Cơ hội từ FTA VN-EAEU đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh kinh tế Á Âu (FTAVNEAEU) (Trang 25 - 28)

7. Kết cấu đề tài

3.1 Cơ hội từ FTA VN-EAEU đối với doanh nghiệp

Việt Nam hiện đang cùng lúc đàm phán rất nhiều FTA với các đối tác lớn. Mỗi FTA lại đem đến cho doanh nghiệp những cơ hội khác nhau.

FTA Việt Nam – EAEU được kỳ vọng sẽ mang lại các lợi ích lớn về thương mại hàng hóa bởi ít nhất 03 lý do:

- Thứ nhất, EAEU trong đó đặc biệt là Nga là một thị trường rộng lớn mà hiện vẫn tương đối đóng với hàng hoá nước ngoài (thông qua hàng rào thuế quan cao). Cụ thể, dù đã gia nhập WTO nhưng mức thuế nhập khẩu trung bình vào Nga vẫn

còn là cao, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. FTA Việt Nam - EAEU có thể khai thông hàng rào thuế quan cao này.

- Thứ hai, Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên của EAEU đến thời điểm này. Trên thực tế, khu vực EAEU đã từng đàm phán FTA với một số nước nhưng không đạt được tiến triển và bị đình trệ hoặc hủy bỏ. Vì vậy, nếu ký được FTA với khu vực này, hàng hóa Việt Nam sẽ có lợi thế đặc biệt.

- Thứ ba, cơ cấu sản phẩm giữa Việt Nam và các nước EAEU là tương đối bổ sung cho nhau chứ không cạnh tranh trực tiếp. Do đó những tác động bất lợi truyền thống của việc mở cửa thị trường Việt Nam cho đối tác qua FTA sẽ được giảm bớt nhiều.

- Cuối cùng, hiện tại mạng lưới người Việt sống, học tập và làm việc tại Nga tương đối đông đảo, các doanh nghiệp có thể tận dụng các kinh nghiệm và mối quan hệ từ mạng lưới này để tiếp cận thị trường này.

Trong quan hệ thương mại với EAEU, những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao của Việt Nam là thủy sản, gạo, các mặt hàng thực phẩm, may mặc, đồ da, đồ gỗ. Theo báo cáo của Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), mặt hàng thủy sản và thủy sản chế biến được EAEU mở cửa có lộ trình tối đa trong 10 năm với 95% tổng số dòng thuế, trong đó hơn 71% dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực (tương đương 100% tổng kim ngạch xuất khẩu trung bình trong 3 năm (2010 - 2012) của Việt Nam vào EAEU), 5% số dòng thuế còn lại là các mặt hàng Việt Nam không có thế mạnh xuất khẩu. Do đó, có thể thấy trước khi có VN - EAEU FTA, mức thuế trung bình của hàng thủy sản và thủy sản chế biến vào khoảng 35% nay về bằng 0% là một lợi thế có thể giúp hàng thủy sản Việt Nam có sức cạnh tranh lớn với các nước khác.

Mặt hàng gạo được nhận định là “nhạy cảm” vì giới hạn sang thị trường EAEU là 10.000 tấn/năm, nhưng EAEU và Việt Nam đã cam kết sau 3 năm sẽ xem xét lại con số này. Đối với hàng dệt may, theo dự báo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngay sau khi VN - EAEU FTA có hiệu lực, kim ngạch hàng dệt may giữa hai bên sẽ tăng trưởng 50% ngay trong năm đầu tiên và tăng trung bình 20%/năm trong 5 năm tiếp theo. Giá trị kim ngạch hàng dệt may sẽ tăng từ 700 triệu USD hiện nay lên 1 tỷ USD trong 1 - 2 năm tới, đưa Việt Nam từ vị trí nhà cung cấp hàng dệt may thứ 8 tiến lên vị trí thứ 4 tại thị trường này. Còn đối với mặt hàng da giày, có 77% tổng số dòng thuế được cam kết cắt, giảm, trong đó 73% được xóa bỏ hoàn toàn theo lộ trình tối đa 5 năm, tương đương hơn 99% tổng kim ngạch xuất khẩu trung bình trong 3 năm (2010 - 2012) của Việt Nam vào thị trường này. Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, 55,7% số doanh nghiệp ngành da giầy có đơn hàng xuất khẩu tăng trong năm 2015 do tác động của VN – EAEU FTA.

Hàng xuất khẩu của EAEU sang Việt Nam gồm có dầu mỏ và khí đốt, thịt (bò, ngựa, cừu, dê), các sản phẩm sữa, ô-tô và phụ tùng (từ Nga); hàng may mặc, ô-tô và phụ tùng, thiết bị vận tải (từ Bê-la-rút); hàng may mặc, đồ da, các sản phẩm dầu mỏ, than đá (từ Ca-dắc-xtan). Tuy nhiên, ngay cả những mặt hàng của EAEU mà Việt Nam đưa về mức thuế bằng 0% và đang nhập nhiều, như thịt bò và sữa, cũng là những mặt hàng mà theo đánh giá của EAEU trong vòng 5 năm tới Liên minh này chưa có khả năng gia tăng xuất khẩu. Vì thế, mức độ cạnh tranh của Việt Nam với các nước EAEU trong lĩnh vực nông nghiệp là không đáng kể.

Việc cắt giảm/xóa bỏ thuế quan sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng chủng loại hàng hóa xuất khẩu, tận dụng các lợi thế so sánh của Việt Nam, như hàng may mặc, thủy sản, điện tử, đồ gỗ và các hàng hóa khác. Cũng nhờ tính bổ sung cho nhau trong cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu mà việc nhập khẩu các mặt hàng từ EAEU sẽ giúp cải thiện cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam,

trong khi không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng cạnh tranh ngành của Việt Nam. Thông qua VN - EAEU FTA, việc hợp tác sẽ hiệu quả hơn khi hai bên tận dụng các lợi thế không chỉ trong lĩnh vực thương mại hàng hóa mà cả trong các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư.

Theo đánh giá, sau khi Hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên sẽ đạt khoảng 10 - 12 tỷ USD vào năm 2020, gần gấp 3 lần so với năm 2014 (đạt khoảng 4 tỷ USD). Theo ước tính của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh này sẽ tăng khoảng 18% - 20% hằng năm.

Một phần của tài liệu Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh kinh tế Á Âu (FTAVNEAEU) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w