ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và đáp ỨNG điều TRỊ của VIÊM THẬN ở TRẺ bị LUPUS BAN đỏ hệ THỐNG tại KHOA NHI, BỆNH VIỆN BẠCH MAI (Trang 27 - 31)

3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 06/2017 đến tháng 06/2018. Địa điểm nghiên cứu: Khoa nhi – Bệnh Viện Bạch Mai.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

- 48 trẻ được chẩn đoán mắc viêm thận do lupus- Chẩn đoán HCTHTP theo tiêu chuẩn của ACR1997 [12]: bệnh nhân có 4/11 triệu chứng gồm: tổn thương ở da và niêm mạc (ban cánh bướm, ban dạng đĩa, ban nhạy cảm ánh sáng, loét miệng); triệu chứng ở khớp (bất kỳ khớp nào nhưng thường ở các khớp: tay, cổ tay, gối); tổn thương ở tạng (tràn dịch màng phổi hoặc màng tim; tổn thương thận protein niệu hoặc tế bào niệu; thần kinh: co giật hoặc rối loạn tâm lý, huyết học: thiếu máu tan máu, giảm BC<4000, lympho <1500, giảm TC <100.000); miễn dịch: kháng thể kháng DsADN (+), antiSm (+) (kháng nguyên nhân nhân Smith, kháng thể kháng phospholipid (+), bất thg IgG, IgM của kháng thể anticardiolipin, VDRL (+) ít nhất 6 tháng, kháng thể kháng nhân ANA (+)). Chẩn đoán viêm thận do SLE khi có tổn thương thận: protein niệu ngưỡng thận hư: protein/creatin niêu >200mg/mmol hoặc protein niệu > 50mg/kh/24 giờ; Protein niệu không đến ngưỡng thận hư; Đái máu đại thể; Cặn nước tiểu> 10 hồng cầu/ vi trường, hoặc > 5 bạch cầu/vi trường mà không có nhiễm trùng hoặc trụ hồng cầu, bạch cầu; Tăng huyết áp; Mức lọc cầu thận giảm < 90ml/ph/1,73 m2 da: Suy thận cấp.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả tiến cứu. Cỡ mẫu nghiên cứu: Lấy tất cả bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán.

Cỡ mẫu thuận tiện: Bao gồm toàn bộ bệnh nhân được chẩn đoán SLE theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ACR 1997 từ tháng 6/2017 đến 06/12/2018 thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn nêu trên.

3.3.2. Sơ đồ nghiên cứu

Hình 3.1. Sơ đồ nghiên cứu

3.4. Cách tiến hành nghiên cứu

Bệnh nhân sẽ được thu thập thông tin qua một bệnh án nghiên cứu thống nhất riêng. Các chỉ số nghiên cứu bao gồm:

3.5. Các chỉ số nghiên cứu.

Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng:

Bệnh nhân sẽ được thu thập thông tin qua một bệnh án nghiên cứu thống nhất riêng. Các chỉ số nghiên cứu bao gồm:

Các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng theo bảng đánh giá các tiêu chuẩn chẩn đoán, các biến đầu vào là tuổi, giới, tiền sử bệnh kèm theo; các thông số lâm sàng: sốt (sốt kéo dài khi bệnh nhân sốt liên tục trên 2 tuần), tổn thương da (ban cánh bướm, ban dạng đĩa, ban nhạy cảm ánh sáng), rụng tóc, đau khớp đau đầu, mất ngủ, rối loạn tâm lý, hành vi, co giật, hôn mê. Đánh giá các biểu hiện

