Thương V it Nam. ệ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện các hình thức bảo đảm trong cho vay với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Trang 32 - 45)

chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN đã đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh. Hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng trong những năm qua diễn ra sôi động, tạo điều kiện cho các nhà kinh tế đầu tư vào sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Trong xu hướng đó, NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam đã khẳng định được mình trên thị trường.

Trước đây, khi chưa phân định rõ Ngân hàng hai cấp nên việc bảo đảm tiền vay còn bị buông lỏng nhưng trong nền kinh tế mở hiện nay nếu không bảo đảm nguồn vốn cho vay thì sẽ không tồn tại được.

NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam hiện nay thực hiện nhiều hình thức bảo đảm tín dụng trong cho vay kinh tế ngoài quốc doanh, Ngân hàng luôn thực hiện đúng quy chế mà NHNN đề ra phù hợp với tình hình thực tế trên thị trường.

Trước khi tìm hiểu các hình thức bảo đảm tín dụng cần tìm hiểu về công tác thẩm định khách hàng.

Việc thẩm định khách hàng được tiến hành từ nhiều phía nhiều nguồn thông tin. Đây là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng, việc bảo đảm tiền vay phụ thuộc rất lớn vào khâu này. Vì vậy, thẩm định khách hàng để đưa ra quyết định có cho vay hay không cho vay. Đây là bước rất quan trọng để bảo đảm tách được những rủi ro đáng tiếc trong kinh doanh.

Khi thẩm định, cán bộ tín dụng thường tập trung vào tình hình tài chính và nhân thân của khách hàng cụ thể là: tư cách pháp nhân và thể nhân, sự trung thực và uy tín của người đi vay trên thị trường và họ có sẵn sàng trả nựo cho Ngân hàng hay không.

- Thẩm định tư cách pháp nhân và thể nhân.

+ Thẩm định tư cách pháp nhân: Xem xét khách hàng có đầy đủ giấy tờ cần thiết như: quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng...

+ Thẩm định tư cách thể nhân: Xem xét khách hàng có quyền công dân hay không, có năng lực hành vi dân sự không, có gấy phép hành nghề không..

Ngoài ra cán bộ tín dụng còn phải tìm hiểu khách hàng qua nhiều nguồn tin khác như: bạn bè, gia đình, cơ quan của khách hàng hoặc qua một Ngân hàng khác.

- Thẩm định khách hàng trả nợ của khách hàng: Thẩm định hiệu quả món vay và tài sản bảo đảm của món vay. Xem xét hiệu quả của vốn vay là một việc rất quan trọng vì đó là nguồn thu nợ cả gốc và lãi cho Ngân hàng.

Việc giữ tài sản bảo đảm của khách hàng là giải pháp thứ hai để thu hồi vốn. Để tạo ra lợi nhuận của một khoản vay phụ thuộc vào khả năng sản xuất, tiêu thụ, chất lượng sản phẩm dịch vụ, nhu cầu thị hiếu đối với sản phẩm trên thị trường, kinh nghiệm điều hành của doanh nghiệp.

Muốn kiểm tra thì cán bộ tín dụng phải trực tiếp xuống cơ sở để tìm hiểu quy mô doanh nghiệp, năng lực sản xuất, trang thiết bị máy móc, tay nghề, hợp đồng... có chặt chẽ hay không.

Cán bộ tín dụng đồng thời phải thẩm định tình hình kinh doanh của người vay thông qua việc phân tích những chỉ tiêu tài chính cơ bản để đánh giá chính xác về khách hàng vay vốn.

Tín dụng là nghiệp vụ mang lại phần lớn doanh lợi cho Ngân hàng nhưng nó lại chứa đựng rất nhiều rủi ro. Để bảo toàn vốn cho hoạt động kinh doanh và mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng, NHTMCP Kỹ Thương VN đã áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006.

Bảng 6: Tình hình thực hiện cho vay qua các hình thức bảo đảm tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN

Đơnvị: Triệuđồng Các hình thức bảo đảm 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Tiền Tỷ trọng (%) Tiền Tỷ trọng (%) Tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ NQD 17,857,017.9 100% 23,677,276 100% 33,828,323 100% 1. Thế chấp 14,285,614.32 80% 16,574,093.2 70% 21,988,410 65% 2. Cầm cố 1,785,701.79 10% 4,735,455.2 20% 8,457,080.75 25% 3. Bảo lãnh 892,850.895 5% 1,183,863.8 5% 1,691,416.15 5% 4. Tín chấp 892,850.895 5% 1,183,863.8 5% 1,691,416.15 5%

Nguồn: Phòng QLCT NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam 2.2.3.1. Thế chấp tài sản.

