5. Kết cấu của đề tài
2.2.2. Đăng ký qua mạng điện tử (Cổng thông tin quốc gia)
việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng điệ tử hiện nay được áp dụng rộng rãi và phổ biến trên cả nước, đặc biệt tỉnh Kon Tum đã thực hiện đúng theo quy định của pháp Luật Doanh nghiệp năm 2014. Bởi đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử có ưu thế rõ rệt như: Giảm thời gian, chi phí; thủ tục nhanh, gọn; đăng ký 24/7
Việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đã tăng lên rõ rệt, do nhận thức của các doanh nghiệp và trình độ sử dụng công nghệ thông tin ngày càng cao.
Vậy «Cổng thông thin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là cổng thông tin điện tử được sử dụng để đăng ký doanh nghiệp qua mạng, truy cập thông tin về đăng ký doanh nghiệp»14
Trong năm 2016 (đến 31/10/2016) tổng số doanh nghiệp đăng ký qua mạng điện tử là 46 doanh nghiệp. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh phấn đấu trong năm 2016 đạt tỷ lệ thủ tục đăng ký qua mạng điện tử nằm trong danh sách 10 tỉnh, thành phố cao nhất cả nước, tăng 10% so với năm 201515
Tổng số lượt đăng ký qua mạng điện tử trong năm 2017 là 589 hồ sơ. Trong đó: Thành lập mới 226, Đăng ký thay đổi: 121; Thông báo thay đổi: 74; Thông báo mẫu dấu: 167; Giải thể: 01 doanh nghiệp16.
Tổng số lượt đăng ký qua mạng điện tử trong 06 tháng đầu năm 2018 là 440 hồ sơ vượt 46,25% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, có thành lập mới 147, Đăng ký thay đổi: 112; Thông báo thay đổi 54; Thông báo mẫu dấu: 126; Giải thể: 01 doanh nghiệp17.
14 Luật số 68, Luật Doanh nghiệp 2014, Khoản 5 Điều 4 15 Báo cáo số 1944/SKHĐT-ĐKKD ngày 18/11/2016
16 Báo cáo số 31/BC-SKHĐT ngày 30/01/2018
Bi u đ : Đăng ký qua m ng đi n t (năm 2016-2018)ể ồ ạ ệ ử
Năm 2016 Năm 2017
Năm 2018 (06 tháng)
Sơ đồ 2.2. Doanh nghiệp đăng ký qua mạng điện tử từ năm 2016 đến năm 2018 2.3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG BẤT CẬP TRONG ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TAI TỈNH KON TUM
2.3.1. Những kết quả đạt được trong đăng ký thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Kon Tum Kon Tum
Trong việc đăng ký doanh nghiệp:
Trong tổng 1847 hồ sơ, thì hầu hết các hồ sơ của doanh nghiệp đều giải quyết được, chỉ có 02 hồ sơ Phòng đăng ký Kinh doanh trả lại do người ký không đúng thẩm quyền, nhưng sau đó doanh nghiệp đã sửa đổi, bổ sung và đã giải quyết được. Đây chính là kết quả to lớn trong công tác đăng ký doanh nghiệp
Trong công tác hỗ trợ về quy trình, thủ tục đăng ký doanh nghiệp:
Quy trình thụ lý hồ sơ, giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp đã được công khai hóa và tổ chức triển khai thực hiện tốt, được các tổ chức, cá nhân và nhất là các doanh nghiệp đã được số hóa trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và website của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nhằm tang cường minh bạch thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp truy cập dữ liệu thông tin doanh nghiệp. Tài liệu hướng dẫn, hồ sơ mẫu và thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được công khai tại các bảng tin và trên trang website của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu đăng ký doanh nghiệp.
2.3.2. Những bất cập trong đăng ký thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Kon Tum
Về bản chất pháp lý, đăng ký thành lập doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, tạo nền tảng cho doanh nghiệp chuyển thành một thực thể kinh tế, đủ điều kiện tham gia thị trường. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp, xuyên suốt quá trình cải cách đăng ký doanh nghiệp
đều hướng đến một mục tiêu cao nhất là tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục gia nhập thị trường với thời gian ngắn nhất và chi phí thấp nhất.
