đó.
- Mục tiêu chính sách mới phải cụ thể, rõ ràng, có thể đạt được, phù hợp với thực tiễn và thời gian giải quyết. - Cần phải phân tích, đánh giá mục tiêu chính sách mới xem có tính khả thi không, có duy ý chí không, có phù - Cần phải phân tích, đánh giá mục tiêu chính sách mới xem có tính khả thi không, có duy ý chí không, có phù hợp với chính sách chung của Nhà nước không.
- Cần xác định các mục tiêu ưu tiên; phân tích xác định những điểm mạnh, điểm yếu của chính sách mới. Chính sách mới cần thực hiện ở đâu, như thế nào thì tốt; đồng thời nêu các cơ hội, thách thức, khó khăn khi thực Chính sách mới cần thực hiện ở đâu, như thế nào thì tốt; đồng thời nêu các cơ hội, thách thức, khó khăn khi thực hiện chính sách mới.
4. Các căn cứ để phân tích, quyết định chính sách mới
- Các nghị quyết, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. - Các quy định của Hiến pháp, pháp luật có liên quan.
- Tình hình kinh tế - xã hội; sự phù hợp với nguồn lực hiện có, trình độ dân trí, đời sống người dân, ý thức chính trị, phong tục tập quán, v v
- Chính sách phải được xây dựng đồng bộ và thống nhất, phù hợp với chính sách quốc gia, với các văn bản pháp luật của cơ quan cấp trên.
- Chính sách phải bảo đảm tính khách quan, phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi cao, tránh tình trạng “Chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất”.
- Việc xây dựng chính sách phải đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng.
5. Việc thu thập thông tin phục vụ cho việc phân tích chính sách
- Xác định những thông tin cần thu thập liên quan đến chính sách.
- Nguồn thông tin: từ các văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật, báo cáo về kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh; thông tin từ báo chí, ý kiến, kiến nghị của cử tri, các chuyên gia, v v …
- Phân tích, đánh giá, kiểm nghiệm các thông tin thu được để có thông tin chính xác, trung thực, khách quan, tin cậy, đầy đủ phục vụ cho việc phân tích chính sách.
6. Phân tích lợi ích - chi phí của ban hành, thực hiện chính sách mới
- Cần phân tích việc ban hành chính sách mới thì lợi ích thu được so với chi phí có lợi hơn hay không so với việc không ban hành chính sách mới. Nhà nước, xã hội và người dân, doanh nghiệp được những gì khi thực hiện chính sách mới.
- Ví dụ: ban hành chính sách thu phí đường bộ đối với xe máy: Nếu thu qua giá xăng thì không phải chi phí cho bộ máy thu tiền, bảo đảm công bằng. Còn giao cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội thu thì phải chi cho bộ máy và sẽ không công bằng, thất thu, mất thời gian nộp, v v ….
7. Khi phân tích chính sách cần chú ý
- Nguồn lực của đất nước, của địa phương chỉ có hạn, khả năng tăng nguồn vốn là rất hạn chế, trong khi đó các nhu cầu về đầu tư và phát triển là rất lớn, do đó, nếu ban hành chính sách mới thì phải phù hợp với nguồn lực, điều kiện hiện có.
- Phát triển kinh tế - xã hội cần bảo đảm yếu tố bền vững.
- Phải bảo đảm hiệu lực, hiệu quả cao khi sử dụng các nguồn lực, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. - Lắng nghe ý kiến người dân, cơ quan, tổ chức có liên quan, các nhà khoa học, chuyên gia.