Thách thức từ FTA VN-EAEU đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh kinh tế Á Âu (FTAVNEAEU) (Trang 28 - 34)

7. Kết cấu đề tài

3.2 Thách thức từ FTA VN-EAEU đối với doanh nghiệp

Theo cam kết tại Hiệp định này, Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường trong nước cho khoảng 90% các sản phẩm đến từ các nước EAEU, đặc biệt là các sản phẩm mà khu vực này có thế mạnh xuất khẩu như chăn nuôi, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải. Vì vậy, về lý thuyết, việc mở cửa sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh đáng kể cho các ngành sản xuất trong nước:

Thứ nhất, Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường cho các nước EAEU theo VN -

EAEU FTA và chắc chắn là các sản phẩm thế mạnh của Liên minh, như phụ tùng - thiết bị - máy móc, kim loại, phân bón, dầu thô, khí hóa lỏng,... sẽ vào thị trường Việt Nam với giá cả cạnh tranh hơn.

Thứ hai, EAEU là thị trường khu vực hiện tại vẫn tương đối “đóng” với hàng

hóa nước ngoài. Đây là khó khăn chính của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này. Khái niệm “đóng” ở đây bao gồm cả hai nghĩa: 1- “Đóng” do thuế quan với hàng hóa nhập khẩu còn tương đối cao; 2- “Đóng” do rất nhiều những rào cản phi thuế khác, như yêu cầu về chất lượng sản phẩm tương đối cao; quy trình, thủ tục nhập khẩu tương đối phức tạp và còn thiếu rõ ràng, không nhất quán ngay giữa các nước EAEU.

Thứ ba, các khó khăn khác, như phương tiện thanh toán (nhất là trong bối

cảnh Nga bị cấm vận như hiện nay khiến Việt Nam phải tìm cách thanh toán bằng nội tệ)(2), ngôn ngữ tiếng Nga không thông dụng, thiếu thông tin về đối tác bạn hàng, khoảng cách địa lý);...

Ngoài ra còn có những khó khăn và thách thức nhất định đối với việc xuất khẩu một số mặt hàng cụ thể như thủy sản vào Liên minh. Ngành thủy sản Việt Nam luôn xác định đây là thị trường đầy tiềm năng, Nga và các nước trong EAEU có sức tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, các quy định tiếp cận hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) và hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch (SPS) của Nga và khối Á - Âu rất chặt chẽ. Trong khi đó, sự hiểu biết của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam về quy định của Nga về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật chưa tốt. Thêm vào đó, mặc dù nhiều doanh nghiệp Việt Nam tuy đã quen với việc xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn khác, như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu nhưng thị trường Á - Âu lại có hệ thống kiểm soát chất lượng khác do có sự kế thừa từ Liên Xô trước đây.

Hoặc với ngành hàng thép, khi thép giá rẻ của Nga được nhập vào Việt Nam, ngành thép sẽ đối mặt với nhiều khó khăn. Hiện tổng lượng sản xuất thép của Nga đứng thứ năm trên toàn cầu (đạt khoảng 70 triệu tấn/năm). Thép của Nga được đánh giá là có chi phí sản xuất thuộc loại thấp nhất thế giới. Tuy nhiên, các dòng thuế nhạy cảm với chúng ta chủ yếu liên quan đến thép xây dựng mà mặt hàng này Việt Nam có thể cạnh tranh được, bởi Nga sản xuất thép ở miền Trung Nga, khi vận chuyển sang Việt Nam, chi phí vận chuyển rất lớn. Hơn nữa, chúng ta đàm phán được lộ trình thích hợp với sản phẩm thép xây dựng, còn các dòng thép khác Việt Nam vẫn đang phải nhập khẩu của các nước, nếu nhập được từ Nga sẽ đẩy lùi được thép kém chất lượng.

Mặc dù còn nhiều khó khăn như vậy, nguy cơ này được cho là không quá đáng lo ngại bởi:

- Thứ nhất, rất nhiều các sản phẩm trong số này Việt Nam không sản xuất được, phải nhập khẩu.

- Thứ hai, với các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp, thì thực tế ta cũng đã mở cửa theo các FTA đã có, hoặc dự kiến cũng sẽ mở cửa trong các FTA sắp tới rồi, nên tác động đến các doanh nghiệp trong nước của Hiệp định này, nếu có, thì cũng không phải là cú sốc quá lớn.

