5. BỐ CỤC
2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế khó khăn trong quá trình tư vấn giải quyết tranh
tranh chấp hợp đồng tín dụng tại công ty Luật TNHH Quốc Cường
Một là, chưa có sự thống nhất trong những quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng
Việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng tính dụng hiện nay được quy định khá nhiều trong các văn bản pháp luật khác nhau nên khó tránh khỏi sự chồng chéo, không thống nhất giữa các văn bản. Tuy khá đầy đủ nhưng chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện. Điều đó gây khó khăn cho việc giải quyết của Tòa án khi có tranh chấp xảy ra. Ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên.
Những quy định của pháp luật liên quan về cho vay, pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm và các biện pháp đảm bảo tiền vay có những điểm còn chưa hợp lý. Điều đó gây khó khăn cho việc giải quyết của Tòa án khi có tranh chấp xảy ra, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên trong vụ án và dẫn đến đưa ra một bản án chưa mang tính thuyết phục.
Hai là, ý thức của người đi vay còn hạn chế. Trong quá trình tiếp cận thực tế giải
quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo ủy quyền tại Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn Quốc Cường thì bản thân tôi nhận thấy rằng nguyên nhân chủ yếu xảy ra tranh chấp đa phần là do ý thức của người đi vay còn hạn chế. Mức độ am hiểu pháp luật chưa cao dẫn đến thực trạng là người đi vay không nhận thức được nghĩa vụ trả nợ của mình nợ khi đến hạn, khi người đi vay nhận biết được nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn thì người đi vay lại cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ... Có trường hợp bên đi vay còn bỏ trốn khỏi nơi cư trú nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Từ ý thức trách nhiệm của bên vay không đảm bảo nên việc đảm bảo thu hồi vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Từ việc thiếu ý thức của người đi vay đã ảnh hưởng không
nhỏ đến lợi ích của ngân hàng và người đi vay trong mục tiêu kinh doanh, sản xuất của mình.
Nhiều vụ án có tính chất phức tạp, các khoản vay nợ với số tiền lớn nhưng bị đơn không hợp tác trong công tác xác minh. Vắng mặt trong các phiên hòa giải, phiên tòa xét xử làm cho vụ án kéo dài thời gian giải quyết. Trong một số vụ án bị đơn đã đi khỏi nơi cư trú hoặc chuyển nơi cư trú khiến cho quá trình xác minh thông tin và địa chỉ của các luật sư gặp nhiều khó khăn. Và ảnh hưởng đến việc tống đạt giấy tờ của Tòa án.
Ba là, trình độ năng lực của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.
Trình độ năng lực của nhân viên đại diện trong quá trình giải quyết hồ sơ bằng biện pháp tố tụng tại tòa án còn nhiều bất cập.
Nhân viên đại diện thường có vai trò đại diện cho nguyên đơn là ngân hàng trong các phiên tòa giải quyết tranh chấp. Do đó, để giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo ủy quyền và thu hồi nợ cho ngân hàng cần phải có một vốn kiến thức vững chắc, am hiểu pháp luật và phải luôn cập nhập được kiến thức mới, thường xuyên được bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ.
Thẩm phán là người trực tiếp giải quyết vụ án. Nên việc am hiểu và cập nhật kịp thời những quy định của pháp luật đối với thẩm phán là rất quan trọng. Trong các tranh chấp về hợp đồng thì tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng thường có tính chất phức tạp hơn cả, nên thực tế đòi hỏi thẩm phán cần bổ sung, bồi dưỡng thêm kiến thức mới. Vì tranh chấp hợp đồng tín dụng ở Tòa án huyện xảy ra không nhiều nên các thẩm phán không thường xuyên giải quyết - dẫn đến kinh nghiệm chưa nhiều trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng. Có thể việc nắm bắt toàn bộ các quy định trong Luật các Tổ chức tín dụng, Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn chưa vững chắc, các thẩm phán xét xử chủ yếu dựa vào quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015. Điều đó giúp ta nhận thấy rằng với những hạn chế về kiến thức tín dụng của thẩm phán nên đánh giá từ mặt khách quan đây cũng là một trong những khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân.