Thế chấp là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng và gắn trách nhiệm của người vay với vốn vay.

Người vay phải dùng tài sản của mình để bảo đảm cho khoản vay. Nếu khách hàng không trả được nợ vay khi đến hạn thì Ngân hàng sẽ phát mại nhà để thu nợ. Tài sản dùng để thế chấp vay vốn theo quy định gồm: quyền sử dụng đất, công trình xây dựng và các tài sản gắn liền với đất.

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam thực hiện cho vay thế chấp như sau.

Thực hiện Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên môi trường Hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất; luật dân sự, Ngân hàng TMCPKT đã áp dụng có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn.

Khách đến vay vốn phải làm các thủ tục thế chấp sau:

- Khách hàng phải tự nguyện viết giấy cam kết thế chấp tài sản có xác nhận của phòng công chứng.

Điều kiện của tài sản thế chấp.

Các tài sản có thể dùng làm thế chấp: Nhà ở, nhà xưởng, nhà hàng, khách sạn, các công trình kiến trúc có giá trị, quyền sử dụng đất hợp pháp, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất.

Tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, khi thế chấp phải được đại diện chủ sở hữu Nhà nước đồng ý bằng văn bản: Đối với doanh nghiệp địa phương do Chủ tịch UBND ký. Đối với doanh nghiệp trung ương do Bộ Tài chính ký. Trường hợp chưa có chứng thư sở hữu hợp pháp hợp lệ nhưng có đủ điều kiện theo

quy định của pháp luật để Nhà nước cấp giấy chứng thư sở hữu nhưng chưa được cấp, trong trường hợp này người vay phải giao cho Ngân hàng toàn bộ giấy tờ nói trên. Các giấy tờ hợp lệ, hợp pháp quyền sử dụng đất gồm.

+ Quyết định giao đất và cấp giấy phép xây dựng cho cơ quan Nhà nước.

+ Giấy tờ sở hữu nhà, đất hoặc giấy tờ hợp lệ khác do cơ quan Nhà nước cấp nếu đất này không có tranh chấp, không thuộc diễn đã giao cho người khác sử dụng do thực hiện chính sách của Nhà nước.

+ Nhà đã có chứng thư sở hữu gốc do cơ quan có thẩm quyền cấp đã hoàn toàn tuân thủ hoặc chuyển giao cho người thừa kế có chứng thực của phòng công chứng hoặc UBND thành phố, thị xã, huyện... nhưng người mua nhà chưa sang tên chước bạ.

Khi đã xác định tính hợp pháp quyền sở hữu bất động sản của khách hàng, Ngân hàng sẽ yêu cầu người vay phải viết đơn xin vay theo chỉ dẫn của cán bộ tín dụng. Trong đó khách hàng phải cam kết với Ngân hàng, cơ quan pháp luật.. rằng tài sản đem ra làm bảo đảm cho món vay phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay, chưa hề chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn liên doanh hoặc tặng ai. Đến hạn mà khách hàng không trả được gốc và lãi của món vay thì Ngân hàng sẽ thu hồi bất động sản và phát mại để thu hồi vốn.

Người vay và những người đồng sở hữu có tên trong sổ hộ khẩu phải ký tên vào đơn trước sự chứng kiến của cán bộ tín dụng hoặc chính quyền địa phương.

Đối với tài sản là phương tiện để sản xuất kinh doanh của khách hàng không thể giao cho Ngân hàng quản lý thì người vay phải giao giấy tờ sở hữu cho Ngân hàng và phải mua bảo hiểm bảo đảm rằng nếu rủi ro xảy ra Ngân hàng vẫn thu được gốc và lãi. Khách hàng phải giao bản gốc giấy bảo hiểm của tài sản thế chấp và giấy ủy quyền cho Ngân hàng. Mọi tài sản thế chấp đều phải được định giá theo quy định.

