Các điều khoản pháp luật đề xuất và biện minh

Một phần của tài liệu Quyền của các hộ gia đình và cá nhân đối với rừng sản xuất: Rà soát việc thực hiện và đóng góp điều chỉnh Dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (Trang 33 - 45)

5 Dự thảo nội dung các điều khoản pháp luật liên quan

5.2 Các điều khoản pháp luật đề xuất và biện minh

Dựa trên kết quả tổng quan chính sách và rà soát tài liệu đánh giá việc thực hiện các quyền với rừng sasu giao rừng cho hộ gia đình và cá nhân được thảo luận ở các Phần 3 và 4, các điều khoản sau được đề xuất đưa vào Luật BVPTR mới, kèm theo đó là phần giải thích/ biện minh cho điều khoản đề xuất . Một số vấn đề mang tính kỹ thuật và chi tiết hơn sẽ được tiếp tục đề xuất trong quá trình xây dựng văn bản dưới luật về LNCĐ, sau khi Luật BVPTR mới được thông qua:

Nội dung 1: Khái niệm sở hữu rừng riêng (dự kiến đưa vào Điều XXX về Các hình thức sở hữu rừng)

Nội dung đề xuất: “Rừng sở hữu riêng bao gồm rừng trồng do hộ gia đình, cá nhân đầu tư, nhận chuyển nhượng

rừng từ chủ rừng khác; rừng tự nhiên được phục hồi do tự đầu tư xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung hoặc tự đầu tư làm giàu rừng bằng việc trồng rừng cây bản địa trong rừng tự nhiên.”

Biện minh: Như thảo luận ở Phần 4.3.1, nhiều khu rừng giao cho hộ gia đình và cá nhân là rừng nghèo kiệt sau khai thác, chưa có rừng hoặc có những đám rừng rải rác, không tập trung. Tuy nhiên, sau một thời gian được các chủ rừng bỏ công sức và tiền của để xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung hoặc t ự đầu tư làm giàu rừng bằng việc trồng rừng cây bản địa nên sau đó đã trở thành rừng tự nhiên. Vì vậy rừng trồng do hộ gia đình và cá nhân tự đầu tư và tự nhiên được phục hồi do tác động của hộ gia đình và cá nhân sau khi giao cần được coi là tài sản thuộc sở hữu riêng của họ.

Nội dung 2: Quyền của hộ gia đình và cá nhân với rừng sản xuất là rừng tự nhiên (dự kiến đưa vào Điều XXX về Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất)

Nội dung đề xuất: Bổ sung “Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên thì được khai thác lâm sản trên diện tích rừng

sản xuất được giao, được thuê theo phương án quản lý rừng bền vững được cấp có thẩm quyền phê duyệt; được thực hiện và hưởng lợi từ các dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại của Luật này; được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật.”

Biện minh: Như thảo luận ở Phần 4, nguồn thu từ rừng là một động lực quan trọng cho người dân tham gia bảo vệ diện tích rừng tự nhiên và đầu tư phát triển rừng trồng. Trong xu thế hội nhập quốc tế, lâm nghiệp Việt Nam đang tham gia nhiều sáng kiến về thúc đẩy quản lý rừng bền vững (QLRBV), bao gồm Tăng cường thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT), Tổ chức quốc tế gỗ nhiệt đới (ITTO) hay chứng chỉ tự nguyện của Hội đồng quản trị rừng (FSC), Chương trình công nhận hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (PEFC)… Cùng với đó là việc ngày càng nhiều các chủ rừng mong muốn có được chứng chỉ QLRBV cho sản phẩm từ rừng của họ. Việc chính thức cho người dân quyền khai thác lâm sản từ rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo phương án QLRBV đã được phê duyệt sẽ khuyến khích người dân đầu tư vào phát triển rừng tự nhiên ch o mục đích kinh tế, sinh thái và xã hội.

Ngoài ra, theo quy định của Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân có quyền chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp (bao gồm cả đất có rừng). Trong khi đó Luật BVPTR 2004 không cho hộ gia đình và cá nhân có quyền chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng tự nhiên thì quyền với rừng tự nhiên của hộ gia đình hẹp hơn quyền sử dụng đất. Điều này là một nghịch lý: rừng luôn gắn liền với đất (đất rừng cũng là một yếu tố cấu thành của rừng), nhưng nội dung quyền sử dụng rừng lại khác quyền sử dụng đất. Người dân được giao rừng tự nhiên và đồng thời được giao mảnh đất có rừng tự nhiên trên đó sẽ thực hiện quyền tài sản như thế nào trong giao dịch dân sự về tài sản là đúng pháp luật. Với đất, được chuyển nhượng quyền sử dụng, nhưng rừng tự nhiên lại không được chuyển nhượng. Việc cho người dân quyền chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằn g giá trị rừng sản xuất là rừng tự nhiên sẽ tạo cho người dân có quyền tài sản đầy đủ hơn với những diện tích rừng được giao, khuyến khích họ quan tâm hơn nữa tới phát triển rừng tự nhiên.

