3.4.1 Khối lượng các chi tiết
Khối lượng hàng = 30kg
Khối lượng xích tải = 1,9 kg/m => 6 m = 22,8 kg
Khối lượng tấm lát inox 304 có d = 7,93g/cm3 => m = 0,269 kg
Xích tải 310 mắt => 155 tấm => m = 41,69 kg
Khối lượng thành bên: m = 40 kg
Khối lượng gối đỡ: m = 2.4 kg
Khối lượng đĩa xích: m = 4.2 kg
Khối lượng trục dẫn động: m = 9.8 kg
Trọng lượng tác dụng lên khung: 150(kg) . g = 1500 N
Tải trọng trên 1 chân = 1500/6 = 250 N
3.4.2 Kết cấu khung
Chọn thép kết cấu CT3 - hộp chữ nhật mạ kẽm 60x30x3 mm có:
Giới hạn chảy: = 225 (N/mm2)
Giới hạn bền kéo: = 373 – 461 (N/mm2)
Sử dụng STRESS ANALYSIS trong INVENTOR
Theo thuyết bên von mises
Hình 3.2: Kiểm nghiệm theo thuyết bền von mises
Theo thuyết bền 3
Hình 3.3: Kiểm nghiệm theo thuyết bền 3
Hình 3.4: Chuyển vị khung
Độ an toàn
Thông số ta có giá trị ứng suất lớn nhất theo thuyết bền VON MISES: σ max = 1.877 (N/mm2)
σ max < [σ] = 225 (N/mm2)
Thông số ta có giá trị ứng suất lớn nhất theo thuyết bền thứ 3: σ max = 0.068 (N/mm2)
σ max < [σ] = 225 (N/mm2)
Thông số ta có giá trị chuyển vị lớn nhất: Chuyển vị lớn nhất là 0.0019mm < 3mm
Kết luận: Khung đảm bảo bền.
3.4.3 Cơ sở lý thuyết
Khung không gian, gồm hệ các thanh được liên kết cứng với nhau. Nội lực trong từng mặt cắt của thanh gồm: lực dọc trục, hai lực cắt; hai moment uốn và moment xoắn.
Dạng tải trọng: Tải trọng phân bố đều, tác dụng lên khung. Tổng tải trọng F = 1500 (N) tác dụng lên các thanh đỡ. Chiều hướng từ trên xuống dưới, tác dụng lên toàn bộ mặt khung.
3.4.4 Phương pháp kiểm nghiệm bền
Ứng dụng CAE, INVENTOR, ANSYS vào thiết kế, sử dụng chức năng Simulation, kiểm nghiêm độ bền, ứng suất trong các phần mềm để mô phỏng ứng suất thay đổi trên toàn bộ hệ thống.
Dạng phân tích là phân tích tuyến tính tĩnh, sẽ mô phỏng biến dạng, ứng suất của các chi tiết trong hệ tại thời điểm hệ chịu tải trọng tĩnh lớn nhất, là lúc nguyên liệu đầu vào được đổ đầy. Sau khi mô phỏng, kết quả thu được sẽ cho ra chuyển vị lớn nhất, ứng suất lớn nhất của hệ khi chịu tải trọng như giả thiết đầu vào.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * Kết luận
Hệ thống máy cấp liệu có cấu tạo đơn giản, lắp đặt dễ dàng, các bộ phận hợp thành có khối lượng không quá lớn nên vận chuyển nhẹ nhàng thuận tiện.
Sự điều chỉnh sức căng xích đơn giản nhờ bộ phận căng xích vít-đai ốc có thể điều chỉnh dễ dàng nhờ đó mà băng có thể làm việc ổn định, độ căng phù hợp.
Việc định lượng cấp liệu của hệ thống được thực hiện nhờ vào tấm cửa xả liệu. Sự lên hay xuống của cửa xả sẽ làm tăng hoặc giảm lượng nguyên liệu.
Với những kết quả thực tế hoạt động cho thấy sự phù hợp của những thông số tính toán và thông số làm việc thực tế. Vậy hệ thống máy được thiết kế ứng dụng trong dây truyền đã đạt kết quả rất tốt, đáp ứng được nhu cầu, thay thế sức lao động chân tay của các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất nước giải khát.
* Kiến nghị
Với những kết quả đạt được ban đầu của đề tài là đưa hệ thống máy. Tìm hiểu kĩ, chi tiết hơn về quy trình tính toán cũng như ngoài thực tế để cho ra được các loại máy tối ưu.
Trong quá trình vận hành khai thác sử dụng hệ thống cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:
-Vận hành hệ thống đúng quy định, tránh để hệ thống bị quá tải.
-Quá trình bảo dưỡng phải được tiến hành đúng thời gian quy định và thay thế nếu cần thiết.
-Quá trình sửa chữa hộp giảm tốc nếu cần phải thay thế các bánh răng mà không có vật liệu đúng như thiết kế của nhà sản xuất thì có thể thay thế bằng vật liệu khác thỏa mãn,do hệ số an toàn khi kiểm tra là rất lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trịnh Chất, Lê Văn Uyển, tính toán thiết kế hệ thống dẫn động cơ khí tập 1,
NXB Giáo dục (2006)
[2]. Trịnh Chất, Lê Văn Uyển, tính toán thiết kế hệ thống dẫn động cơ khí tập 2,