5. Kết cấu của đề tài
2.4.1. Sự cần thiết, yêu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện việc
việc đăng ký thành lập doanh nghiệp
Hoạt động đăng ký kinh doanh (thành lập doanh nghiệp) hiện nay đang tồn tại nhiều vấn đề hạn chế vì vậy yêu cầu bức thiết đặt ra là phải hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh một cách toàn diện trên cả bốn phương diện: địa vị pháp lý của cơ quan đăng ký kinh doanh; trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, nội dung đăng ký kinh doanh và biện pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đăng ký kinh doanh. Nguyên nhân dẫn đến sự cần thiết phải hoàn thiện pháp về thủ tục đăng ký kinh doanh này như sau:
Một là, sự hạn chế của hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật kinh doanh nói riêng và đặc biệt thủ tục hành chính còn nhiều tồn đọng bất cập đặc biệt là thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp là một trong những cản trở sự phát triển lành mạnh của môi trường kinh doanh Việt Nam.
Hai là, cần phải phát huy hơn nữa vai trò, tác dụng của đăng ký kinh doanh trở thành một công cụ để Nhà nước quản lý nền kinh tế và như một phương tiện để nhân dân thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình.
Cuối cùng, việc hoàn thiện pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp xuất phát từ chính đòi hỏi của yêu cầu về nghiệp vụ đăng ký kinh doanh và tính thống nhất của thị trường.
Vì vậy, đưa ra những sự cần thiết, yêu cầu hoàn thiện pháp luật để nâng cao hiệu quả thực hiện việc đăng ký thành lập doanh nghiệp là điều kiện quan trọng để thấy rõ về những hạn chế của pháp luật để từ đó có những giải pháp cụ thể từ những hạn chế đó một cách hoàn thiện hơn.
2.4.2. Những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Kon tum
Tương ứng với phần bất cập trong đăng ký thành lập doanh nghiệp, để nâng cao hoàn thiện pháp luậttại tỉnh Kon Tum, thì em xin được kiến nghị một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, theo Điều 13 NĐ 78/2015/NĐ-CP thì thầm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
+) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch và Đầu tư (Phòng Đăng ký kinh doanh). Cơ quan này có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp và có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc
Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh.
+) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nhưng chỉ thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh không có nhiệm vụ đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp. Điều này đã gay khó khăn cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động doanh nghiệp tại các địa phương bởi vì lý do khoảng cách, vị trí địa lý đi lại khó khăn và tốn thời gian… Vì vậy, cần phải phải bổ sung cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ở cấp huyện để các cá nhân, tổ chức muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp thì sẽ dễ dàng đến cơ quan này để đăng ký thành lập, giảm chi phí đi lại cho họ.
Thứ hai, về nhân sự Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT còn hạn chế về số lượng (Chỉ có 03 nhân sự: Võ Văn Manh - Phó Giám đốc kiêm Trưởng phòng, Huỳnh Quốc Hoàng - Phó Trưởng phòng và Hồ Thị Bích Thủy - Chuyên viên). Điều này rất khó khăn khi Phó Giám đốc kiêm Trưởng phòng hay đi họp; Phó Trưởng phòng hay đi công tác; một mình chuyên viên giải quyết hồ sơ dẫn đến việc kay kéo dài thời hạn trả hồ sơ cho các doanh nghiệp. Vì vậy, cần tăng thêm về số lượng nhân sự để dễ dàng tiếp nhận, trả hồ sơ cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời;
Thứ ba, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng điện tử của tỉnh còn chưa cao, mặc dù so với hiện tại là đang tăng nhưng tăng không đáng kể so với cả nước. Vì vậy cần phải tuyên truyền sử dụng và đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin quốc gia nhiều hơn nưa. Phòng Đăng ký kinh doanh phải có trách nhiệm hướng dẫn truy cập vào hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để các doanh nghiệp được biết;