Nội dung 3: Quyền của hộ gia đình và cá nhân với rừng sản xuất là rừng tự nhiên (dự kiến đưa vào Điều XXX về Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất)

Nội dung đề xuất: Bổ sung “Đối với rừng sản xuất là rừng trồng thì được khai thác lâm sản trên diện tích rừng sản

xuất được giao, được thuê theo phương án quản lý rừng bền vững được cấp có thẩm quyền phê duyệt; được thực hiện và hưởng lợi từ các dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại của Luật này.”

Biện minh: Tương tự như với Nội dung 2, việc chính thức cho người dân quyền khai thác lâm sản từ rừng sản xuất là rừng trồng theo phương án QLRBV đã được phê duyệt sẽ khuyến khích người dân đầu tư hơn nữa vào phát triển rừng trồng cho mục đích kinh tế, sinh thái và xã hội.

Nội dung 4: Khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng (dự kiến đưa vào Điều XXX về Giải thích từ ngữ)

Nội dung đề xuất: “Lâm nghiệp rừng cộng đồng là hình thức các cá nhân, hộ gia đình sinh sống trong cùng một địa

bàn cùng nhau tổ chức bảo vệ, quản lý và phát triển tài nguyên rừng tại địa phương cho mục đích kinh tế, sinh thái và văn hóa-xã hội chung.”

Biện minh: Như thảo luận ở Phần 4.2.3 và 4.3.1, nhiều cộng đồng địa phương hiện vẫn duy trì các truyền thống và tập quán quản lý rừng tập thể. Việc giao rừng cho hộ gia đình không phù hợp với những truyền thống này. Bện cạnh đó, các hộ gia đình được giao rừng tự nhiên thường tổ chức quản lý rừng theo tập thể. Trên thực tế, đây là một hình thức quản lý rừng cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam Luật BVPTR 2004 chưa có định nghĩa cụ thể về quản lý rừng cộng đồng và LNCĐ hiện được hiểu là diện tích rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn quản lý. Việc bổ sung định nghĩa về LNCĐ giúp làm rõ khái niệm về LNCĐ và có sự nhìn nhận đầy đủ về vai trò của LNCĐ trong quản lý rừng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

Bộ NNPTNT, 2015. Báo cáo thuyết minh đề xuất lập Dự án Luật Lâm nghiệp thay thế Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 (kèm theo văn bản số 10459/BNN-TCLN ngày 24/12/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). , pp.1–7.

Bộ NNPTNT, 2016. Quyết định công bố hiện trạng rừng năm 2015.

Chi cục Kiểm Lâm Sơn La, 2004. Báo cáo về hiện trạng rừng và đất rừng, Tình hình giao, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Đàm Trọng Tuấn, 2012. Giao đất giao rừng ta ̣i cô ̣ng đồng dân tô ̣c thiểu số miền núi: Nghiên cứu điểm ta ̣i thôn Lùng Sán, xã Lùng Sui, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. , p.30.

Đinh Hữu Hoàng & Đặng Kim Sơn, 2008. Giao đất và giao rừng ở Việt Nam - Chính sách và thực tiễn.

Đỗ Anh Tuân, 2012. Báo cáo Kết quả và bài học kinh nghiệm trong quản lý rừng cộng đồng. , p.60.

Đỗ Đình Sâm, Đặng Kim Khánh & An Văn Bảy, 2001. Báo cáo điều tra nghiên cứu kiến thức bản địa về quản lý, phát triển tài nguyên rừng của một số cộng đồng thôn bản miền núi phía Bắc Việt Nam.

Dương Viết Tình & Trần Hữu Nghị, 2012. Lâm nghiệp Cộng Đồng ở Miền Trung Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Nông nghiệp.

lâm nghiệp cộng đồng.

GIZ Việt Nam, 2008. Kinh nghiệm về giao đất giao rừng có sự tham gia tại Việt Nam.

Hess, J. & Tô Thị Thu Hương, 2011. Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam – Kết nối chủ rừng và người sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

Hoàng Liên Sơn & Lê Trọng Hùng, 2012. Phân tích kết quả giao đất lâm nghiệp và phát triển sinh kế cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng. In Kỷ yếu hội thảo: Giao đất lâm nghiệp – Chính sách và Thực trạng tại Việt Nam. pp. 19–30.

