5. BỐ CỤC
2.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện nội dung pháp luật liên quan đến giải quyết
quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
Thứ nhất, hoàn thiện quy định của pháp luật về lãi suất cho vay. Với quy định về lãi
suất sẽ góp phần hạn chế được sự tranh chấp về lãi suất trong trường hợp đồng tín dụng đồng thời ngăn chặn được khách hàng vay lợi dụng sơ hở về quy định lãi xuất mà chay lì trong thanh toán nợ.
Thứ hai, quy định pháp luật về bảo đảm thanh toán và xử lý tài sản bảo đảm. Để tạo
điều kiện cho các tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng thì cần phải có các quy định về biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp với điều kiện thực tế về hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của khách hàng, phù hợp với thông lệ quốc tế, cần trao quyền chủ động hơn cho các tổ chức tín dụng. Thực tế cho thấy những hạn chế, vướng mắc của pháp luật về bảo đảm tiền vay, yêu cầu hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay, chế định đăng ký giao dịch bảo đảm cần tập trung vào việc giải quyết các vấn đề sau đây:
- Cần có sự nhất quán giữa các quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay với các bộ phận pháp luật khác có liên quan như pháp luật về sở hữu, pháp luật về đất đai, pháp luật về hợp đồng, pháp luật về giải quyết tranh chấp, pháp luật về thi hành án góp phần quan trọng trong việc xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ của ngân hàng. Đồng thời, cần có quy định cụ thể cho việc thi hành các bản án liên quan đến các tổ chức tín dụng tránh việc khách hàng bị lợi dụng kéo dài thời gian thi hành án.
- Cần cải cách thủ tục công chứng, chứng thực về đăng ký. - Giao dịch bảo đảm nhằm bảo đảm tính thống nhất đồng bộ.
- Cần quy định chế tài cụ thể đối với các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân, Công an trong quá trình hỗ trợ ngân hàng thu hồi tài sản bảo đảm.
Thứ ba, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Toà án. Mở rộng thẩm quyền của
đồng tín dụng theo hướng Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết các vụ án tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có lợi nhuận.
Thứ tư, bổ sung các quy định về thủ tục rút gọn đối với giải quyết tranh chấp HĐTD.
Đối với những tranh chấp HĐTD thu hồi nợ xấu mà chứng cứ rõ ràng, bị đơn có địa chỉ, lai lịch cụ thể, họ thừa nhận nghĩa vụ của mình trước nguyên đơn, nếu nguyên đơn xuất trình được chứng cứ bằng văn bản để chứng minh cho yêu cầu của mình và nếu như bị đơn cùng tất cả những người liên quan khác trong vụ tranh chấp không có sự phản đối về sự giả mạo của bằng chứng đó thì Toà án có thể khẳng định được tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin trong các văn bản đó. Do vậy, Toà án không phải mất nhiều thời gian để điều tra, xác minh mà vẫn có thể giải quyết đúng pháp luật vụ tranh chấp đó, đảm bảo giải quyết nhanh gọn, hiệu quả. Vì thế, có cơ chế để cán bộ Toà án có cơ sở để ban hành quyết định áp dụng thủ tục rút gọn đối với những những tranh chấp được áp dụng thủ tục này.
Về thời hạn chuẩn bị xét xử: Đối với những tranh chấp HĐTD nói chung áp
dụng thủ tục rút gọn thì thời hạn chuẩn bị xét xử là không quá 15 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án
Về thời hạn mở phiên toà xét xử sơ thẩm: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có
quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà.
Tại Tòa án cũng như cơ quan thi hành án, thời gian giải quyết yêu cầu của các đương sự theo quy đinh khá dài. Như vậy, không tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định đến quyền và lợi ích của các bên tranh chấp. Nên việc rút ngắn thời gian giải quyết vụ án, thi hành án là rất cần thiết. Hiện nay theo quy định của pháp luật thời gian giải một vụ án dân sự nói chung, tranh chấp hợp đồng dân sự vay tài sản nói riêng là từ 4 – 6 tháng. Tùy theo từng vụ án, từng tình tiết đơn giản hay phức tạp của vụ án hoặc tùy từng trường hợp đương sự có đơn yêu cầu tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi có lý do chính đáng… thì vụ án có thể kéo dài lâu hơn 6 tháng hoặc trước thời gian nói trên. Để đảm bảo quyền lợi cho các bên tranh chấp thì pháp luật cần sửa đổi theo hướng rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp ở Tòa án xuống từ 4 – 6 tháng xuống còn 3 - 4 tháng hoặc dưới 3 tháng. Thời gian thi hành án khi có bản án hoặc quyết định có hiệu lực cũng cần được rút ngắn nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên, bên cạnh đó cũng tránh trường hợp cán bộ giải quyết vụ án lơ là trong công việc