NHÓM ĐIỀU TRỊ GHÉP TẾ BÀO GỐC TUỶ XƯƠNG TỰ THÂN

Một phần của tài liệu ứng dụng tế bào gốc tuỷ xương tự thân trong điều trị chậm liền xương, khớp giả và khuyết hổng xương (Trang 28 - 33)

THÂN TRONG ĐIỀU TRỊ CHẬM LIỀN XƯƠNG, KHỚP GIẢ VÀ KHUYẾT HỔNG XƯƠNG

Kết quả nghiên cứu cho tỷ lệ liền xương ở 2 nhóm ghép xương có kết hợp tế bào gốc tuỷ xương là 11 trên tổng số 12 bệnh nhân (91,2 %) sau 24 tháng theo dõi, tương tự kết quả của nhóm ghép xương tự thân đơn thuần. Thời gian trung bình từ khi ghép tế bào gốc đến khi bắt đầu có dấu hiệu liền xương ở nhóm ghép xương tự thân kết hợp với ghép tế bào gốc tuỷ xương là 3,82 ± 1,08 tháng, và của nhóm ghép xương đồng loại kết hợp với ghép tế bào gốc tuỷ xương là 4,5 ± 1,98 tháng, liền xương của 2 nhóm này nhanh hơn so với nhóm chứng ghép tự thân đơn thuần, không ghép tế bào gốc (6 ± 1,18 tháng). Tương tự kết quả trên x-quang cho thấy, nhóm ghép xương tự thân kết hợp với ghép tế bào gốc tuỷ xương can xương tạo thành nhiều hơn trong 9 tháng đầu sau phẫu thuật so với nhóm ghép xương tự thân đơn thuần, và nhóm ghép xương đồng loại kết hợp với ghép tế bào gốc tuỷ xương can xương tạo thành nhiều hơn trong 6 tháng đầu sau phẫu thuật so với nhóm ghép xương tự thân đơn thuần.

Khái niệm “Tiêu chuẩn kim cương” trong liền xương sau gãy xương được thừa nhận rộng rãi [33], [44], [45], bao gồm 4 khả năng: khả năng có các tế bào tạo xương, khả năng tăng sinh số lượng tế bào và khả năng bám vào các khung sườn để phát triển [55], [62], [94] và kết hợp với khả năng bất động xương vững chắc giúp cal xương tạo thành cầu xương nối liền 2 đầu xương gãy.

Ghép xương xốp tự thân truyền thống vẫn là phương pháp điều trị phổ biến do trong xương xốp có đủ 3 khả năng đầu tiên kể trên [40], [46]. Tuy nhiên, lượng xương xốp lấy thường không đủ ở những trường hợp khuyết xương nhiều, và tại vị trí lấy xương hay xảy ra biến chứng [45], [56], [88]. Do vậy, việc nghiên cứu tìm vật liệu sinh học thay thế đang được thử nghiệm, trong đó nghiệm pháp ghép tế bào gốc đang được xem có nhiều hứa hẹn [15], [52], [74]. Sự kết hợp xương ghép tự thân hay đồng loại với tế bào gốc tuỷ xương được xem có khả năng giúp là liền xương ở những khuyết hổng lớn [41], [53], [72]. Tế bào gốc tuỷ xương được tách chiếc từ tuỷ xương cánh chậu có chứa các tế bào tạo xương có khả năng tăng sinh số lượng. Khi được ghép vào diện khuyết hổng xương với xương ghép tự thân hay đồng loại sẽ đóng vai trò như khung sườn, để các tế bào tạo xương bám vào và biệt hoá thành các xương mới và giúp liền xương [17], [52], [58].

Các nghiên cứu trước đây cho thấy việc tăng số lượng tế bào gốc tuỷ xương đưa vào ổ gãy đóng vai trò quan trọng trong quá trình liền xương [26], [51], [98]. Tế bào gốc tuỷ xương sau khi được tách chiếc sẽ được cô đặc lại để tăng đậm độ tế bào ghép vào ổ gãy xương [54], [57]. Ngoài ra, sự cô đặc tế bào gốc tuỷ xương giúp tăng tỷ lệ tế bào sống sau khi đưa vào ổ gãy. Các tế bào phải cạnh tranh lượng oxy, việc hạn chế các tế bào khác đưa vào ổ gãy giúp tối ưu hoá khả năng sống của tế bào gốc tuỷ xương. Nghiên cứu của Hernigou và cộng sự ch thấy lượng tế bào tối thiểu đưa vào là 1500 / mL để có khả năng liền xương ổ gãy [51]. Tỷ lệ tế bào CD34+ được đưa vào cơ thể theo nghiên cứu của Gangji và cộng sự là 1.0 ± 0.2 (%) tế bào CD34+, [39]. Nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ là 1.46 ± 0.74 (%) tế bào CD34+, đậm độ trung bình là tổng số trung bình là 2.43 ± 1.03 x106 tế

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Nghiên cứu trên 48 bệnh nhân điều trị chậm liền xương, khớp giả và khuyết hổng xương tại Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình – Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Trung ương Huế. Các bệnh nhân được chia làm 4 nhóm nghiên cứu để đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp ghép tế bào gốc tuỷ xương tự thân cô đặc, chúng tôi có các kết luận sau:

Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

- Tuổi trung bình của bệnh nhân trong các nhóm nghiên cứu đều đang độ tuổi lao động, nhóm thấp nhất có tuổi trung bình là: 25,92 và nhóm cao nhất có tuổi trung bình là: 38,2.

