NHÓM ĐIỀU TRỊ GHÉP TẾ BÀO GỐC TUỶ XƯƠNG QUA DA

Một phần của tài liệu ứng dụng tế bào gốc tuỷ xương tự thân trong điều trị chậm liền xương, khớp giả và khuyết hổng xương (Trang 27 - 28)

TRONG ĐIỀU TRỊ CHẬM LIỀN XƯƠNG VÀ KHỚP GIẢ

Tất cả 12 bệnh nhân đều liền xương trong thời gian ngắn trên lâm sàng và x-quang, không có biến chứng tại vị trí lấy máu tuỷ xương hay vị trí bơm tế bào gốc qua da.

Trong điều trị gãy xương, bất động vững chắc ổ gãy đóng một vai trò quan trong trong quá trình liền xương. Tất cả bệnh nhân của chúng tôi đã được bất động xương vững chắc trước đó. Do vậy, nguyên nhân chậm liền xương hay khớp giả trong trường hợp này thường liên quan đến yếu tố sinh bệnh học tại chổ [18], [21], [93]. Tỷ lệ liền xương bị ảnh hưởng bởi các tế bào mầm có khả năng tạo các can xương, thương tổn của màng xương, và tình trạng tuỷ xương nơi chứa tế bào gốc tạo xương [36], [79].

Nghiên cứu của Hernigou và cộng sự cho thấy rằng nguyên nhân chậm liền xương hay khớp giả do sự thiếu hụt các tổ chức mô liên kết tại chổ xảy ra do nhiễm trùng, khuyết hổng mô, và thương tổn mạch máu. Ngoài ra, màng xương đóng vai trò quan trọng cung cấp các tế bào tạo xương thường bị thương tổn trong gãy xương. Sự thiếu hụt các tế bào tạo xương trong ổ gãy làm giảm khả năng tạo can xương dẫn đến khó liền xương [82], [96].

Trong 2 thập kỹ qua, có sự hiểu biết rõ về sinh lý học quá trình liền xương nhờ 3 khả năng: khả năng tạo tế bào tạo xương, khả năng bám vào các khung sườn để phát triển biệt hoá thành tế bào xương, và khả năng tăng

sinh số lượng [74], [85], [86]. Xương ghép tự thân từ xương cánh chậu có

đầy đủ 3 yếu tố trên nên được xem là phương pháp chính để ghép xương [20], [39], [71]. Máu trong tuỷ xương có chứa các tế bào gốc tạo xương nên khi được tiêm vào ổ gãy chậm liền xương hay khớp giả sẽ làm tăng phản ứng sinh học tại chổ, tối ưu hoá lượng tế bào tạo xương [51], [73], [78], [93]. Liệu pháp bơm tế bào gốc đã đóng góp cho sự liền xương trong các

trường hợp trên [19], [87], [91]. Đây là phương pháp can thiệp tối thiểu, giảm thương tổn mô tại chổ, rút ngắn thời gian điều trị trong những trường hợp khó liền xương này [65], [77].

Mặc dù có nhiều nghiên cứu thành công về liệu pháp bơm tế bào gốc qua da [18], [48], [97], lượng tế bào bào gốc đưa vào đóng vai trò quan trọng trong quá trình liền xương. Tỷ lệ tế bào CD34+ được đưa vào cơ thể theo nghiên cứu của Gangji và cộng sự là 1.0 ± 0.2 (%) tế bào CD34+ [39]. Nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ là 1.75 ± 0.85 (%) tế bào CD34+, tổng số trung bình là 21.14 ± 5.41 (x106) tế bào CD34+, và tỷ lệ tế bào sống là 98.10 ± 1.29 (%).

Nghiên cứu của chúng tôi còn giới hạn về số lượng bệnh nhân, do vậy khó để đưa ra kết luận chính xác.

Một phần của tài liệu ứng dụng tế bào gốc tuỷ xương tự thân trong điều trị chậm liền xương, khớp giả và khuyết hổng xương (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)