Song bên cạnh đó không tránh những vướng mắc, bất cập trong hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, Theo quy định tài Điều 13 NĐ 78/2015/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có hai cấp: Ở cấp tỉnh là Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch và Đầu tư; ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nhưng chỉ thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh không có nhiệm vụ đăng ký kinh doanh. Đây là bất cập lớn đối với các doanh nghiệp muốn thành lập doanh nghiệp tại các địa điểm xã, phường, huyện bởi khoảng cách đi lại xa gây khó khăn trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp;
Thứ hai, Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum còn thiếu nhân sự vì lý do chuyển công tác và nghỉ hưu. Điều này dẫn đến quy trình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh cũng chưa kịp thời, thời gian kéo dài quá lâu, gây ảnh hưởng cho tiến trình hoạt động của các doanh nghiệp bị chậm lại; hoạt động giám sát và đánh giá tình hình đăng ký kinh doanh của tỉnh cũng không kịp thời;
Thứ ba, việc áp dụng đăng ký qua mạng điện tử (Cổng thông tin quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiêp) vào đăng ký thành lập doanh nghiệp chưa được hoàn thiện và chưa được phổ biến toàn diện cho các cá nhân, tổ chức được biết. Điều này dẫn đến các cá nhân, tổ chức ít biết đến việc đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng điện tử và ít tiếp cận tới Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
Thứ tư, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng điện tử chưa có văn bản quy định cụ thể về biên lai thu phí, lệ phí điện tử dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết lệ phí đăng ký doanh nghiệp;
Thứ năm, về trụ sở của doanh nghiêp: Theo Điều 43 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp. Quy định như vậy theo em chưa rõ ràng, cụ thể gây khó khăn cho doanh nghiệp;
Thứ sáu, theo Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì về số lượng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không có quy định rõ ràng là bao nhiêu: cụ thể chỉ quy định “Công ty TNHH và công ty Cổ Phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật”, còn Công ty Hợp danh thì chưa có quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Điều này gây nhầm lẫn cho các doanh nghiệp trong việc lựa chọn người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Thứ bảy, việc quy định về chế tài về đăng ký doanh nghiệp: Quy định về chế tài xử lý vi phạm trong đăng ký thành lập doanh nghiệp vẫn chưa có, gây khó khăn trong việc xử lý vi phạm trong việc đăng ký kinh doanh;
Cuối cùng, theo Điều 2 của Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về đối tượng điều chỉnh là “ Các doanh nghiệp; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lai, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp” . Theo em, điều này còn bị thu hẹp, gây cản trở cho các doanh nghiệp muốn mở rộng sân chơi trong doanh nghiệp;
2.4. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH KON TUM KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH KON TUM
2.4.1. Sự cần thiết, yêu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện việc đăng ký thành lập doanh nghiệp việc đăng ký thành lập doanh nghiệp
Hoạt động đăng ký kinh doanh (thành lập doanh nghiệp) hiện nay đang tồn tại nhiều vấn đề hạn chế vì vậy yêu cầu bức thiết đặt ra là phải hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh một cách toàn diện trên cả bốn phương diện: địa vị pháp lý của cơ quan đăng ký kinh doanh; trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, nội dung đăng ký kinh doanh và biện pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đăng ký kinh doanh. Nguyên nhân dẫn đến sự cần thiết phải hoàn thiện pháp về thủ tục đăng ký kinh doanh này như sau:
Một là, sự hạn chế của hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật kinh doanh nói riêng và đặc biệt thủ tục hành chính còn nhiều tồn đọng bất cập đặc biệt là thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp là một trong những cản trở sự phát triển lành mạnh của môi trường kinh doanh Việt Nam.
Hai là, cần phải phát huy hơn nữa vai trò, tác dụng của đăng ký kinh doanh trở thành một công cụ để Nhà nước quản lý nền kinh tế và như một phương tiện để nhân dân thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình.
Cuối cùng, việc hoàn thiện pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp xuất phát từ chính đòi hỏi của yêu cầu về nghiệp vụ đăng ký kinh doanh và tính thống nhất của thị trường.
Vì vậy, đưa ra những sự cần thiết, yêu cầu hoàn thiện pháp luật để nâng cao hiệu quả thực hiện việc đăng ký thành lập doanh nghiệp là điều kiện quan trọng để thấy rõ về những hạn chế của pháp luật để từ đó có những giải pháp cụ thể từ những hạn chế đó một cách hoàn thiện hơn.
2.4.2. Những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Kon tum
Tương ứng với phần bất cập trong đăng ký thành lập doanh nghiệp, để nâng cao hoàn thiện pháp luậttại tỉnh Kon Tum, thì em xin được kiến nghị một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, theo Điều 13 NĐ 78/2015/NĐ-CP thì thầm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
+) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch và Đầu tư (Phòng Đăng ký kinh doanh). Cơ quan này có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp và có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc
Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh.
+) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nhưng chỉ thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh không có nhiệm vụ đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp. Điều này đã gay khó khăn cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động doanh nghiệp tại các địa phương bởi vì lý do khoảng cách, vị trí địa lý đi lại khó khăn và tốn thời gian… Vì vậy, cần phải phải bổ sung cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ở cấp huyện để các cá nhân, tổ chức muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp thì sẽ dễ dàng đến cơ quan này để đăng ký thành lập, giảm chi phí đi lại cho họ.
