng cần có bước hoàn thiện để các NHTM có đủ điều kiện xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.
3.2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước.
Kinh tế nước ta đang trong thời kỳ chuyển đổi, khuôn khổ pháp lý chưa hoàn chỉnh, môi trường kinh doanh chưa thống nhất, quá nhiều văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động NHTM, làm hạn chế tính tự chủ, sáng tạo của các NHTM. Các cơ quan Nhà nước cần thực hiện loại bỏ một số lượng lớn các văn bản pháp quy chồng chéo, quá chi tiết về hoạt động Ngân hàng, thay vào
đó sử dụng các công cụ quản lý hành chính, xử phạt khác để kiểm soát các hoạt động NHTM.
Cơ chế thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động Ngân hàng còn quá chồng chéo, tồn tại nhiều đầu mối gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh của NHTM. Để phát huy tính tự chủ, cũng như đảm bảo kinh doanh được ổn định, Nhà nước cũng cần tăng cường chế độ giám sát gián tiếp bằng cách kiểm tra, kiểm soát từ xa, thực hiện đúng chức năng quản lý Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Tiêu thức đánh giá tài sản cần được xây dựng có căn cứ thực tế và có cơ sở pháp lý để có thể thuyết phục được khách hàng vừa đảm bảo quyền lợi cho Ngân hàng. Nhà ở là loại tài sản thế chấp chủ yếu nhưng rất đa dạng phong phú, đòi hỏi phải có quy định riêng.
Cơ chế chính sách và điều hành của Nhà nước, tuy đã được hoàn thiện một bước, nhưng vẫn chưa hội đủ các điều kiện để tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động Ngân hàng và các doanh nghiệp. Còn nhiều vướng mắc trong thủ tục hành chính đảm bảo cho đầu tư của Ngân hàng cũng như tiến hành xử