Thứ tư, về phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử: việc đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng điện tử chưa có văn bản quy định cụ thể về biên lai thu phí, lệ phí điện tử dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết lệ phí đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải ban hành văn bản quy định cụ thể về biên lai thu phí, lệ phí điện tử, cần phải cải cách phương thức, thao tác thực hiện dễ dàng hơn, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp;
Thứ năm, về trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp. Quy định như vậy chưa được rõ ràng, cụ thể gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải ban hành văn bản quy định về trụ sở cụ thể, rõ ràng hơn so với các quy định như hiện nay;
Thứ sáu, về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: theo Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì về số lượng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không có quy định rõ ràng là bao nhiêu. Nên theo em, nên đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp để xem xét sửa đổi quy định về người đại diện theo pháp luật theo hướng: Công ty TNHH và Công ty Cổ phần có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật, nhưng phải nêu rõ nhiều là số lượng bao nhiêu người để các doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn người đại diện theo pháp luật phù hợp với điều kiện và năng lực. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn có quyền và nghĩa vụ như nhau;
Thứ bảy, về chế tài xử lý vi phạm trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp: Hiện nay vẫn chưa có văn nào nào quy định cụ thể về việc xử lý vi phạm trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp; cụ thể khi doanh nghiệp nộp sai hồ sơ, hồ sơ ký không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp không nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp… thì lại không có văn bản nào giải quyết. Điều này gây khó khăn cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong việc giải quyết vụ việc. Vì vậy, cần tăng cường các chế tài phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời và phù hợp với từng loại vi phạm;
Cuối cùng, về đối tượng điều chỉnh: Vì theo Điều 2 của Luật doanh nghiệp thì đối tượng điều chỉnh còn hạn chế. Vì vậy, cần phải mở rộng phạm vi đối tượng điều chỉnh của pháp luật về đăng ký kinh doanh, nhằm tạo điều kiện một “sân chơi rộng lớn” cho các chủ thể kinh doanh, để họ có thể dễ dàng lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mình.
KẾT CHƯƠNG 2
Qua thực trạng đăng ký kinh doanh từ năm 2015 - năm 2018 cho ta thấy được việc đăng ký thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Kon Tum ngày càng tăng, cụ thể từ năm 2010 đến năm 2018 có 1847 doanh nghiệp được thành lập theo thủ tục hành chính với số vốn điều lệ là 1656,150 tỷ đồng. Nhiều nhất là loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH MTV, sau đó là công ty TNHH 2-50 TV và công ty Cổ phần, và đó cũng là loại hình doanh nghiệp mà các cá nhân, tổ chức đã lựa chọn để thành lập. Đặc biệt, việc đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp qua mạng điện tử ngày càng nâng cao rõ rệt và sẽ là phương thức đăng ký hoạt động có hiệu quả trong tương lai, cụ thể đến năm 2018 đã có tới 1075 hồ sơ (từ năm 2016-2018).
Nhưng loại hình doanh nghiệp được thành lập trên địa bàn tỉnh còn thấp so với cả nước, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa (chủ yếu là Công ty TNHH) , quy mô sản xuất nhỏ, thiếu vốn nên hoạt động kinh doanh kém hiệu quả hơn, điều này dẫn đến những bất cập đáng lo ngại cho các doanh nghiệp. Vì vậy, bài báo cáo đã đưa ra giải pháp cá nhân để nâng cao hơn nữa việc đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tạo lợi thế phát triển cho nước nhà và đó cũng là động lực cho các doanh nghiệp khác có cách nhìn nhận phấn đấu và tạo nên thương hiệu riêng cho doanh nghiệp mình; góp phần phát triên kinh tế cho địa bàn tỉnh nói riêng và góp phần phát triển kinh tế cho đất nước nói chung.