Thứ hai, về nhân sự Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT còn hạn chế về số lượng (Chỉ có 03 nhân sự: Võ Văn Manh - Phó Giám đốc kiêm Trưởng phòng, Huỳnh Quốc Hoàng - Phó Trưởng phòng và Hồ Thị Bích Thủy - Chuyên viên). Điều này rất khó khăn khi Phó Giám đốc kiêm Trưởng phòng hay đi họp; Phó Trưởng phòng hay đi công tác; một mình chuyên viên giải quyết hồ sơ dẫn đến việc kay kéo dài thời hạn trả hồ sơ cho các doanh nghiệp. Vì vậy, cần tăng thêm về số lượng nhân sự để dễ dàng tiếp nhận, trả hồ sơ cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời;
Thứ ba, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng điện tử của tỉnh còn chưa cao, mặc dù so với hiện tại là đang tăng nhưng tăng không đáng kể so với cả nước. Vì vậy cần phải tuyên truyền sử dụng và đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin quốc gia nhiều hơn nưa. Phòng Đăng ký kinh doanh phải có trách nhiệm hướng dẫn truy cập vào hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để các doanh nghiệp được biết;
Thứ tư, về phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử: việc đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng điện tử chưa có văn bản quy định cụ thể về biên lai thu phí, lệ phí điện tử dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết lệ phí đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải ban hành văn bản quy định cụ thể về biên lai thu phí, lệ phí điện tử, cần phải cải cách phương thức, thao tác thực hiện dễ dàng hơn, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp;
Thứ năm, về trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp. Quy định như vậy chưa được rõ ràng, cụ thể gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải ban hành văn bản quy định về trụ sở cụ thể, rõ ràng hơn so với các quy định như hiện nay;
Thứ sáu, về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: theo Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì về số lượng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không có quy định rõ ràng là bao nhiêu. Nên theo em, nên đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp để xem xét sửa đổi quy định về người đại diện theo pháp luật theo hướng: Công ty TNHH và Công ty Cổ phần có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật, nhưng phải nêu rõ nhiều là số lượng bao nhiêu người để các doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn người đại diện theo pháp luật phù hợp với điều kiện và năng lực. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn có quyền và nghĩa vụ như nhau;
Thứ bảy, về chế tài xử lý vi phạm trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp: Hiện nay vẫn chưa có văn nào nào quy định cụ thể về việc xử lý vi phạm trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp; cụ thể khi doanh nghiệp nộp sai hồ sơ, hồ sơ ký không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp không nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp… thì lại không có văn bản nào giải quyết. Điều này gây khó khăn cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong việc giải quyết vụ việc. Vì vậy, cần tăng cường các chế tài phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời và phù hợp với từng loại vi phạm;
Cuối cùng, về đối tượng điều chỉnh: Vì theo Điều 2 của Luật doanh nghiệp thì đối tượng điều chỉnh còn hạn chế. Vì vậy, cần phải mở rộng phạm vi đối tượng điều chỉnh của pháp luật về đăng ký kinh doanh, nhằm tạo điều kiện một “sân chơi rộng lớn” cho các chủ thể kinh doanh, để họ có thể dễ dàng lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mình.
KẾT CHƯƠNG 2
Qua thực trạng đăng ký kinh doanh từ năm 2015 - năm 2018 cho ta thấy được việc đăng ký thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Kon Tum ngày càng tăng, cụ thể từ năm 2010 đến năm 2018 có 1847 doanh nghiệp được thành lập theo thủ tục hành chính với số vốn điều lệ là 1656,150 tỷ đồng. Nhiều nhất là loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH MTV, sau đó là công ty TNHH 2-50 TV và công ty Cổ phần, và đó cũng là loại hình doanh nghiệp mà các cá nhân, tổ chức đã lựa chọn để thành lập. Đặc biệt, việc đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp qua mạng điện tử ngày càng nâng cao rõ rệt và sẽ là phương thức đăng ký hoạt động có hiệu quả trong tương lai, cụ thể đến năm 2018 đã có tới 1075 hồ sơ (từ năm 2016-2018).
Nhưng loại hình doanh nghiệp được thành lập trên địa bàn tỉnh còn thấp so với cả nước, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa (chủ yếu là Công ty TNHH) , quy mô sản xuất nhỏ, thiếu vốn nên hoạt động kinh doanh kém hiệu quả hơn, điều này dẫn đến những bất cập đáng lo ngại cho các doanh nghiệp. Vì vậy, bài báo cáo đã đưa ra giải pháp cá nhân