Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế: Phát triển tín dụng đối với người nghèo thông qua các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam (Trang 28 - 30)

3.3.2.1. Khuyến khích các tổ chức tín dụng tham gia sâu hơn vào hoạt động TCVM

– Phương thức trực tiếp: – Phương thức gián tiếp:

3.3.2.2. Chuẩn hoá và đồng bộ cơ sở pháp lý liên quan đến vấn đề lãi suất trong hoạt động tài chính vi mô

Thống nhất các quy định giữa Luật Ngân hàng và Dân sự có liên quan về vay và cho vay về định danh các hành vi cho vay nặng lãi, huy động vốn có tính lừa đảo nhằm có cơ sở định danh, xử lý và hạn chế tội phạm tài chính - ngân hàng.

Áp dụng chính sách lãi suất phù hợp với đặc trưng của loại hình TCTCVM và khách hàng. Nên áp dụng nguyên tắc chung của định giá lãi suất trong TCVM theo các kinh nghiệm thành công trên thế giới và luật lệ ở Việt Nam. Không nên áp dụng cách tiếp cận “một chính sách phù hợp cho mọi đối tượng” (one-size-fits-all approach).

Với chính sách lãi suất cho vay trần, nên tăng chênh lệch giữa lãi suất trần chung đối với các TCTD khác và TCTCVM/QTDND ở mức hợp lý để khuyến khích khu vực này phát triển, đảm bảo sự phát triển bền vững của các TCTCVM và quyền lợi của khách hàng TCVM.

3.3.2.3. Hỗ trợ tốt công tác nhân sự và đào tạo cho tài chính vi mô

29

KẾT LUẬN

Xét trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, công cuộc xóa đói giảm nghèo đóng vai trò rất quan trọng và là một đòi hỏi cấp thiết trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Việt Nam cơ bản vẫn là nước nông nghiệp (70% dân số) cư trú ở khu vực nông thôn với lực lượng lao động trẻ, dồi dào; chủ yếu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Trong quá trình công nghiệp hóa, nông nghiệp nông thôn sẽ diễn ra quá trình phân công lại lao động từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, dịch vụ; do vậy nhu cầu về vốn và dịch vụ tài chính đòi hỏi ngày càng lớn, đặc biệt hộ nghèo, vốn cho sản xuất - xóa nghèo trở thành yêu cầu cấp bách. Thực tế đã chứng minh đa số hộ nghèo nhờ tiếp cận nguồn vốn - phát triển sản xuất và đời sống được cải thiện khá lên rõ rệt. Vì vậy, để xóa đói giảm nghèo hiệu quả, một trong số giải pháp được Chính phủ coi trọng là tăng cường năng lực và khả năng tiếp cận nguồn vốn của người nghèo, giảm mức độ tổn thương của họ, đặc biệt vào những thời điểm nhạy cảm của nền kinh tế như lạm phát hoặc suy thoái. Với mục tiêu này, hoạt động TCVM đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường, mở rộng tiếp cận tài chính cho khu vực nông thôn và người nghèo đô thị.

Phát triển từ những năm đầu đổi mới, thị trường tài chính vi mô hướng đến các đối tượng có thu nhập thấp đã thực sự cải thiện tình trạng nghèo đói ở nước ta trong gần 30 năm qua. Là sản phẩm chủ đạo và luôn gắn liền với hoạt động TCVM, TDVM đã góp phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, trên cơ sở lý luận đã được xác lập ở chương 1, tác giả đã phân tích thực trạng đói nghèo ở Việt Nam và sự phát triển của thị trường tài chính vi mô Việt Nam, trong đó đi sâu phân tích hoạt động tín dụng của các TCTCVM. Qua phân tích đã cho thấy hoạt động TDVM ngày càng được mở rộng đặc biệt là tại các TCTCVM. Các TCTCVM hoạt động trên nhiều địa bàn với tỷ lệ tăng trưởng cao, thị phần dư nợ và tổng số khách hàng đang gia tăng qua các năm. Độ bền vững hoạt động của các TCTCVM luôn được duy trì và hoạt động ngày càng chuyên nghiệp với xu hướng chuyển đổi sang tổ chức chính thức ngày một nhiều. Mặc dù phát triển nhanh chóng nhưng hoạt động TDVM vẫn tập trung vào đối tượng có thu nhập thấp mà không xa rời sang nhóm khách hàng có thu nhập cao.

30

Điều này góp phần giải thích tình trạng nghèo đói ở nước ta liên tục được cả thiện trong những năm qua. Ngoài ra, mô hình kinh tế lượng cũng được sử dụng để đánh giá tác động của tài chính vi mô đến khả năng giảm nghèo của các hộ dân có sử dụng dịch vụ tài chính vi mô. Luận án cũng chỉ ra những hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo cũng như hoạt động của các TCTCVM để từ đó xác định phương hướng hoạt động và đề ra các giải pháp giúp hoạt động TCVM nói chung và hoạt động TDVM nói riêng ngày càng đạt được hiệu quả cao và góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho đất nước.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế: Phát triển tín dụng đối với người nghèo thông qua các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam (Trang 28 - 30)