Để bảo đảm an toàn vốn cho hoạt động tín dụng, việc đánh giá tài sản thế chấp rất quan trọng. Tại NHMCPKT việc đánh giá giá trị tài sản đảm bảo được thực hiện theo đúng quy định của luật các tổ chức tín dụng, Nghị định 163/2006/NĐ-CP, luật dân sự

Căn cứ để định giá tài sản thế chấp.

- Đối với nhà cửa, vật kiến trúc, quyền sử dụng đất căn cứ vào giá trị thị trường của địa phương nhưng không vượt quá mức giá theo quy định của cơ quan thuế, tài chính, xây dựng để bảo đảm rằng nếu phát mại thì thu hồi được gốc và lãi.

- Đối với các loại tài sản mà Ngân hàng không có điều kiện và khả năng thẩm định thì Ngân hàng phải thuê chuyên gia kỹ thuật của cơ quan chuyên trách để định giá tài sản. Chi phí cho việc đánh giá do người vay chịu.

Trường hợp giá cả tài sản thế chấp trên thị trường có biến động thì Ngân hàng sẽ điều chỉnh mức giá cho phù hợp tạo thuận lợi cho khách hàng. Khi cho vay bằng thế chấp tài sản, cán bộ tín dụng phải kiểm tra đầy đủ giấy tờ liên quan và cấp tiền cho khách hàng thì Ngân hàng luôn phải kiểm tra và theo dõi chặt chẽ, thường xuyên tài sản thế chấp trong suốt thời gian vay vốn.

Khi người vay trả hết nợ gốc và lãi, Ngân hàng sẽ có thông báo bằng văn bản gửi cho công an và UBND phường xã biết để giải tỏa cho khách hàng toàn quyền sở hữu.

Các trường hợp đã chuyển sang nợ quá hạn, sau khi Ngân hàng viết giấy mời người vay đến tường trình lý do tại sao không trả nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký thì Ngân hàng sẽ yêu cầu người vay viết cam kết ngày trả nợ.

Trong mỗi trường hợp quá hạn đều phải lập biên bản làm việc cụ thể. Trong biên bản ghi rõ quy định phải trả nợ, đến ngày đã định trong cam kết nếu khách hàng vẫn không trả được nợ thì Ngân hàng mời công an, Viện kiểm sát, người vay đến để làm việc. Trước cơ quan pháp luật, người vay phải ký

vào biên bản là cố ý trốn tránh trách nhiệm trả nợ và quy định ngày trả nợ lần thứ 2. Nếu cam kết lần 2 mà khách hàng vẫn không trả được nợ thì Ngân hàng sẽ có thông báo bằng văn bản kèm đơn và các chứng từ vay vốn 4 bản sao, gửi cho cơ quan chức năng đề nghị xử lý.

* Khách hàng vay vốn phải thông qua các thủ tục thế chấp. - Tài sản có đủ chứng từ sở hữu hợp pháp.

- Khách hàng ghi rõ đề nghị của mình trong bản cam kết thế chấp.

- Trong thủ tục pháp lý của pháp nhân hoặc thể nhân thế chấp, Ngân hàng chỉ nhận bản chính, không chấp nhận bản sao của cơ quan pháp luật lý hoặc bản lưu của cơ quan đăng ký công chứng.

- Đối với những nơi đã có quy hoạch sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch thì các giấy tờ nói trên phải có tài liệu chứng minh đất này phù hợp với quy hoạch.

- Trong quá trình cho vay thì Ngân hàng thường xuyên liên hệ với cơ quan địa chính và cơ quan nhà đất địa phương để bổ sung các văn bản quy định mới về giấy tờ hợp lệ, hợp pháp của nhà đất phù hợp với quy định của Nhà nước và pháp luật hiện hành.

• Kiểm định đánh giá tài sản thế chấp.

Xác định tính pháp lý quyền sở hữu tài sản thế chấp của người vay nhất là việc do tổ định giá thực hiện. Trong trường hợp mà tổ thẩm định không có chuyên môn kỹ thuật thì phải thuê chuyên gia kỹ thuật.

Quy trình được tiến hành như sau:

+ Khi kiểm định giá trị tài sản đảm bảo thì phải kiểm tra thực tế tại hiện trường. Xác định, chính xác tài sản thực tế tại phù hợp với giấy tờ, hồ sơ của người chủ sở hữu hoặc người được cấp quyền sử dụng hợp pháp.

