CÁCH THỨC VÀ KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá tác động của chính sách (Trang 30 - 34)

1. Các vấn đề cần được đánh giá tác động bởi chính sách

- Đánh giá tác động của chính sách là đánh giá sự ảnh hưởng của chính sách đối với các đối tượng khác nhau trong xã hội và đối với sự phát triển chung của xã hội; cụ thể là đánh giá sự ảnh hưởng của chính sách đối với kinh tế, xã hội, giới tính, thủ tục hành chính, hệ thống pháp luật.

Đánh giá tác động của chính sách được thực hiện trước khi quyết định chính sách và có thể đánh giá hiệu quả của chính sách sau khi được thực hiện.

- Mỗi chính sách khi đánh giá tác động cần đưa ra 3 phương án để phân tích, đánh giá về tác động đối với kinh tế, xã hội, giới tính, thủ tục hành chính, hệ thống pháp luật, trên cơ sở kết quả đánh giá cơ quan có thẩm quyền lựa chọn phương án tối ưu nhất để ban hành chính sách.

2. Đánh giá tác động của chính sách đối với kinh tế

- Việc đánh giá tác động của chính sách đối với kinh tế cần phải đánh giá trên cơ sở phân tích, dự kiến chi phí và lợi ích thu được khi thực hiện chính sách.

- Cần phân tích, đánh giá cụ thể khi dự định áp dụng chính sách mới thì có tác động về kinh tế (dự kiến chi phí nguồn lực và lợi ích thu được) đối Nhà nước, người dân, tổ chức, các đối tượng khác như thế nào?

- Phương pháp đánh giá tác động của chính sách đối với kinh tế là sử dụng các giả định cho mỗi phương án của chính sách kết hợp với phương pháp định tính để so sánh số liệu.

- Mỗi chính sách cần đưa ra 3 phương án để đánh giá tác động đối với kinh tế và căn cứ vào kết quả để lựa chọn phương án

3. Đánh giá tác động của chính sách đối với xã hội

- Việc đánh giá tác động của chính sách đối với xã hội cần phải đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động của chính sách đối với các vấn đề về dân số, việc làm, môi trường, tài sản, sức khỏe, y tế, đi lại, giảm nghèo, giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng xã hội và các vấn đề khác có liên quan đến xã hội.

- Cần xem xét khi dự định áp dụng chính sách mới thì sẽ tác động đến các vấn đề xã hội nêu trên sẽ mang tích cực hoặc tiêu cực; ý kiến, phản ứng của xã hội như thế nào?

- Phương pháp đánh giá gồm phương pháp định lượng (mỗi vấn đề xã hội cần xem xét dưới dạng số liệu để so sánh việc dự định áp dụng chính sách mới với việc không áp dụng) và có thể kết hợp phương pháp định tính để phân tích, mô tả, diễn giải quan điểm lựa chọn phương án tốt nhất.

- Mỗi chính sách cần đưa ra 3 phương án để đánh giá tác động đối với các vấn đề xã hội và căn cứ vào kết quả để lựa chọn phương án tốt nhất.

4. Đánh giá tác động của chính sách đối với giới

- Việc đánh giá tác động của chính sách đối với giới cần phải đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động kinh tế, xã hội của chính sách đối với vị trí, vai trò, cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện các quyền, động kinh tế, xã hội của chính sách đối với vị trí, vai trò, cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mỗi giới và việc thụ hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi giới (nam - nữ).

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá tác động của chính sách (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(40 trang)