- Thứ ba, thách thức sẽ là động lực để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh chưa hiệu quả.

So với nhiều thị trường khác, thị trường EAEU còn có một số đặc điểm riêng có thể tạo ra những rủi ro nhất định cho thương mại hàng hóa, đặc biệt là sự tồn tại của nhiều loại “rào cản trá hình” như:

- Yêu cầu về TBT, SPS không ổn định, thiếu minh bạch, do đó rất khó dự kiến trước;

- Quy trình, thủ tục nhập khẩu tương đối phức tạp và không rõ ràng, không nhất quán ngay trong bản thân nội khối 5 nước EAEU;

- Các rào cản khác: Giao dịch với đối tác EAEU sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ tiếng Nga (chứ không sử dụng tiếng Anh thông dụng); Thiếu thông tin về đối tác bạn hàng không sẵn có; Cơ chế thanh toán không thuận tiện…

FTA Việt Nam – EAEU chưa xử lý được các loại rào cản này. Trong khi đó, nếu không vượt qua được những rào cản này, các lợi ích mà việc loại bỏ thuế quan, mở cửa thị trường mà Hiệp định mang lại sẽ bị vô hiệu hóa. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý xử lý các rào cản này để tiếp cận thị trường EAEU, tận dụng lợi ích thuế quan to lớn mà Hiệp định này mang lại.

KẾT LUẬN

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam — Liên minh Kinh tế Á-Âu (VN- EAEU FTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 05 tháng 10 năm 2016 (Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) bao gồm Liên bang Nga, Belarus, Kazakhtan, Armenia và Kyrgyzstan). Theo cam kết tại VN-EAEU FTA, về tổng thể hai Bên sẽ dành cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa chiếm khoảng 90% số dòng thuế, tương đương với trên 90% kim ngạch thương mại song phương.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, năm 2016, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EAEU đạt 3,04 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2015. Năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EAEU đạt 3,9 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2016.

Về tỷ tận dụng các ưu đãi nêu trên của Hiệp định, từ khi VN-EAEU FTA có hiệu lực cho đến hết tháng 6 năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường EAEU trên 869 triệu USD hàng hóa sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi mẫu EAV theo Hiệp định VN-EAEU FTA (khoảng 22%). Tính riêng 6 tháng đầu năm 2018, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EAEU trên 281 triệu USD hàng hóa sử dụng C/O mẫu EAV, chiếm khoảng 23% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Một số mặt hàng xuất khẩu có tỷ lệ sử dụng C/O mẫu EAV ở mức cao gồm hàng dệt may gần 78%, giày dép 59%, nhựa và các sản phẩm nhựa 87%.

Ngoài ra, nhằm tăng cường hợp tác kinh tế song phương trong khuôn khổ Hiệp định VN-EAEU FTA, tính tới nay hai Bên cũng đã đàm phán và ký kết các Nghị định thư, cụ thể: Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam

ký ngày 21 tháng 3 năm 2016 (Nghị định thư ô tô với Liên bang Nga); Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Belarus về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam ký ngày 23 tháng 3 năm 2016 (Nghị định thư ô tô với Belarus); Nghị định thư về trao đổi thông tin Hải quan ký ngày 28 tháng 6 năm 2018.

Việc triển khai các Nghị định ô tô với Liên bang Nga và Belarus nói chung và việc thành lập các liên doanh nói riêng sẽ góp phần đa dạng thị trường phương tiện vận tải tại thị trường Việt Nam, hỗ trợ tăng cường sự hiện diện của hàng công nghiệp của Nga và Belarus tại Việt Nam. Đối với Nghị định thư trao đổi thông tin điện tử hải quan, nhờ cơ chế trao đổi, truyền thông tin thường xuyên và ngay sau khi thông quan hàng hóa, Nghị định thư sẽ góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống các vi phạm hải quan, đẩy nhanh quá trình thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho thương mại và thúc đẩy hàng hóa xuất khẩu của mỗi nước.