- Tỷ lệ nam thường gặp hơn so với nữ trong các nhóm, tuy nhiên nhóm điều trị bằng ghép tế bào gốc tuỷ xương với xương xốp đồng loại có tỷ lệ nam nữa là như nhau.

- Thời gian từ khi gãy xương đến khi điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc tuỷ xương ở nhóm ghép tế bào gốc qua da là sớm nhất: 6,4 tháng, ở nhóm ghép tế bào gốc kết hợp với xương xốp đồng loại là chậm nhất: 10,4 tháng.

- Biến chứng chậm liền xương, khớp giả và khuyết hổng xương thường gặp có các xương dài như xương đùi, xương chày, xương cánh tay và xương trụ, trong đó xương chày là hay gặp nhất.

- Bất động ổ gãy bằng nẹp vít có tỷ lệ biến chứng chậm liền xương, khớp giả và khuyết hổng xương nhất.

Kết quả ghép tế bào gốc tuỷ xương cô đặc

- Không có biến chứng xảy ra trong quá trình phẫu thuật điều trị chậm liền xương, khớp giả và khuyết hổng xương.

- Trong quá trình theo dõi liền xương sau phẫu thuật, có 2 trường hợp biến chứng nhiễm trùng vết thương ở nhóm điều trị bằng ghép tế bào gốc tuỷ xương kết hợp với ghép xương xốp đồng loại. Các trường hợp nhiễm trùng điều trị thành công với kháng sinh và chăm sóc vết thương.

- Tỷ lệ liền xương giữa nhóm ghép xương xốp tự thân đơn thuần và các nhóm ghép tế bào gốc tuỷ xương kết hợp với ghép xương xốp tự thân hay xương xốp đồng loại là như nhau và chiếm 91,2 %. Nhưng nhóm ghép tế bào gốc tuỷ xương qua da dưới hướng dẫn màng hình tăng sáng có tỷ lệ liền xương là 100%.

- Thời gian liền xương trên lâm sàng sau phẫu thuật ghép tế bào gốc tuỷ xương ở cả 3 nhóm điều trị bằng ghép tế bào gốc tuỷ xương (3,3 tháng, 3,82 tháng và 4,5 tháng) đều sớm hơn so với nhóm điều trị bằng ghép xương xốp tự thân đơn thuần (6 ± 1,18 tháng).

Kết quả phân tích tế bào gốc ở phòng thí nghiệm

- Tỷ lệ tế bào gốc tuỷ xương được đưa vào cơ thể có tỷ lệ từ 1,46 ±

0,74 (%) đến 1,75 ± 0,85 (%) tế bào CD34

- Tổng số tế bào CD34+trung bình từ 21.14 ± 5.41 (x106) đến 21,57 ± 8,10 (x106)

- Tỷ lệ tế bào sống đưa vào ghép đạt trên 98%.

- Nuôi cấy tế bào tạo cụm Colony-forming unit (CFU) và fibroblast

colony-forming units (CFU-F) đều cho kết quả dương tính

- Không phát hiện vi khuẩn trong tất cả các mẫu tế bào đưa bào cơ thể bệnh nhân

KIẾN NGHỊ

1. Ứng dụng phương pháp ghép tế bào gốc tuỷ xương cô đặc trong điều trị chậm liền xương, khớp giả và khuyết hổng xương:

Với kết quả thành công ban đầu trong điều trị chậm liền xương và khớp giả từ nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi tiếp tục ứng dụng liệu pháp tế bào gốc tuỷ xương trong các trường hợp trên và hoàn thiện các kỹ thuật để đưa ra quy trình điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân.

2. Đưa phương pháp ghép tế bào gốc tuỷ xương vào danh mục điều trị của Bộ Y tế:

Việc đưa phương pháp ghép tế bào gốc tuỷ xương điều trị các biến chứng khó liền xương trên vào danh mục điều trị của Bộ Y tế giúp bệnh nhân được hưởng chế độ thanh toán bảo hiểm y tế đối với kỹ thuật cao này.

3. Định hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc tuỷ xương cô đặc điều trị các trường hợp chậm liền xương, khớp giả và khuyết hổng xương bằng cách ghép tế bào gốc tuỷ xương cô đặc kết hợp với xương tổng hợp (Hydorxyapatit).

Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì

Một phần của tài liệu ứng dụng tế bào gốc tuỷ xương tự thân trong điều trị chậm liền xương, khớp giả và khuyết hổng xương (Trang 28 - 33)