Hoàng Xuân Đức, 2015. Khung pháp lý chưa rõ ràng, gỗ rừng trồng từ hợp pháp thành bất hợp pháp trong bối cảnh việt nam tham gia VPA/FLEGT. Chuyên Đề Chính Sách: Thực thi Lâm luật - Quản trị rừng - Thương mại Lâm sản, Quý III-IV, pp.8–13.

IUCN & RECOFTC, 2011. Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Phân tích sơ bộ về quy trình và các tác động.

Lê Thị Diên et al., 2013. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung chính sách giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp.” Lương Thị Trường & Orlando Genotiva, 2011. Thừa nhận quyền sử dụng đất truyền thống của

dân tộc thiểu số tại Việt Nam Hiện trạng ở Việt Nam.

Ngô Thị Phương Anh, Đinh Thị Hương Duyên & Nguyễn Thị Hải, 2013. Ảnh hưởng của sự tham gia đến tiến trình giao rừng tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp Chí Khoa Học và Công Nghệ, Tháng 12.

Nguyễn Bá Ngãi, 2009. Quản lý rừng Cộng đồng ở Việt Nam: Chính sách và Thực tiễn. In B. N. Nguyen & Q. T. Nguyen, eds. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về Lâm nghiệp Cộng đồng. Ha Noi, Viet Nam: Cục Lâm nghiệp, IUCN, RECOFTC, p. 86.

Nguyễn Đình Tiến, Trần Đức Viên & Nguyễn Thành Lâm, 2011. Tập trung quá nhiều vào bảo tồn rừng, thiếu hụt lương thực.

Nguyễn Huy Dũng, Phạm Quốc Hùng & Nam, N.H., 1999. Báo cáo quản lý lâm nghiệp cộng đồng xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng.

Nguyễn Huy Dũng & Vũ Văn Dũng, 2002. Báo cáo điều tra đánh giá tình hình quản lý rừng cộng đồng tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

Nguyễn Quang Tân et al., 2014. Báo cáo Đánh giá quản trị có sự tham gia của các bên liên quan cho REDD+ tại tỉnh Lâm Đồng Việt Nam năm 2014.

Nguyễn Quang Tân et al., 2008. Quản lý rừng cộng đồng cho ai? Những kinh nghiệm từ thực tiễn ở Việt Nam.

Nguyễn Quang Tân & Hoàng Huy Tuấn, 2013. Quản trị rừng ở Việt Nam: Luật pháp, Luật tục và sự tham gia. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tháng 12, pp.7–11.

Nguyễn Quang Tân & Lương Quang Hùng, 2015. Lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam: Thành tựu, Thách thức và Hướng đi trong Tương lai. In Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Đổi mới đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.” Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

Nguyễn Quang Tân & Thomas Sikor, 2012. Giao Đất Giao Rừng: Chính sách và Kết quả thực tiễn. Tạp chí Dân tộc học, 176(2), pp.50–60.

Nguyễn Quang Tân, Trần Ngọc Thanh & Hoàng Huy Tuấn, 2009. Quản lý rừng cộng đồng ta ̣i các tỉnh Đắk Lắk và Thừa Thiên Huế của Việt Nam: Tổng hợp các phát hiê ̣n từ khảo sát hiện trường.

Nguyễn Thế Cường & Nguyễn Quang Tân, 2016. Bảo đảm tính hợp pháp cho gỗ rừng trồng tại cấp hộ gia đình: Cần có những sửa đổi về chính sách và thực hiện. Chuyên Đề Chính Sách: Thực thi Lâm luật - Quản trị rừng - Thương mại Lâm sản, Quý IV, pp.1–10.

Nguyễn Thị Thu Hà & Hoàng Văn Giáp, 2012. Giao đất Lâm nghiệp có sự tham gia của người dân tại Bắc Kạn, sự thành công của dự án 3PAD. In Kỷ yếu hội thảo: Giao đất lâm nghiệp – Chính sách và Thực trạng tại Việt Nam. Tropenbos International Viet Nam.

Nguyễn Trọng Quyền, 2012. Thực trạng công tác giao đất, giao rừng tỉnh Thanh Hóa. In Kỷ yếu hội thảo: Giao đất lâm nghiệp – Chính sách và Thực trạng tại Việt Nam2. Tropenbos International Viet Nam.

Nguyễn Văn Đẳng et al., 2001. Lâm nghiệp Việt Nam.

Phạm Thu Thủy et al., 2013. Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam: Từ chính sách đến thực tiễn.