Cùng với ba Nghị định thư nói trên, hai Bên đang đàm phán Nghị định thư về xây dựng Hệ thống chứng nhận và xác minh xuất xứ điện tử dự kiến sẽ sớm kết thúc đàm phán nhằm hỗ trợ việc xác minh tính xác thực của Chứng nhận xuất xứ để hưởng ưu đãi theo Hiệp định thương mại tự do này.

Như vậy có thể nói, qua 2 năm đầu thực hiện, VN-EAEU FTA đã trở thành một khung khổ pháp lý hữu hiệu cho thúc đẩy hợp tác song phương giữa Việt Nam và khối EAEU, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa.

Tuy nhiên, có một điều mà chúng ta vẫn chưa thể thõa mãn được với FTA VN-EAEU này là hiện nay chỉ có Liên bang Nga là nước chủ yếu quan hệ thương mại với Việt Nam trong FTA VN-EAEU khi Liên bang Nga chiếm hơn 90% trong tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EAEU. Có thể thấy, Nga là bạn hàng quan trọng nhất trong FTA VN-EAEU này, và quan hệ thương mại Việt Nam –

Liên Bang Nga được đặt lên hàng đầu, song chúng ta cần thiết phải mở rộng thị trường hơn nữa đến các nước thành viên.

Theo số liệu Hải quan Việt Nam năm 2017, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga đạt 3,56 tỷ USD (tăng 29% so với năm 2016), trong đó chiều xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga đạt 2,17 tỷ USD (tăng 34%), nhập khẩu đạt 1,39 tỷ USD (tăng 23%). Trong 8 tháng đầu năm 2018 kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 3,11 tỷ USD (tăng 36 % so với cùng kỳ năm 2017), trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Liên bang Nga đạt 1,68 tỷ USD (tăng 17,81%), nhập khẩu đạt 1,43 tỷ USD (tăng 66,28%).

Các mặt hàng điện tử, dệt may, thủy sản, cà phê… của Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng Nga quan tâm sử dụng. Đồng thời, người tiêu dùng Việt Nam đã trở nên ngày càng ưa chuộc các máy móc thiết bị, công nghệ, hàng tiêu dùng được nhập khẩu từ Liên bang Nga.

Có thể nói, kể từ khi Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Liên minh có hiệu lực từ năm 2016, tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên có sự tăng trưởng mạnh mẽ, với mức tăng trung bình 30%/năm.

Điều này cho thấy, Hiệp định là khung khổ pháp lý quan trọng, tạo hành lang thông thoáng cho cho doanh nghiệp của hai nước thúc đẩy thương mại và đầu tư.

Có thể thấy, mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức. Song, triển vọng về tương lai tươi sáng của FTA VN-EAEU là có. Và chúng ta, cố gắng hết mình để làm cho sự phát triển thương mại giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu ngày một tiếng bước và trong tương lai cố gắng hội nhập sâu rộng hơn vào thị trường này, vốn là khu vực giao lưu kinh tế truyền thống của chúng ta. Kế tục sự hợp tác hữu nghị bền vững giữa Việt Nam – Liên Xô trước đây./

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn bản FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á - Âu.

2. Nguyễn Khánh Ngọc, 2015: “Tổng quan về FTA Việt Nam – EAEU”, tài liệu hội thảo phổ biến về FTA Việt Nam – EAEU của Trung tâm WTO – VCCI.

3. Đào Thu Hương, 2015: Cam kết thuế quan của Việt Nam trong FTA Việt Nam – EAEU, tài liệu hội thảo phổ biến về FTA Việt Nam – EAEU của Trung tâm WTO – VCCI.

4. Bùi Hồng Minh, 2015: Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EAEU trong FTA Việt Nam – EAEU, tài liệu hội thảo phổ biến về FTA Việt Nam – EAEU của Trung tâm WTO – VCCI.

5. Toàn bộ thông tin về FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu trên trang web Trung tâm WTO: http://trungtamwto.vn/fta/da-ky-ket/viet-nam-lien-minh- kinh-te-a-au

6. Văn bản FTA Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu bằng Tiếng Việt:

http://trungtamwto.vn/cachiepdinhkhac/van-ban-hiep-dinh-thuong-mai-tudo- viet-nam-lien-minh-kinh-te-au-ban-tieng-viet-0

Một phần của tài liệu Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh kinh tế Á Âu (FTAVNEAEU) (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w