Trẻ bị viêm thận do SLE đủ tiêu chuẩn chẩn đoán

Không đồng ý Đồng ý

Đưa vào nghiên cứu Loại trừ

Điều trị theo phác đồ Cận lâm sàng

Khám lâm sàng

Theo dõi hàng tháng, thu thập thông tin, ghi chép bệnh án nghiên cứu

lâm sàng của các cơ quan như: tổn thương thận (tổn thương thận ngưỡng thận hư khi protein/creatinin niệu > 200mg/mmol); tăng huyết áp (khi huyết áp tâm thu và tâm trương trên 99 bách phân vị); suy thận khi mức lọc cầu thận ≤ 90ml/phút/1,73 m2 da; Tổn thương thần kinh (đau đầu, mất ngủ, rối loạn tâm lý, hành vi, co giật, hôn mê); Tổn thương cơ quan tạo máu ( thiếu máu khi huyết sắc tố giảm < 11 g/l, hồng cầu <3,9 T/L, giảm bạch cầu khi bạch cầu trong máu ngoại vi < 4G/L, giảm tiểu cầu khi tiểu cầu trong máu ngoại vi <150G/L); tổn thương gan (khi GOT, GPT tăng > 2 lần so với giá trị bình thường). Các xét nghiệm sinh hóa, huyết học: công thức máu, ure, creatinin, protid, albumin, C3, C4, kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng chuỗi kép. Xét nghiệm sinh hóa, vi sinh nước tiểu (tổn thương thận khi: protein niệu ≥ 0,3 gam/24 giờ, đái máu khi hồng cầu niệu ≥ 10 hồng cầu/vi trường trên cặn Addis nước tiểu tươi, creatinin niệu, cấy nước tiểu). Các xét nghiệm được làm tại khoa Sinh hóa và Huyết học bệnh viện Bạch Mai.

3.5.1. Đánh giá với đáp ứng điều trị steroid và các thuốc ức chế miễn dịch:

Bệnh nhân được điều trị theo phác đồ thống nhất, theo hướng dẫn điều trị của KDIGO (Kidney Disease Improving Global Outcomes: Nâng cao kết quả điều trị bênh thận toàn cầu) và Hui-Kim Yap cho bệnh nhân SLE và viêm thận do SLE [9],[11]. Bệnh nhân chỉ tổn thương thận dưới ngưỡng thận hư được điều trị bằng uống prednisonlon liều 1mg/kg/ngày. Nếu bệnh nhân có tổn thương thận mức thận hư điều trị theo phác đồ truyền methylprednisonlon 1000mg/1,732da/24 giờ x 3 ngày mỗi tháng 1 lần trong 6 tháng, sau truyền methyprednisonlon bệnh nhân được uống prednisonlon liều 1mg/kg/ngày kết hợp thuốc ức chế miễn dịch mycophenolate mofetil liều 1200mg/m2 da/24 giờ x 6-12 tháng theo mức độ đáp ứng của bệnh nhân. Các bệnh nhân được theo dõi sau 1 tháng, 3 tháng. Các bệnh nhân được phân loại thành hai nhóm: Đáp ứng và không đáp ứng. Bệnh nhân được cho là đáp ứng với điều trị khi mức lọc cầu thận tăng tối thiểu 25% (trong trường hợp mức lọc cầu thận < 75 ml/phút) hoặc bệnh nhân có chức năng thận trở lại bình thường (mức lọc cầu thận > 90ml/phút), chỉ số protein/creatinin < 20-200mg/mmol, không có cặn nước tiểu

(hồng cầu < 5 tế bào/ vi trường, bạch cầu<5 tế bào/vi trường, không có trụ tế bào). Bệnh nhân được cho là không đáp ứng với điều trị khi mức lọc cầu thận giảm trên 25%, tiến triển sang bệnh thận giai đoạn cuối, có sự xuất hiện của cặn nước tiểu (hồng cầu >5 tế bào/ vi trường, bạch cầu >5 tế bào/vi trường, có trụ tế bào). Suy thận mạn khi mức lọc cầu thận < 60ml/phút/1,73m2 da, kéo dài > 3 tháng; suy thận giai đoạn cuối khi mức lọc cầu thận giảm <15 phút/1,73m2 da phải lọc máu.

3.4. Đạo đức nghiên cứu:

Nghiên cứu được thông qua Hội đồng đạo đức bệnh viện nơi thực hiện nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu phục vụ cho lợi ích người bệnh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và đáp ỨNG điều TRỊ của VIÊM THẬN ở TRẺ bị LUPUS BAN đỏ hệ THỐNG tại KHOA NHI, BỆNH VIỆN BẠCH MAI (Trang 27 - 31)