Phan Trọng Trí, Nguyễn Thành Nhâm & Nguyễn Quang Tân, 2016. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong bối cảnh thực hiện VPA - FLEGT. Chuyên Đề Chính Sách: Thực thi Lâm luật - Quản trị rừng - Thương mại Lâm sản, Quý IV, pp.20–25.

RECOFTC, 2014. Báo cáo tóm tắt: Diễn đàn Quốc gia Lần thứ nhất về Lâm nghiệp Cộng đồng. Sunderlin, W.D. & Huỳnh Thu Ba, 2005. Giảm Nghèo và Rừng ở Việt Nam. Available at:

http://www.cifor.org/publications/pdf_files/books/BSunderlin0501V0.pdf [Accessed March 13, 2017].

TBI Việt Nam, 2012. Kỷ yếu hội thảo: Giao đất lâm nghiệp – chính sách và thực trạng tại việt nam.

Tô Xuân Phúc & Trần Hữu Nghị, 2014. Báo cáo giao đất giao rừng trong bối cảnh tái cơ cấu ngành lâm nghiệp: Cơ hội phát triển rừng và cải thiện sinh kế vùng cao, Huế, Việt Nam: Tropenbos International Viet Nam.

Tổng cục QLĐĐ, 2015. Công văn số 328/TCQLĐĐ-CKSQLSDĐ ngày 05 tháng 3 năm 2015 của Tổng cục Quản lý đất đai về số liệu sử dụng đất năm 2014.

Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Quang Tân & Sikor, T., 2003. Ảnh hưởng của giao rừng tự nhiên ở cấp thôn/ buôn: Kinh nghiệm sau ba năm thực hiện ở tỉnh Dak Lak.

Trần Ngọc Thanh & Trần Ngọc Đan Thùy, 2011. Đánh giá Chương trình Giao đất Giao rừng: Vấn đề chia sẻ lợi ích từ rừng.

Trần Viết Đông & Nguyễn Quang Tân, 2008. Giải quyết chồng lấn đất đai dựa trên sự tôn trọng tập quán canh tác truyền thống của cộng đồng – cách tiếp cận cho một giải pháp bền vững. Trần Xuân Đạo, 2012. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao, cho thuê rừng và giao đất

lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên. In Kỷ yếu hội thảo: Giao đất lâm nghiệp – Chính sách và Thực trạng tại Việt Nam. Tropenbos International Viet Nam.

Triệu Văn Lực, 2012. Báo cáo tổng quan về chính sách giao đất, giao rừng tại Việt Nam: thực trạng và định hướng trong thời gian tới. In Kỷ yếu hội thảo: Giao đất lâm nghiệp – Chính sách và Thực trạng tại Việt Nam. Tropenbos International Viet Nam.

UBND tỉnh Lai Châu, 2017. Kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017 - 2020. Vũ Long, 2012. Một số ý kiến về giao đất giao rừng cho hộ gia đình: chính sách và thực tiễn. In

Kỷ yếu hội thảo: Giao đất lâm nghiệp – Chính sách và Thực trạng tại Việt Nam. Tropenbos International Viet Nam.

rừng cộng đồng xóm Doi và Ké, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

Vương Xuân Tình, 2008. Giao đất giao rừng ở miền núi Việt Nam từ góc nhìn dân tộc học. In Kỷ yếu diễn đàn quốc gia về giao đất giao rừng ở Việt Nam ngày 29/5/2008. Hà Nội, Việt Nam.

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

Castella, J. et al., 2002. Impact of forestland allocation on agriculture and natural resources management in Bac Kan Province , Viet Nam. In J. Castella & D. Q. Dang, eds. Doi Moi in the Mountains: Land use changes and farmers livelihood strategies in Bac Kan province, Viet Nam. Ha Noi, Viet Nam: The Agricultural Publishing House, pp. 197–220.

Clement, F. & Amezaga, J.M., 2009. Afforestation and forestry land allocation in northern Vietnam: Analysing the gap between policy intentions and outcomes. Land Use Policy, 26, pp.458–470.

Hoàng Liên Sơn et al., 2016. Report on Assessment of Forest Tenure Policies and Regulation in Vietnam. , p.63.

Le, H.T. Van, 2001. Institutional Arrangements for Community-Based Mangrove Forest Management in Giao Lac Village, Giao Thuy District, Nam Dinh Province, Vietnam. IDS Bulletin, 32(4), pp.71–77.

Moeliono, M. et al., 2011. Who Benefits? Small Scale Tree Planters and Companies in Vietnam

Một phần của tài liệu Quyền của các hộ gia đình và cá nhân đối với rừng sản xuất: Rà soát việc thực hiện và đóng góp điều chỉnh Dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (Trang 33 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)