5 Dự thảo nội dung các điều khoản pháp luật liên quan
5.1 Tóm tắt kết quả tổng quan chính sách và đánh giá hiện trường
Thảo luận trong các Phần 3 và 4 của báo cáo chỉ ra rằng Luật BVPTR 2004 đã tạo nên khung pháp lý về quyền của cá nhân và hộ gia đình với rừng sản xuất, cụ thể tới rừng tự nhiên và rừng trồng là rừng sản xuất và với trường hợp được giao và được cho thuê. Ngoài ra, Luật Đất đai 2003 và 2013 cũng có các điều khoản quy định chi tiết về quyền của cá nhân và hộ gia đình với đất (rừng sản xuất). Việc chuyển giao quyền của hộ gia đình và cá nhân với rừng cũng được quy định trong Luật BVPTR và với đất được quy định trong Luật Đất Đai. Ngoài ra, hai luật này cùng các quy định khác cũng đã tạo nên khung pháp luật cho việc thực hiện các quyền với rừng (và đất rừng) sản xuất cho hộ gia đình và cá nhân.
Ở cấp thực địa, việc chuyển giao quyền với rừng và đất rừng đã được thực hiện từ đầu những năm 1990s, thông qua hình thức giao đất giao rừng (GĐGR) và cho thuê rừng. Tới đầu n ăm 2014, 40.9% tổng diện tích đất rừng sản xuất trên toàn quốc đã được giao cho hộ gia đình và cá nhân.
Việc chuyển giao và thực hiện các quyền với rừng và đất rừng cho hộ gia đình và cá nhân có một số tác động tích cực về môi trường sinh thái (gia tăng đáng kể diện tích rừng trồng, giảm suy thoái, thậm chí bảo tồn và gia tăng diện tích rừng tự nhiên hiện có), kinh tế (tạo thu nhập, giúp giảm nghèo cho người dân sống gần rừng và tích tụ đất cho sản xuất quy mô lớn) và xã hội (đáp ứng nhu cầu về tiếp câ ̣n tài nguyên rừng cho người dân, xây dựng cơ sở cho phát triển lâm nghiệp cộng đồng, nâng cao nặng lực cho người dân) ở một số địa phương.
Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề và tồn tại ở khung chính sách và việc thực hiện tại hiện trường. Các quyền với rừng sản suất vẫn còn hạn chế. Hộ gia đình không có quyền chuyển đổi với rừng sản xuất là rừng trồng và đất lâm nghiệp để trồng rừng được Nhà nước giao. Nhất là với rừng sản xuất là rừng tự nhiên, hộ gia đình và cá nhân không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê. Khung pháp luật còn thiếu sự công nhận quyền truyền thống của người dân. Thiếu các quy định về vai trò của các tổ chức ngoài nhà nước. Các yêu cầu về thủ tục với khai thác lâm sản quá phức tạp với người dân. Cơ chế thực thi quyền với rừng còn thiếu và yếu.
Ở cấp hiện trường, ở một số nơi hình thức giao rừng (theo hộ) không phù hợp với truyền thống quản lý rừng (tập thể) của cộng đồng dẫn đến tình trạng người dân yêu cầu giao lại. Về cơ bản, diện tích rừng giao cho dân nhỏ, nghèo và đất trống. Ngoài ra, vẫn còn một diện tích rừng lớn hiện ở tình trạng không có chủ thực sự (do UBND cấp xã tạm thời quản lý) cần được sớm giao cho người dân địa phương. Trong quá trình GĐGR, thiếu sự tham gia môt5 cách đầy đủ và hiệu quả của người dân. Thiếu số liệu về rừng chính xác khi giao khiến cho việc định giá trị tài sản rừng của dân gặp khó khăn. Quan trọng hơn, sai lệch giữa thực tế và hồ sơ giao rừng xảy ra khá phổ biến, dẫn đến tình trạng sổ đỏ được ban hành nhưng không thể cấp cho dân, và người dân không nhận biết được rừng của mình trên thực tế.
Về việc thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật, một trong những vấn đề lớn là thiếu sự quan tâm của người dân tới rừng tự nhiên do hạn chế về quyền và lợi ích. Nhiều Chương trình/ dự án hỗ trợ còn chưa c ó phương pháp tiếp cận phù hợp. Thay vì giúp người dân địa phương thực hiện vai trò ra và thực hiện các quyết định liên quan đến rừng được giao, cách tiếp cận của một số chương trình và dự án vẫn làm cho người dân trở thành người thực thi lâm nghiệp nhà nước ở địa phương, trong đó nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định và người dân chỉ đóng vai trò thứ yếu. Năng lực của chính quyền và các cơ quan chức năng tại địa phương ở các tỉnh miền núi còn hạn chế (cả về số lượng và trình độ chuyên môn) trong việc hỗ trợ người dân trong việc thực thi các quy định pháp luật về lâm nghiệp ở nơi đã thực hiện GĐGR. Bên cạnh đó, năng lực và nguồn lực cần thiết để đầu tư vào quản lý, bảo vệ, và nhất là kinh doanh rừng của người dân còn hạn chế. Quan trọ ng hơn, quản trị rừng địa phương còn hạn chế. Mặc dù người dân có cơ hội được giao quyền đối với rừng, họ không có quyền đặt ra các quy định và
cơ cấu tổ chức trong quản lý rừng. Các quy định pháp lý hiện hành về bảo vệ và phát triển rừng của thôn bản cũng như các kế hoạch quản lý rừng v.v… lại cung cấp rất ít cơ hội cho cộng đồng địa phương trong việc phát triển các cơ chế quản lý phù hợp với điều kiện, quy ước và tập quán của địa phương.