Các thuốc ức chế miễn dịch

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và đáp ỨNG điều TRỊ của VIÊM THẬN ở TRẺ bị LUPUS BAN đỏ hệ THỐNG tại KHOA NHI, BỆNH VIỆN BẠCH MAI (Trang 25 - 27)

Cyclophosphamide: Phác đồ truyền tĩnh mạch cyclophosphamide liều 500mg/m2 da/lần x hàng tháng trong 6 tháng sau đó 3 tháng/lần x 6 tháng tiếp theo được áp dụng phổ biến nhất hiện nay cho bệnh nhân có viêm thận nặng, chức năng thận giảm ngay từ đầu hoặc có biểu hiện tổn thương thận type IIIb, trở lên [4],[9].

Nhóm ức chế chuyển hóa: Mycophenolate mofetil bên cạnh cyclophosphamide thì một số thử nghiệm dùng Mycophenolate mofetil, một loại thuốc ức chế chuyển hoá tế bào cũng được áp dụng trong điều trị cho viêm thận do SLE tỏ ra hiệu quả hơn. Mycophenolate mofetil có tên hóa học là ester 2-morpholinoéthylique de l'acide mycophenolique (MMF). MMF là một chất ức chế chọn lọc men ionosine monophosphate dehydrogenase (IMPDH), do đó ức chế sự tổng hợp nhân nucleotide của guanosine mà không cần thâm nhập vào ADN. Do sự tổng hợp nhân purin rất cần thiết cho tạo các tế bào lympho B và T, trong khi các loại tế bào khác thì có thể tận dụng cơ chế tái sử dụng nhân purine, MMF có hiệu lực kìm tế bào trên các tế bào lympho hơn hẳn trên các tế bào khác. Mycophenolate mofetil được chỉ định điều trị bệnh nhân bị HCTH kháng corticosteroid. Mycophenolate mofetil dùng với liều 1200 mg/1,73m2/ngày, uống ngày chia 2 lần, dùng trong 3 - 6 tháng nếu có hiệu quả (protein niệu âm tính) thì duy trì trong 6 - 12 tháng. Mycophenolate mofetil được điều trị phối hợp với corticosteroid với liều 1 mg/kg/cách nhật, khi hiệu quả thì giảm liều từ từ với thời gian cũng có thể kéo dài 6-12 tháng. Tác dụng phụ trên đường tiêu hóa gây đau bụng, nôn, ỉa lỏng, ảnh hưởng hệ máu gây giảm bạch cầu và thiếu máu [9].

Cyclosporin được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm thận do SLE trong một số trường hợp mà không điều trị bằng cyclophosphamide. Cyclosporin cùng Mycophenolate mofetil là một phác đồ điều trị viêm thận do SLE kháng trọ. Hiệu quả của cyclosporin phụ thuộc rất nhiều vào liều lượng thuốc. Các nghiên cứu về nồng độ an toàn của cyclosporin ở thời điểm 12 giờ sau uống khi điều trị HCTH trong giai đoạn đầu là 70-100 ng/ml để thuốc có hiêu quả điều trị nhưng có tác dụng phụ trên thận là thấp nhất. Do thuốc có tác dụng trên ống lượn gần, co tiểu động mạch đến, tăng thromboxan A2, tăng sinh nội mô mao mạch cầu thận, nếu lâu dài có thể gây không bào hóa ống thận đây là một trong những tác dụng phụ gây độc cho thận và gây suy giảm chức năng thận do thuốc. Tuy nhiên bệnh dễ tái khi ngừng điều trị [3],[9].

Một số điều trị mới hiện nay đang trong giai đoạn nghiên cứu như rituximab hoặc IL2 chưa được áp dụng rộng rãi vì dữ liệu nghiên cứu còn ít, số lượng nghiên cứu chưa nhiều, giá thành thì khá đắt, các nghiên cứu thử nghiệm ban đầu cũng có hiệu quả nhất định cho những bệnh nhân kháng tất cả các thuốc ức chế miễn dịch.

Bảng 2.2. Phác đồ điều trị viêm thận do SLE ở trẻ theo KDIGO [11]

N hó m I

Không điều trị đặc hiệu, điều trị triệu chứng ngoài thận

N hó m II

- Protein niệu < 1 g/24h: điều trị TC ngoài thận

- Protein niệu >3g/24h: Corticoid có hoặc không kết hợp cyclosporin

- Prednisolon: 0,5mg – 1mg/kg/24h, tối đa 60mg, x 1-3 tháng. Tiếp theo tùy đáp ứng: + tiếp tục duy trì liều nền 5-10mg x 2-2,5 năm + Cyclosporin: 3-5mg/kg/24h x 1-2 năm. N hó m III N hó m - Corticoid: MTP (methylprednisolone) 1000mg/1,73m2da/24h x 3 ngày x 6 tháng, sau tiếp tục với liều 1mg/kg/24h (không quá 60mg) trong 1 tháng sau đó tùy đáp ứng, giảm dần liều đến liều nền 5-10mg/24h. Có thể chuyển cách nhật nếu pro niệu <0,3g/24h/1,73m2. C3, C4 bình thường.

- Nếu không đáp ứng; Biểu hiện ngộ độc corticoid; Chức năng thận xấu đi; sinh thiết thận tăng sinh, hoặc xơ thận. Kết hợp

IV

các thuốc sau:

Mycophenolat mofetil(Cellcept,Myfortic): 1200mg/m2da/24h (theo dõi công thức máu, men gan, dừng thuốc nếu bạch cầu trung tính < 1,5G/L.

- Ức chế Calcineurin ( Cyclosporine, Tarcolimus): Uống thêm CsA hoặc Tac nếu Protein niệu > 1g /1,73m2da/24h sau 3 tháng (Chức năng thận bình thường).

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và đáp ỨNG điều TRỊ của VIÊM THẬN ở TRẺ bị LUPUS BAN đỏ hệ THỐNG tại KHOA NHI, BỆNH VIỆN BẠCH MAI (Trang 25 - 27)