+ Kết quả kiểm định phải được lập thành văn bản, nội dung phải xác định rõ về mặt hiện vật và giá trị cơ sở căn cứ để tính toán giá trị tài sản bảo

đảm. Sau khi kiểm tra đầy đủ thì khách hàng và Ngân hàng sẽ ký hợp đồng theo mẫu đã quy định.

+ Sau khi ký hợp đồng, tiến hành chuyền tiền cho khách hàng và gửi công văn đến chính quyền địa phương để họ biết là Ngân hàng đang quản lý toàn bộ hồ sơ gốc (của tài sản dùng làm bảo đảm) của người vay. Khi mà khách hàng đã trả đủ nợ gốc và lãi cho Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ thông báo tới chính quyền địa phương về việc khách hàng đã trả nợ vay để giải tỏa cho khách hàng toàn quyền sở hữu.

+ Khi khách hàng không trả được nợ thì Ngân hàng sẽ cho vào nợ quá hạn, xử lý nợ quá hạn bằng phát mại tài sản để thu hồi vốn.

Quá trình xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo các điều khoản quy định trong Nghị định 163. Hiện nay, Ngân hàng TMCPKT đang cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp

Sự ra đời của Nghị định 163/2006/NĐ-CP thay thế Nghị định 178/1999/NĐ-CP đã đáp ứng thực tiễn nhu cầu của nền kinh tế và là công cụ pháp lý để cán bộ tín dụng thực thi trong quá trinh kinh doanh giảm thiểu rủi ro. Ngân hàng tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho khách hàng, giúp cho Ngân hàng cho vay được vốn và khách hàng thỏa mãn nhu cầu vốn của mình và cùng hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

2.2.3.2. Cầm cố.

Cho vay dưới hình thức cầm cố chiếm tỷ lệ nhỏ trong dư nợ ngoài quốc doanh tại Ngân hàng. Hiện nay, Ngân hàng áp dụng tỷ lệ cho vay khác nhau với từng loại tài sản được sử dụng để cầm cố. Đây là điều kiện thuận lợi tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn và tạo sự an toàn cho Ngân hàng.

Ngân hàng đã áp dụng hình thức này theo quy chế về dịch vụ cầm cố tài sản được ban hành theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP.

Đến hạn mà khách hàng không trả được nợ thì Ngân hàng có thẩm quyền thanh lý tài sản cầm cố để thu hồi nợ.

Nhưng mỗi khách hàng khi mang cầm cố tài sản của mình đến biết được giá trị của thị trường tiêu thụ tài sản đó trong khi Ngân hàng chỉ định giá tài sản đó với giá trị thấp hơn giá thị trường. Vì thế khi khách hàng không trả được nợ mà phải bán tài sản đó đi để trả nợ thì Ngân hàng sẽ phối hợp với khách hàng để bán tài sản đó với giá thị trường để Ngân hàng thu được nợ còn khách hàng sẽ được nhận số tiền thừa.

2.2.3.3. Bảo lãnh.

Hiện nay, Ngân hàng TMCPKT cho vay bằng hình thức bảo lãnh rất nhỏ, chiếm tỷ lệ nhỏ trong cho vay kinh tế ngoài quốc doanh. Các thủ tục được Ngân hàng áp dụng theo quy định của Nghị định 163/2006/NĐ-CP: Bảo lãnh tài sản để vay vốn Ngân hàng là sự bảo đảm bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của người được bảo lãnh và phải chịu trách nhiệm vật chất cho người vay vốn khi người vay vốn không trả được nợ Ngân hàng.

Người bảo lãnh phải viết giấy cam kết bảo lãnh theo mẫu quy định của Ngân hàng, người đồng sở hữu tài sản bảo lãnh phải ký tên vào giấy bảo lãnh. Giấy bảo lãnh phải có chữ ký của người được bảo lãnh và xác nhận của công chứng. Giấy bảo lãnh chỉ được bảo lãnh cho từng món vay hay từng lần vay. Mọi điều kiện, tiêu chuẩn về tài sản bảo lãnh, thủ tục và phương pháp định giá

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện các hình thức bảo đảm trong cho vay với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Trang 32 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w