KẾT LUẬN
Cùng với tiến độ hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, vấn đề đăng ký thành lập doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến xu hướng phát triển chung của đất nước. Quy luật của thị trường và sự vận động không ngừng của xã hội đòi hỏi bất kỳ một quốc gia nào cũng cần có một chính sách cụ thể để điều tiết cho phù hợp. Chúng ta có thể đánh giá một nowsc phát triển dưa vào trình độ văn hóa song bên cạnh đó cũng nhờ một phần của nền kinh tế, cụ thể là đăng ký thành lập doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh cũng như trong việc quản lý hoạt động kinh doanh Nhà nước. Pháp luật về đăng ký kinh doanh cũng là một bộ phận quan trọng của pháp luật kinh doanh trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Vậy nên, bất kỳ sự thay đổi nào dù là nhỏ cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến môi trường kinh doanh và tâm lý xã hội. Trong cơ chế thị trường hiện nay, vấn đề xây dựng một hệ thống Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp là một bài toán nan giải cần tập trung nhiều sức lực để thực hiện. Nếu như không kịp thời khắc phục những bất cập hạn chế còn tồn đọng thì tiến tới sẽ kìm hãm sự phát triển của môi trường kinh doanh trong nước, lực lượng xã hội vẫn chưa được giải phóng. Với chủ trương phát triển kinh tế, với việc Luật Doanh nghiêp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đi vào áp dụng thực tế được coi là bước đột phá lớn nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc hoàn thiện và bổ sung xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp 2014 cần được thúc đảy nhanh chóng mà vẫn phải theo đúng tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2014 đã đề ra.
Ngoài ra, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào số hóa thủ tục hành chính loại bỏ những phiền hà cho chủ thể kinh doanh, tư vấn hỗ trợ trực tuyến nhanh gọn cũng đã đạt được những bước tiến nhất định. Nhưng trong thực tế với nền tảng kiến thức sử dụng công nghệ thông tin còn thấp của các chủ thể kinh doanh vì vậy hiện đang tồn tại nhiều bất cập cần nhanh chóng sửa đổi đòi hỏi các nhà quản lý cần phải tìm ra biện pháp khắc phục. Đồng thời, cũng cần tăng cường tiến hành tọa đàm lấy ý kiến trao đổi giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và chủ thể kinh doanh để nắm bắt được tình hình của thực hiện thủ tục và tìm ra giải pháp giải quyết những tồn tại trong công tác thực thi pháp luật đăng ký kinh doanh.
Bài báo cáo này thực hiện trên cơ sở tìm hiể những quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luạt Doanh nghiệp 2014 từ đó đưa ra những giải pháp đối kiến nghị cá nhân.
Mặc dù bài báo cáo chưa hẳn là những giải phấp hữu hiệu nhất để giải quyết những khó khăn, vướng mắc đang tồn tại nhưng em hy vọng rằng với việc nghiên cứu và đưa ra những giải pháp, báo cáo này sẽ góp phần thiết thực, tạo ra những cơ sở nhất định cho việc xây dựng chiến lược lâu dài trong việc đăng ký kinh doanh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
[1] Luật Doanh nghiệp 2014
[2] Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, ngày 14/09/2015 của Chính phủ [3] Nghị định số 96/2015/NĐ-CP, ngày 19/10/2015 của Chính phủ
[4] Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT, ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư [5] Thông tư số 176/2012/TT-BTC, ngày 23/10/2012 của Bộ Tài chính
[6] Kế hoạch số 1944/SKHĐT-ĐKKD, ngày 18/11/2016 của Sở kế hoạch và Đầu tư [7] Báo cáo số 545/SKHĐT-ĐKKD, ngày 12/4/2017 của Sở kế hoạch và Đầu tư [8] Kế hoạch số 1158/SKHĐT-ĐKKD, ngày 04/7/2018 của Sở kế hoạch và Đầu tư
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[9] Nguyễn Thị Nga, thực tiễn đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, luận văn Thạc sỹ Luật học.
[10] Ngô Văn Tăng Phước (2006), Giáo trình Pháp Luật kinh tế năm 2006, NXB Thống kê năm. III. WEBSITE [11]http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-che-dinh-phap-li-ve-thanh-lap-doanh- nghiep-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-viet-nam-hien-hanh-39381/ [12]http://luatsuthudo.vn/thanh-lap-doanh-nghiep-la-gi, [13]http://www.skhdt.kontum.gov.vn/Index.aspx?st=newsdetails&id=2478 .
[13]https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN
... ...
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...