Bốn là, quy trình giải quyết tranh chấp còn bất cập
Khó khăn đáng lưu ý trong quá trình giải quyết tranh chấp là chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan. Các văn bản quy định về giao dịch bảo đảm chưa đồng bộ, chưa thống nhất giữa các văn bản dẫn tới kẻ xấu lợi dụng kẻ hở này của pháp luật để kiếm lợi trái với quy định pháp luật của nhà nước.
Năm là, thủ tục giải quyết tranh chấp mất nhiều thời gian
Các bên trong hợp đồng tín dụng thông thường khi có tranh chấp xảy ra thì các bên chọn phương pháp giải quyết đầu tiền đó là tự thỏa thuận với nhau về việc trả nợ. Nếu hai bên không thể tự thỏa thuận với nhau được thì phương thức lựa chọn để giải quyết cuối cùng là làm đơn khởi kiện ra Tòa án. Bởi vì thủ tục giải quyết ở Tòa án theo theo định của pháp luật thì thời gian để giải quyết xong một vụ án thường là từ 4 đến 6 tháng, có thể nhanh hơn, hoặc kéo dài đến hơn 6 tháng hoặc đến vài năm nếu bị đơn trì hoãn (có đơn xin Tòa án tạm ngưng giải quyết vụ án và được Tòa án chấp nhận).
Khi Tòa án đã có bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật, thì ngân hàng phải làm các thủ tục như làm đơn yêu cầu thi hành án, tiếp theo là các thủ tục như Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án, bên phải thi hành án theo pháp luật quy định là được phép tự nguyện thi hành án trong một thời gian nhất định, nếu không tự nguyện thi hành thì hết thời gian tự nguyện thi hành án cơ quan thi hành án tiến hành làm việc và cưỡng chế nếu bên phải thi hành án không giao tài sản.
Qua phân tích trên, ta nhận thấy rằng từ thủ tục giải quyết vụ án cho đến thủ tục thi hành án khá nhiều thủ tục, thời gian kéo dài…có thể ảnh hưởng đến quyền lợi về thời gian, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay, kinh doanh, sản xuất… của ngân hàng cũng như khách hàng đi vay.
Ngoài ra, công tác thụ lý và giải quyết theo thủ tục phúc thẩm còn chậm. Đối với công tác giám đốc thẩm, tái thẩm và giải quyết khiếu nại vẫn chưa đảm bảo được những quy định của pháp luật.
Sáu là, hoạt động cung cấp chứng cứ, tài liệu và việc chứng minh của các chủ thể liên quan, nhất là các đương sự
Trong quá trình xử lý nợ xấu theo ủy quyền, trong công tác tham gia tố tụng tại tòa án các vụ án dân sự tranh chấp hợp đồng tín dụng thu hồi nợ về cơ bản đã đảm bảo tuân thủ pháp luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn có một số khó khăn, vướng mắc, nhất là trong việc thu thập chứng cứ từ Ngân hàng.
Trước Toà án, nếu các đương sự không chứng minh được sự tồn tại quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì không thể thuyết phục được Toà án bảo vệ quyền cho mình. Vì trên thực tế, các Toà án cũng có thể có sai lầm trong việc xác định các tình tiết, sự kiện của vụ tranh chấp. Do vậy, chứng minh không chỉ có ý nghĩa bảo đảm quyền cho đương sự mà còn có ý nghĩa giúp Hội đồng xét xử có những căn cứ pháp lý để giải quyết vụ án một cách chính xác và đúng luật.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, do việc nghiên cứu tài liệu, chứng cứ không đầy đủ, rõ ràng, đánh giá chứng cứ không đúng với sự thật khách quan… dẫn đến nhiều phiên toà vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và kết quả là bản án được tuyên bị huỷ vì vi phạm thủ tục tố tụng.